Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/02/2020, 16:32 PM

Phật giáo và Y học

Hàng ngàn năm qua, việc chữa bệnh cứu người gắn liền với truyền bá học thuyết Phật giáo đã khiến cho y học Phật giáo không ngừng phát triển.

> Đọc thêm loạt bài về giáo lý Phật giáo tại đây

Phật giáo cho nhân sinh là bể khổ, sinh lão bệnh tử là một quá trình không dứt của đau khổ. Bệnh tật là chỗ "khổ" nhất, trực tiếp giày vò thân tâm, cho nên cứu 1 mạng người hơn xây 7 toà tháp. Hàng ngàn năm qua, việc chữa bệnh cứu người gắn liền với truyền bá học thuyết Phật giáo đã khiến cho y học Phật giáo không ngừng phát triển.

Đức Phật là lương y đệ nhất thế gian

Đức Phật không chỉ là một đại y vương giỏi chữa lành bệnh tật thân thể của chúng sinh, Ngài đặc biệt còn là một bậc y sư chuyên về tâm lý khéo léo đối vời việc trị liệu các chứng tâm bệnh của chúng sinh.

Đức Phật không chỉ là một đại y vương giỏi chữa lành bệnh tật thân thể của chúng sinh, Ngài đặc biệt còn là một bậc y sư chuyên về tâm lý khéo léo đối vời việc trị liệu các chứng tâm bệnh của chúng sinh.

Đức Phật lúc còn trẻ tuổi từng học qua Ngũ minh, một trong ngũ minh là Y phương minh, sự sáng suốt về phương pháp trị bệnh. Căn cứ những ghi chép của kinh điển, trong hàng đệ tử của Đức Phật có Kỳ-bà, danh y thời đại Đức Phật, từng dựa vào những chỉ thị của Ngài để hoàn thành rất nhiều phương cách chữa trị xuất sắc; ví dụ, sau khi chẩn đoán người bệnh bị tắc đường ruột, trước hết, người y sĩ thực hiện việc gây tê, cùng vá lại phần ổ bụng, hoàn thành công việc trị liệu: đây chính là kỹ thuật giải phẩu mổ bụng thuộc ngoại khoa trong y học hiện đại.

Trong lịch sử Phật giáo, đa số chúng Tăng thông đạt y phương minh, đã từng xuất hiện không ít y Tăng tiếng tăm lừng lẫy, ví như Phật –đồ-trừng, Trúc-pháp-điều, Đơn-đạo-khai, Trúc-pháp-khoáng, Ha-la-kiết, Pháp Hỷ. Na-liên-đề-da-xá đời Tuy, Đạo Thuân ở núi Dương Đầu thuộc huyện Trạch Châu đời Đường, Đạo Tích chùa Phúc Thành quận Ích Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), Sa-môn Trí nghiêm ở Đan Dương, Sa môn Tăng Triệt ở huyện Giáng Châu…các Ngài đã không ngại khó khăn gian khổ cứu giúp chữa trị bệnh tật, hay tẩy rữa quần áo và đồ dùng hàng ngày cho những bệnh nhân, lòng từ cảm động lòng người.

Trong kinh điển Phật giáo, cũng không ít những tác phẩm chuyên ngành bàn đến lĩnh vực y dược, trong đó có đến hai mươi loại từ các lãnh thổ Ấn Độ, Tây Vực truyền vào Trung Quốc; bên cạnh đó, sách vở về y thuật do giới Tăng sĩ Trung Quốc sáng tác cũng ước chừng mười lăm loại. Trong Tam tạng mười hai bộ kinh điển, văn hiến, tài liệu về y học Phật giáo nhiều vô kể; chẳng hạn như trong Tăng nhất A hàm kinh ghi chép, Đức Phật có nói đến ba loại bệnh lớn là phong, đàm và rét, đồng thời nêu ra phương cách trị liệu; trong y dụ kinh, Đức Phật chỉ ra điều kiện đủ các bác sĩ, cho đến các hạng mục khi chăm sóc bệnh nhân cần tuân thủ; trong Phật y kinh, Đức Phật nói có mười nguyên nhân khiến con người bị bệnh; Ma-ha-chỉ quán chỉ ra rằng có sáu nguyên nhân tạo nên bệnh tật; Đại trí độ luận cho biết sự sản sinh của bệnh tật là do các nhân duyên ngoại tại hoặc nội tại tạo thành; Thanh tịnh đạo luận của Nam truyền cũng đề cập đến tám loại nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Ngoài ra, còn có các kinh, luật khác như: Phật thuyết chú xỉ kinh, Phật thuyết chú mục kinh, Phật thuyết chú tiểu nhi kinh, Chú thời khí bệnh kinh, Liệu bệnh trí kinh, Trị thiền bệnh bí yếu kinh, trừ nhất thiết tật bệnh a la ni kinh, Kim quang minh tối thắng vương kinh, Tứ phần luật, Ngũ phần luật, Thập tụng luật, ma ha tăng kỳ luật, vân vân và vân vân, tất cả cũng đều có nói đến vấn đề y dược.

