Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/12/2022, 11:54 AM

Phật giáo trong vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Với tinh thần “Từ bi – Trí tuệ”, kế thừa truyền thống “hộ quốc an dân”, Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều lượt tuyên truyền, giáo hóa Tăng Ni, Phật tử tuân thủ các quy định của Pháp luật, tham gia tích cực công tác bảo vệ môi trường.

Audio
Ảnh bìa

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn nên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của đất nước. Một nguyên nhân chủ yếu hiện nay là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ người Việt Nam 

Bìa phần 1

 Nhìn lại lịch sử Phật giáo, chúng ta thấy những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật luôn trực tiếp gắn liền với thiên nhiên: Đức Phật đản sanh tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gắn với hình ảnh hoàng hậu Maya vịn tay vào cây Vô Ưu trong bối cảnh vườn cây xanh mát; Đức Phật thành đạo sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bodhi (Bồ đề), bên bờ sông Naranjana (Ni Liên Thiền) hay sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn trong rừng cây Sala. Từ sự kiện Phật đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, hay nhập diệt đều gắn với bối cảnh thiên nhiên hoang dã. Do vậy, thiên nhiên đã trở nên gần gũi với Phật giáo hơn bao giờ hết.Nhìn lại lịch sử Phật giáo, chúng ta thấy những sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật luôn trực tiếp gắn liền với thiên nhiên: Đức Phật đản sanh tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gắn với hình ảnh hoàng hậu Maya vịn tay vào cây Vô Ưu trong bối cảnh vườn cây xanh mát; Đức Phật thành đạo sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bodhi (Bồ đề), bên bờ sông Naranjana (Ni Liên Thiền) hay sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn trong rừng cây Sala. Từ sự kiện Phật đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, hay nhập diệt đều gắn với bối cảnh thiên nhiên hoang dã. Do vậy, thiên nhiên đã trở nên gần gũi với Phật giáo hơn bao giờ hết.

Phần 1 - Ảnh 1

Từ xa xưa, các vị cao tăng lỗi lạc của các triều đại trong Phật giáo đã có công dựng cây giữ núi rừng, cải tạo sông ngòi, đắp cầu, đắp đường, nâng niu tài nguyên. Dù thuật ngữ “bảo vệ môi trường” không có từ xa xưa, nhưng những gì họ nói và làm trong suốt cuộc đời của họ có thể nói là luôn gắn liền với việc bảo vệ thiên nhiên, góp phần cân bằng và cải thiện môi trường sống. 

Không chỉ qua hành động, Phật giáo truyền bá những giá trị qua những điều răn dạy khởi phát từ sâu trong cốt lõi giáo lý và giáo luật. Phật Giáo luôn răn dạy con người cần có thái độ trân trọng những giá trị mà thiên nhiên mang lại thay vì khai thác một cách mù quáng, thỏa mãn dục vọng hưởng thụ tầm thường. 

Bìa phần 2

Trước hết, theo Thuyết Duyên Khởi, hay Lý Nhân Duyên, những gì diễn ra trong cuộc sống đều liên tục biến thiên theo quy luật “Thành - Trụ - Hoại - Không”, tức là không gì là cố định, mọi vật đều được sinh ra, phát triển và suy tàn. Nhân tố tác động vào quá trình này chính là quy luật nhân - duyên, mà ở đó, “nhân” là nguyên nhân, là “hạt giống” để từ đó phát triển thành “quả”. Còn về “duyên”, chính là những kích động, bổ trợ trong quá trình “nhân” chuyển thành “quả”. Một sự vật, sự việc có diễn ra, tồn tại hay biến mất, thay đổi chính là kết quả của sự tương tác giữa “nhân” và “duyên”. Cụ thể hơn, mỗi hành động nhỏ của con người đều có thể là “nhân” hoặc “duyên” tác động đến tương lai tốt đẹp hay xấu xí.  Về cơ bản, theo Kinh Đạo Can, Đức Phật giảng về nguyên tắc của Thuyết Duyên Khởi là “Do cái này có nên cái kia có; do cái này sinh nên cái kia sinh”. Liên hệ với vấn đề bảo vệ môi trường, có thể lấy ví dụ là từ cái “nhân” bảo vệ môi trường, con người nhận được “quả” là môi trường sống thư thái, trong lành, sức khỏe được cải thiện. Từ “nhân” phá hủy thiên nhiên, con người nhận được “quả” là môi trường ô nhiễm, căng thẳng, sức khỏe sa sút. 

