Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật giáo và quyền con người: Những giá trị đạo đức nhân văn cao đẹp

Ngày 17/5, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp với Viện Trần Nhân Tông - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo Phật giáo và quyền con người.

Mục đích và ý nghĩa của hội thảo là nhằm nghiên cứu, làm rõ những giáo lý của Phật giáo với những ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về nhân quyền.

Hoà thượng Thích Thanh Quyết.

Hoà thượng Thích Thanh Quyết.

Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội cho biết, mục đích và ý nghĩa của hội thảo là nhằm nghiên cứu, làm rõ những giáo lý của Phật giáo với những ý nghĩa thực tiễn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về nhân quyền.

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Báo cáo đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, chủ đề của hội thảo đã phản ánh mối liên hệ sâu sắc giữa đạo và đời, thể hiện tâm nguyện của các cơ quan đồng tổ chức trong việc kết nối và làm sáng tỏ hai vấn đề rất quan trọng, không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới, đó là: Các quyền con người với tính chất là những giá trị phổ quát, là ngôn ngữ, mục tiêu chung của toàn nhân loại; Phật giáo, với triết lý sống hàm chứa những giá trị đạo đức nhân văn hết sức cao đẹp.

Theo bà Quế Anh, hội thảo đặt ra hai mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất là sự tương đồng và đặc biệt là các giá trị nhân đạo, nhân quyền trong giáo lý của Phật giáo; thứ hai là việc vận dụng giáo lý của Phật giáo để làm sáng tỏ các giá trị nhân đạo, nhân quyền trong xã hội.

Bà hy vọng, các ý kiến được gửi tới cũng như phát biểu trực tiếp tại hội thảo sẽ góp phần giải quyết một phần những câu hỏi quan trọng này. 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Bảo, Viện Trần Nhân Tông - Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, đi sâu nghiên cứu, ông nhận thấy Phật giáo có ảnh hưởng đến những quyền lợi của người dân trong chính sách tạo lệ thời Lê Trung Hưng. 

Thứ nhất, giá trị di sản văn hóa của những di tích khiến triều đình đưa ra chính sách tạo lệ, ban cấp đặc quyền và ngoại lệ cho người dân để gắn nghĩa vụ chăm lo bảo tồn di tích, phụng thờ danh nhân.

Thứ hai, bản thân tín đồ Phật giáo cũng tham gia trực tiếp vào quá trình xin triều đình ban cấp lệnh chỉ để nhận được những đặc quyền và ngoại lệ trong chính sách tạo lệ. 

Theo ông Bảo, từ những đúc rút trên sẽ đặt ra vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với pháp luật trong thời đại hiện nay, đặc biệt là làm sao quản lý hiệu quả di tích tự viện, khai thác và phát huy những giá trị của nó.

Từ góc nhìn về triết lý nhân sinh - triết lý văn hoá của Phật giáo, Đại đức Thích Nguyên Toàn (Học viện PGVN tại Hà Nội) cho rằng, quyền con người về văn hoá dưới góc nhìn Phật giáo sẽ bao gồm: Con người được tôn trọng và phát huy những giá trị của mình, tự do trong đời sống, không phân biệt địa vị, tôn giáo và sắc tộc; con người cần phải sống tự do, tự do theo hướng chân-thiện-mỹ, tự do phát triển và nâng cao giá trị chân thật…

Ảnh: Học viện PGVN

Theo VietNamNet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền sư Vạn Hạnh: Như sương trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng

Nghiên cứu 11:13 15/11/2024

Thiền sư Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt” (TUTA). Sau khi Thiền Ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo

Nghiên cứu 09:46 14/11/2024

Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.

Tất cả các pháp đều từ tâm sinh

Nghiên cứu 13:19 13/11/2024

Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.

Xem thêm