Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật giáo Việt Nam đăng cai Vesak 2019

Ban Tôn giáo Chính phủ vừa ký công văn ngày 26/06/2018 gửi Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chấp thuận về nguyên tắc việc Giáo hội đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019.

Ngày 09/7/2018, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng có công hàm gửi Ngài Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019.
 
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi
 
Công hàm khẳng định Chính phủ Việt Nam, chấp thuận để Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2019.
 
“Với mong muốn tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, cũng như giữa Phật tử Việt Nam với Phật tử các nước trong khu vực và trên thế giới, vì hoà bình, dân chủ, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận để Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2019.” – Công hàm viết.
 
Công hàm khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Vesak 2019.
 
Để chuẩn bị cho Đại lễ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết sẽ thành lập Ban Chỉ đạo công tác tổ chức, và Ban Điều phối để làm việc với Uỷ ban Tổ chức Quốc tế.
Hòa thượng Chủ tịch cùng chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Ban viện T.Ư,
lãnh đạo 63 BTS GHPGVN tỉnh, thành thăm và khảo sát cơ sở vật chất tại chùa Tam Chúc
vào ngày 02/7/2018
Dự kiến, từ ngày 24-26/7/2018, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ cử phái đoàn sang làm việc và trực tiếp gửi Công hàm của Bộ Ngoại đến Ngài Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak tại Băng Cốc, Thái Lan.
 
Phái đoàn do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự dẫn đầu.
 
Tiếp đó, đại diện Giáo hội cũng sẽ tham dự phiên họp thường niên của Uỷ ban Tổ chức Quốc tế tại Thái Lan (dự kiến vào tháng 9-10/2018).
 
Tại phiên họp này, đại diện Giáo hội chính thức nhận quyết định đăng cai tổ chức Vesak 2019 từ Uỷ ban Tổ chức Quốc tế.
 
Sau khi có quyết định, Giáo hội sẽ lập đề án chi tiết công tác tổ chức.
 
Tổ chức tại chùa Tam Chúc, Hà Nam
 
Đây là lần thứ ba, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế đăng cai chủ trì Đại lễ Vesak Liên hợp quốc và Hội thảo Khoa học Quốc tế.
 
Dự kiến thời gian tổ chức Đại lễ từ khoảng trung tuần tháng 5/2019 tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) thuộc quần thể khu du lịch Tam Chúc – nơi được mệnh danh là vịnh Hạ Long trên cạn.
Quần thể kiến trúc chùa Tam Chúc - nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019
Quần thể khu du lịch Tam Chúc có diện tích tới 5.100ha, riêng hồ Tam Chúc là  600ha.
 
Tam Chúc có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát.
 
Đại lễ dự kiến sẽ tiếp đón khoảng 1.500 lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu Phật học cũng như các Phật tử hành trì thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và 10.000 đồng bào Phật tử và nhân dân Việt Nam.
Hòa thượng Chủ tịch tham quan hoa văn, họa tiết công trình chùa Tam Chúc
Hòa thượng Chủ tịch trồng cây bồ đề lưu niệm
 Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000
 
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là một trong các hoạt động văn hoá mang tính quốc tế của Liên hợp quốc.
 
Ngày 15/12/1999 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự Liên hợp quốc đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) là Đại lễ Vesak Liên hợp quốc và là ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên hợp quốc.
 
Vào năm 2000, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York với sự tham gia của các truyền thống Tông phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia và vùng lãnh thổ.
 
Hoài Thái – Minh Ân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Phật pháp và cuộc sống 12:27 28/03/2024

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Người trồng nụ cười

Phật pháp và cuộc sống 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Phật pháp và cuộc sống 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Chuyện về chàng trai “cuồng mèo”

Phật pháp và cuộc sống 15:58 27/03/2024

Với tình yêu mãnh liệt dành cho loài mèo, chàng trai Nguyễn Hồng Nhân (Tp.HCM) đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để cưu mang và “tái sinh” cho những hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi…

Xem thêm