Cụ thể hơn, bản thân Thuyết Duyên Khởi cũng quan niệm rằng đời sống con người và môi trường có quan hệ tương hỗ. Thiên nhiên được xem như là “đại diện” cho con người. Nếu con người không bảo vệ, gìn giữ môi trường thiên nhiên xung quanh thì chính con người sẽ phải chịu ảnh hưởng đầu tiên. Tức là, bảo vệ, gìn giữ môi trường, cũng là bảo vệ chính con người, nhân loại, cũng là bảo vệ Đức Phật. Từ đó, Thuyết Duyên Khởi răn dạy con người biết yêu thương, chia sẻ không chỉ với đồng loại, mà còn với thiên nhiên, cuộc sống xung quanh. 

Tựu chung lại, Phật giáo quan niệm mọi sự là vô thường. Vạn vật sinh thành hay diệt vong là do nhân duyên ảnh hưởng. Lý Nhân Duyên hay Thuyết Duyên Khởi làm cho ta thấy con người là một đấng tạo hoá làm chủ vận mệnh của mình. Cuộc đời con người hoan hỉ hay u sầu đều do nhân và duyên mà chúng ta “gieo trồng”.

Phần 2 - Ảnh 1

Chính bởi lẽ đó, Đức Phật nói chung và thuyết Duyên Khởi nói riêng răn dạy các cá nhân phải có lối sống thiện lành, có tâm hồn từ bi, không ngần ngại trao gửi yêu thương, trân trọng hạnh phúc, niềm vui của cả bản thân lẫn cộng đồng, an nhiên mà sống, không chấp trước, hay để bản thân bị tác động bởi sự vô thường của cuộc sống, đừng tham lam hư vinh, vật chất mà hy sinh môi trường sống xung quanh. Dưới góc nhìn giáo lý căn bản “Tứ diệu đế” của nhà Phật Bàn bàn luận về vấn đề môi trường, những hiện tượng thời tiết cực đoan, suy thoái môi trường sống hiện là vấn đề toàn cầu, đặt ra những động lực thúc đẩy những người làm công tác tôn giáo tìm kiếm các tài nguyên trong tôn giáo để giải quyết những nguyên nhân căn bản của cuộc khủng hoảng. Riêng về phần mình, Phật giáo và sinh thái có những sợi dây liên kết. Điều này được thể hiện rõ trong các lời dạy của Đức Phật trong “Lý nhân duyên” và cả trong “Tứ Diệu đế”. 

Các vấn đề môi trường ngày nay đều là hậu quả từ sự tàn phá, khai thác quá mức bắt nguồn từ sự tham lam, ích kỷ của con người. Với tư tưởng hưởng thụ, con người không ngần ngại khai thác đến mức tận diệt nhiều loại tài nguyên, mà không xây dựng những kế hoạch cải tạo. Từ chặt cây, phá rừng, giết hại các loài động vật, đến nhu cầu khai thác năng lượng, chất đốt, thải các nguồn hóa chất ô nhiễm độc hại ra môi trường. Con người với “nhân tham” là tác nhân chính dẫn đến sự suy thoái môi trường, tàn phá hệ thực và động vật. Cũng từ nguyên nhân môi trường sống bị phá hủy, nhân loại lại phải đối mặt với nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Khí hậu biến đổi bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão lụt, nắng nóng, hạn hán, đây chính là “quả báo” bất thiện của “nhân” không bảo vệ môi trường mà ra. Những hậu quả này là do thái độ nhận thức yếu kém, ích kỷ đối với môi trường và lối sống hưởng thụ của con người gây nên.