Đức Phật không chỉ là một đại y vương giỏi chữa lành bệnh tật thân thể của chúng sinh, Ngài đặc biệt còn là một bậc y sư chuyên về tâm lý khéo léo đối vời việc trị liệu các chứng tâm bệnh của chúng sinh. Chính Đức Phật đã lập nên tám vạn bốn ngàn pháp môn như Tam học, Lục độ, Tứ vô lượng tâm, Ngũ đình tâm quán…những điều này không ngoài mục đích nhằm đối trị tám vạn bốn ngàn loại phiền não tật bệnh như tham sân si của chúng sinh.

Sự tương đồng giữa Y phương minh với Đông y

Về ký sinh trùng học, y học Phật giáo cũng có phát hiện độc đáo. Theo 'Thiền bệnh pháp yếu kinh' và 'Chánh pháp niệm xứ kinh' thì cơ thể là ổ vi trùng, có khoảng 80 loại, được miêu tả phù hợp với quan điểm của y học hiện đại.

Về ký sinh trùng học, y học Phật giáo cũng có phát hiện độc đáo. Theo "Thiền bệnh pháp yếu kinh" và "Chánh pháp niệm xứ kinh" thì cơ thể là ổ vi trùng, có khoảng 80 loại, được miêu tả phù hợp với quan điểm của y học hiện đại.

Trong "Ngũ minh" mà giáo đồ Phật giáo học có "Y phương minh" là tri thức y học. "Y phương minh" có hệ thống lý luận riêng có tác dụng chỉ đạo nhất định đối với vấn đề trị bệnh, bảo vệ sức khoẻ.

Từ thời Tam Quốc, Nguỵ Minh Đế, hai vị hòa thượng Ấn Độ là Nhương Na Bạt Đà La và Da Xá Quật Đa đã dịch "Ngũ minh luận" trong đó có "Ngũ minh phương". Từ cuối đời Hán đến Ngụy Tấn - Nam Bắc triều, sách Phật dịch có đến 1.621 bộ, 4.180 quyển trong đó có nội dung y học khá nhiều. Đại Tạng Kinh là bộ đại thành của kinh điển Phật giáo, nội dung có khoảng 400 bộ chuyên luận về y lý, có vệ sinh y dược, bệnh về sinh lý, ma thuật, tu tâm dưỡng tính, nội dung vô cùng phong phú, đến nay vẫn còn lưu truyền và vận dụng rộng rãi.

"Ngũ minh phương" của Phật giáo có sự ảnh hưởng qua lại với lý luận Trung y. Phật giáo cho rằng, thân thể con người là do "Tứ đại" (địa, thủy, hỏa, phong) cấu thành. Căn nguyên của mọi bệnh tật là do Tứ đại không điều hòa. "Sơ thì địa (đất) tăng mạnh khiến cho thân thể nặng nhọc, nhì là thủy (nước) chứa nhiều khiến chảy nước mắt nước mũi, ba là hỏa tịnh (lửa) khiến cho đầu nóng ran, tư là phong (gió) động mạnh khiến cho khí ngưng khó thở. Quan điểm này có chỗ tương đồng với thuyết Âm dương ngũ hành", "Âm dương chuyển hóa" và "Âm dương tiêu trưởng" của Trung y. Âm dương bình hòa thì người khỏe mạnh, nếu mất sự bình hòa thì sẽ bị bệnh.

Về ký sinh trùng học, y học Phật giáo cũng có phát hiện độc đáo. Theo "Thiền bệnh pháp yếu kinh" và "Chánh pháp niệm xứ kinh" thì cơ thể là ổ vi trùng, có khoảng 80 loại, được miêu tả phù hợp với quan điểm của y học hiện đại.

Trong "Tu hành đạo địa kinh" lại có nghiên cứu về bào thai người miêu tả rất tỉ mỉ quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ, đặc biệt là Tiểu thừa Phật giáo đã trực tiếp hấp thụ lý luận "Nguyên khí thuyết" và "Âm dương ngũ hành thuyết" để giải thích về nguyên nhân bệnh tật cho rằng, "nguyên khí" phối hợp tốt thì tâm thần bình hòa, không bị các loại phiền não và dục vọng quấy nhiễu. Ngược lại nếu âm dương ngũ hành rối loạn, mất đi sự bình hòa muôn vàng bệnh tật phát sinh.