Phần 2 - Ảnh 2

Từ hiện thực vấn nạn môi trường, khi soi chiếu qua lăng kính Phật Giáo, dễ dàng nhận thấy ô nhiễm môi trường suốt phát từ nhân “tham” của con người. Nhân “tham” là một trong 8 loại đau khổ (Khổ đế) xét theo giáo lý căn bản của Tứ Diệu đế. Từ đó, khi chúng sinh muốn tìm thấy niềm an vui, hành phụ thì cần phải diệt trừ tận gốc nỗi khổ đau đến từ nhân “tham” này. Đồng thời, nếu muốn đạt được những mong muốn đó, chúng sinh cũng cần lựa chọn những phương pháp loại trừ khổ đau phù hợp trong Đạo đế. Nơi mà, tất cả các phương pháp đều hướng đến đời sống giản dị, sống điều độ, không bị tham dục chi phối và hài lòng với những gì đang có, giúp cho Đức Phật và các đệ môn luôn an lạc và thảnh thơi. 

Bên cạnh giáo lý, những tư tưởng hướng đến bảo vệ và nâng niu thiên nhiên cũng được ẩn sâu trong Giáo luật Phật Giáo vốn được tạo nên để hướng đến chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, vô ngã, vị tha, hỷ xả để đạt tới giác ngộ và giải thoát.

Khởi điểm từ sâu trong cốt lõi, Phật Giáo đã tập trung vào ý nghĩa nhân đạo với môi trường bằng quan điểm mọi chúng sinh đều bình đẳng và mạng sống mang tính luân hồi: “Loài vô tình có tính giác”. Ngay từ ngũ giới đầu tiên “Không sát sinh”, Phật giáo đã răn dạy: Các loài sinh vật đều mang cho mình sự sống. Dù là mạng sống của con người hay vật đều đáng giá, trân quý như nhau nên con người cần phải biết yêu thương, xót thương cho cả những sinh vật khác. Sát hại tê giác để buôn bán sừng trái phép, tước đoạt mạng sống của gấu để lấy mật, thải rác bừa bãi, chặt phá rừng khiến hủy hoại môi trường sống của các sinh vật, tất cả những hành động này dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều là sát sinh, cũng đều sẽ phải chịu nghiệp báo bởi lẽ “Hại người/vật vô tội cũng giống như ném bụi ngược gió với kết quả là ta phải chịu hậu quả của hành động mình" ̣(theo Hòa thượng Thích Minh Châu). Như một phần của luật nhân quả, cuộc sống con người cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hệ sinh thái dần mất cân bằng, và con người là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Đại dịch Covid-19 - bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật cũng chính là một minh chứng rõ ràng cho việc con người phải trả giá cho nghiệp “sát sinh”.

Phần 2 - Ảnh 3

Khai thác tài nguyên vô độ chính là tham lam. Nhân thức được những hậu quả khi tàn phá thiên nhiên nhưng vẫn làm, đó là si mê. Theo Báo cáo, Tài nguyên biển Việt Nam đang bị khai thác quá mức, từ cỏ biển, rừng ngập mặn, các rạn san hô, đên các loài sinh vật biển đều đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng. Theo hiện trạng Môi trường biển đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020, cỏ biển trên vùng biển Việt Nam được ước tính đã mất 40-60%, rừng ngập mặn đến 70%, các rạn san hô bị phá hủy không có khả năng tự hồi phục chiếm 11%. Giờ đây hầu như không còn những rừng ngập mặn nguyên sinh. Những điều này dẫn dến sự suy giảm và biến mất của các nơi sinh sống và sinh sản cho thủy sinh. Trữ lượng thủy sản giảm đi, đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả cũng là chính con người.

Theo luật “nhân quả” của nhà Phật, con người nếu biết tu dưỡng nghiệp thiện, gây nhân tốt (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm) thì sẽ gặt hái được quả ngọt. Con người đối với môi trường thiên nhiên cũng vậy. Có một lối sống nhân văn, nhân đạo trong ứng xử hài hòa với thiên nhiên, biết tôn trọng sinh mệnh của vạn vật, một lối sống giản dị, tiết kiệm với môi trường, hài hòa danh lợi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và động vật cũng chính là đang khởi duyên tốt, nhận quả ngọt, theo quan niệm Phật Giáo.

Bìa phần 3

Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, với mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa song bên cạnh đó Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường gay gắt. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt ra và ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sự cân bằng cho cuộc sống của người dân. 

Hiện nay các hoạt động vô ý thức, thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần phá hoại môi trường tự nhiên. Có thể kể đến các hành động như tình trạng du canh du cư, khai thác gỗ vô tổ chức, xây dựng thuỷ điện… chưa theo quy hoạch thống nhất hay vấn đề quy hoạch đất đai chưa hợp lý dẫn đến sự lãng phí nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Tính đến tháng 7/2022, Việt Nam có tổng số hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước, trong đó khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung chiếm hơn 60%, tại các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và hệ thống xử lý nước thải và chất thải chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết nước thải đều nhiễm dầu mỡ, hoá chất tẩy rửa, hoá phẩm nhuộm… chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến con người, hệ sinh thái và môi trường. Bên cạnh đó, theo thống kế của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề và riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên, những làng nghề hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường chiếm 95% trong đó hơn 50% gây ô nhiễm ở mức nghiêm trọng và đáng báo động.   

Phần 3 - Ảnh 1

Về nồng độ bụi mịn ở đô thị vượt quá chỉ tiêu cho phép nhiều lần. Nồng độ khí thải CO2 tại các thành phố lớn, khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 - 2.5 lần. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn đang là vấn đề nhức nhối đối với đô thị và các khu dân cư. Khai thác mỏ, khai thác vật liệu xây dựng, khai thác vàng hay đá quý… có quy mô tổ chức và tự do cũng là vấn đề đang nhận được sự quan tâm cao từ Chính phủ và người dân do sự huỷ hoại môi trường sinh thái từ các vấn đề này đã và đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Hơn nữa, nhiều lĩnh vực khai thác như khai thác đánh bắt cá tại một số vùng với việc sử dụng mìn đang phá hoại sự cân bằng hệ sinh thái môi trường.  

Những thực trạng và vấn đề đe dọa đến môi trường kể trên cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang đặt ra những thách thức đối với với sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong thời gian tới khi Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước chịu tác động mạnh nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. 

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến các vấn đề như bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc quản lý tài nguyên, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách và chiến lược nhằm xử lý kịp thời những vấn đề môi trường đặt ra. Cụ thể: 

Từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến nay, Phật giáo Việt Nam đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc. Trải qua mỗi thời kỳ, tăng ni, phật tử Việt Nam luôn thực hiện lời Phật dạy, tích cực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội, trong đó bao gồm cả vấn đề bảo vệ môi trường. Tính đến năm 2020, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có khoảng 55.000 tăng ni, quản lý khoảng 18.000 cơ sở tự viện, tịnh thất, niệm Phật đường trên toàn quốc, đây chính là nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại đất nước ta. 

Là một tôn giáo truyền thống của người Việt Nam với tổng nguồn lực lên tới hơn 4.6 triệu tín đồ (theo số liệu năm 2020), Giáo hội Phật giáo luôn hướng con người đến lối sống mà trong đó, con người cần gắn bó và thân thiện với thiên nhiên; biết trân quý thiên nhiên. Bởi lẽ, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên luôn khăng khít, bình đẳng và có tác động tương hỗ nhau. Có thể thấy trong giáo lý, kinh sách của Phật giáo luôn chứa đựng những tư tưởng, những bài học sâu sắc về ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Nhằm cụ thể hóa những tư tưởng ấy thành hành động, Phật giáo đã có những hoạt động, việc làm ý nghĩa.

Phần 3 - Ảnh 3

Cụ thể, nhân ngày Phật đản năm 2011, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Nguyên Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gửi thông điệp về vấn nạn môi trường và kêu gọi các Phật tử chung tay bảo vệ môi trường: “Thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, tác hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường, nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, nhiệt độ trái đất tăng, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, sóng thần, động đất, nước biển dâng,… đang là những thảm họa đe dọa đến an nguy của sự sống con người… Hơn lúc nào hết, tôi kêu gọi mỗi Tăng ni, Phật tử cần phải hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật Đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên, để chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường xã hội và sự an nguy của trái đất, đó là việc làm thiết thực để kính dâng ngày đản sinh Đức Từ Phụ của chúng ta".

Tại Hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu" trong năm 2015, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã thay mặt Giáo hội trực tiếp ký kết “Chương trình phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020)” với Bộ TN&MT, lãnh đạo của 39 tổ chức tôn giáo khác nhau và lãnh đạo của MTTQ Việt Nam nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho tăng ni, phật tử và người dân tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể: “Không sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, biết tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng sinh học và sinh mệnh của muôn loài, nhằm giữ gìn sự cân bằng của hệ môi trường sinh thái. Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, không đốt vàng mã nơi thờ tự,...” Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN qua đó đã đề nghị các chư tôn đức tăng, ni nêu cao tinh thần Bồ Tát đạo, tuyên truyền và hướng dẫn đồng bào phật tử loại bỏ hình thức mê tín dị đoan và đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Đồng thời, loại bỏ các hình thức được cho là trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam 

Vào cuối năm 2021, để tích cực hưởng ứng phong trào do Bộ TN&MT đề ra về “chống rác thải nhựa”, thông qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, GHPGVN kêu gọi người dân sử dụng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông tự phân hủy thay vì sử dụng túi nilon; thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần như: ống hút, chai nước suối, bát, đĩa, cốc, thìa… bằng việc sử dụng cốc sứ, cốc hoặc bình thủy tinh khi tổ chức hội họp và tiếp khách.  

Phần 3 - Ảnh 4

Để công tác bảo vệ môi trường trở nên thiết thực hơn, bên cạnh việc tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của Phật tử một cách thuần túy, các thiền viện Phật giáo cũng chú trọng vào kiến tạo các không gian xanh và thanh tịnh tại nơi thờ tự. Có thể nói, mô hình cảnh quan “rừng thiền” cùng với cây cối xanh tươi, hồ nước sạch và không khí trong lành, mát mẻ mà các tự viện hiện đang sở hữu hiện đã trở thành khu văn hóa tâm linh, giúp gắn kết con người với môi trường tự nhiên, theo đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 

Ngoài ra, như Hòa thượng Thích Tâm Pháp từng nói: “Thực hiện lời Phật dạy, người Phật tử chúng ta nên bắt tay vào việc trồng cây xanh tạo thêm bóng mát để kích thích xã hội làm sạch môi trường. Mỗi người một tay, mỗi người một câu, mỗi chùa một khuôn viên xanh nhỏ thì lo gì không có những vườn cây tươi mát cho thế hệ ngày mai". Theo đó, trong ngày lễ hội Phật giáo, tất các Tăng ni, Phật tử tại các thiền viện đều được vận động tham gia vào phong trào “trồng cây phúc đức” và “trồng cây trí đức”, cùng với đó là loại bỏ tục lệ “hái lộc, bẻ lộc” như trước đây. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều thiền viện được xây dựng ngay cạnh rừng để có thể đảm trách thêm nhiệm vụ bảo vệ rừng cũng như bảo tồn các loài động vật hoang dã. 

Có thể thấy trong những năm vừa qua, nhằm đối mặt với việc vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn tích cực gắn bó, chia sẻ với dân tộc, bên cạnh đó, chung tay cùng Nhà nước nhằm bảo vệ môi trường. Qua đó, hướng tới một trái đất mãi xanh và con người sẽ được sống an lạc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Đình Hòe (2012). Bảo vệ môi trường và đạo Phật ở Việt Nam: Môi trường trong kinh sách và trong thuyết giảng của các vị tăng ni và cư sĩ. Truy cập tại: http://vacne.org.vn/bao-ve-moi-truong-va-dao-phat-o-viet-nam-bai-6-%E2%80%93-moi-truong-trong-kinh-sach-va-trong-thuyet-giang-cua-cac-vi-tang-ni-va-cu-si/28287.html

Thu Hà (2015). Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đảng Cộng sản. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/phat-huy-vai-tro-cua-cac-ton-giao-tham-gia-bao-ve-moi-truong-va-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-337958.html

Trần Linh Chi, Nguyễn Song Tùng, Truyền thông môi trường trong tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2014.

TS. Phạm Thanh Hằng (2022). Bảo vệ môi trường từ góc nhìn Phật giáo. Báo Tài nguyên và môi trường, Truy cập tại: https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ve-moi-truong-tu-goc-nhin-phat-giao-335597.html 

HT. Thích Huệ Nông (2022). Đạo Phật và môi trường. Phật giáo Việt Nam. Truy cập tại: https://phatgiao.org.vn/

Lan Chi (2021). Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi bảo vệ môi trường. Báo Tài nguyên & Môi trường. Truy cập tại:  https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/

Hà Thị Xuyên (2016). Phật giáo với sứ mệnh bảo vệ môi trường. Báo Đại đoàn kết. Truy cập tại: http://daidoanket.vn/mat-tran/

Thiện Minh (2021). Giáo hội Phật giáo Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường. Phật Giáo Việt Nam. Truy cập tại: https://phatgiao.org.vn/

Thích Hạnh Chơn (2021). Cuộc đời đức Phật và môi trường. Phật giáo Việt Nam. Truy cập tại: https://phatgiao.org.vn/ 

Trần Phương Lan (2010). Phật giáo, Sinh Thái Học Và Đạo Đức Toàn Cầu. Thư viện Hoa Sen. Truy cập tại: https://thuvienhoasen.org/

Hải Thanh (2022). Tài nguyên biển Việt Nam đang bị khai thác quá mức và thiếu tính bền vững. Quản lý môi trường và đô thị. Truy cập tại: http://quanly.moitruongvadothi.vn/30/24349/Tai-nguyen-bien-Viet-Nam-dang-bi-khai-thac-qua-muc-va-thieu-tinh-ben-vung.aspx

Thiện Phúc (2022). Chế ngự tham lam, sân hận, si mê, đố kỵ. Phật giáo. truy cập tại: https://phatgiao.org.vn/che-ngu-tham-lam-san-han-si-me-do-ky-d53616.html 

Nguyễn Văn Thanh (2019). Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Tạp chí Môi trường. Truy cập tại: tapchimoitruong.vn/phap-luat--chinh-sach-16/Giáo-hội-Phật-giáo-Việt-Nam--Tích-cực-tham-gia-bảo-vệ-môi-trường-và-ứng-phó-với-biến-đổi-khí-hậu-18436 

Ngô Văn Trân (2013). Phật giáo với bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Nghiên cứu Tôn giáo. Truy cập tại: http://vnctongiao.vass.gov.vn/pages/Default.aspx 

Bài viết: Ngọc Thảo, Thành Duy, Hải Linh, Quỳnh Chi, Yến Vy, Phương Lan

Thiết kế: Linh Hiếu

Nhóm tác giả (có nền)

Bài nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm sinh viên trường Học viện Ngoại giao Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sống Đẹp

Mộc Lan thắp lên sự sống

Môi trường 09:01 26/03/2024

Nắng ấm, sương tan, vài giọt đọng lại còn vương trên những đóa mộc lan. Nụ hoa cứng cáp ngày nào giờ đây đã bung ra chiếc vỏ lụa nâu sẫm cho từng cánh hoa bắt đầu hé nở, vươn mình múa ca trong không gian thênh thang, xanh tươi cỏ cây.

Nắng nóng năm nay sẽ gay gắt hơn

Môi trường 08:50 23/03/2024

Số đợt nắng nóng năm nay có thể nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Mỗi năm trung bình cả nước có 15 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.

Rất nhiều sinh vật trên trái đất đã yêu thương ta một cách vô điều kiện

Môi trường 12:38 17/03/2024

Ta nên học cách thương yêu không điều kiện đối với mọi loài chúng sanh trên trái đất để chúng có cơ hội vui hưởng trọn vẹn đời sống của chúng.

Lào Cai: Phật giáo bàn giao quế giống cho dân

Môi trường 08:43 13/03/2024

Phân ban Hướng dẫn chuyên nghiệp Phật tử Trung ương, Phân ban Hướng dẫn Phật tử dân tộc Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng phối hợp chính quyền xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) cùng Hội Nông dân của huyện vừa phát động trồng cây, hôm 12/3.

Xem thêm