Tâm bệnh và thân bệnh

Phật giáo đưa ra phép trị liệu tương ứng đối với bệnh tâm lý cho rằng, sức mạnh của tâm linh có thể phát sinh hiệu quả trị bệnh, lại vận dụng phép tu định chuyên chú tâm ở bộ phận nào đó trong cơ thể, từ đó mà khởi tác dụng trị liệu, điều này có chỗ rất giống với lý luận khí công.

Phật giáo đưa ra phép trị liệu tương ứng đối với bệnh tâm lý cho rằng, sức mạnh của tâm linh có thể phát sinh hiệu quả trị bệnh, lại vận dụng phép tu định chuyên chú tâm ở bộ phận nào đó trong cơ thể, từ đó mà khởi tác dụng trị liệu, điều này có chỗ rất giống với lý luận khí công.

Phật giáo chia bệnh tật ra 404 loài, 101 loại, lại phân ra hai bộ phận lớn là "Tâm bệnh" và "Thân bệnh". "Tâm bệnh" là chỉ những sự phiền não trong nội tâm, như tham chấp, lo sợ, ưu sầu, thù hận... Trong "Giáo thừa pháp số" có nói, phiền não của chúng sinh có thể quy vào 8 vạn 4 ngàn loại, chia thành 3 gốc phiền não là "Tham, sân, si,". Do đó, Phật Thích Ca lấy việc trị tâm bệnh của chúng sinh làm trách nhiệm của mình. "Thân bệnh" là chỉ thân thể, cơ nhục, gân cốt, thần kinh, lục phủ, ngũ tạng không điều hòa, gọi là "Tứ đại ngũ tạng bệnh tướng".

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa "Sức khoẻ" không chỉ là cơ thể không bị bệnh tật hay khiếm khuyết mà còn phải có trạng thái tâm sinh lý, tinh thần hoàn chỉnh và năng lực thích ứng với xã hội. Phật giáo cho rằng căn (sinh lý), trần (hoàn cảnh xã hội) và thức (tâm lý) là ba duyên hòa hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Do đó, tâm khởi phiền não ác nghiệp thì không chỉ là biểu hiện của tâm bệnh mà còn có thể dẫn đến thân bệnh.

Trị liệu bệnh tật

Phật giáo đưa ra phép trị liệu tương ứng đối với bệnh tâm lý cho rằng, sức mạnh của tâm linh có thể phát sinh hiệu quả trị bệnh, lại vận dụng phép tu định chuyên chú tâm ở bộ phận nào đó trong cơ thể, từ đó mà khởi tác dụng trị liệu, điều này có chỗ rất giống với lý luận khí công. Ngoài ra, các hình thức khác trong sinh hoạt hằng ngày như lễ bái, tụng niệm, tọa thiền... cũng đều có tác dụng phòng trị bệnh tật.

Lễ bái là một trong các phương pháp tu trì của tín đồ Phật giáo. Lúc cúi đầu lễ bái, co gập thân mình khiến cho toàn thân vận động lại thêm tinh thần tập trung, động tác chậm rãi có thể làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần bình hòa không nóng vội. Lúc lễ bái tâm ý thành tín rất có tác dụng với việc phòng trị bệnh.

Sám hối là tưởng tượng trước mắt là chư Phật, Bồ tát, thành khẩn hối lỗi khiến cho mọi tội lỗi như sương móc bị ánh dương xóa tan đi.

Xướng tụng là khi tụng kinh thì mọi ý niệm điều bỏ, chân thành kính ý, phối hợp với âm thanh nhạc khí như chuông, mõ, trống theo tiết tấu trầm bổng trong không khí trang nghiêm của Phật đường có hiệu quả rất tốt cho việc trị liệu bệnh thân tâm. Những phương pháp và nguyên tắc trị liệu này rất có nhiều điểm tương đồng với lý luận Đông y.

Y học của thế gian (y khoa ngày nay) đối với việc trị liệu bệnh tật, phần lớn nhấn mạnh đến các liệu pháp như ẩm thực, vật lý, hóa học, tâm lý, môi trường, khí hậu, y dược, nội trong phạm vi hữu hạn, chữa trị theo con bệnh. Y học của Phật giáo thì không chỉ bao gồm y lý thế gian, mà còn coi trọng việc diệt tận gốc ba độc tham sân si ở nội tâm. Cõi trần thế chừng nào còn tâm bệnh, thì chừng đó còn cần đến tâm dược y của Phật, chỉ có điều hòa sức khỏe về sinh lý và tâm lý, mới có thể thực sự rảo bước, tiến tới con đường sức khỏe, tráng kiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm