Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/09/2019, 15:26 PM

Phật giáo với công việc từ thiện (I)

Phật giáo, ngay khi mới ra đời, đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Trong Lục độ thì độ đầu tiên là thực hành bố thí. Con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả, đây là nhân tố chủ yếu đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo đó là vì chúng sinh.

>>Gieo mầm thiện

Đức Phật khuyên con người có tinh thần vô ngã, vị tha, hành thiện, yêu thương đồng loại. Hành thiện là bước đầu để đưa con người đến giải thoát. Tư tưởng trung tâm của Phật giáo là làm điều thiện, tránh làm điều ác. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, thường xuyên bị chiến tranh tàn phá. Do vậy, đời sống con người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường xuyên gồng mình chống chọi với sự tàn phá của thiên tai, sự xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang. Nên khi vào Việt Nam, tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”...

Đức Phật khuyên con người có tinh thần vô ngã, vị tha, hành thiện, yêu thương đồng loại. Hành thiện là bước đầu để đưa con người đến giải thoát.

Đức Phật khuyên con người có tinh thần vô ngã, vị tha, hành thiện, yêu thương đồng loại. Hành thiện là bước đầu để đưa con người đến giải thoát.

Bài liên quan

Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo tồn tại, phát triển, đồng hành cùng với dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Hoạt động từ thiện không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Ở đây, chức năng này của tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất trong hoạt động hành đạo, góp phần trong công tác an sinh xã hội. Phật giáo, một tổ chức xã hội lớn và có uy tín ở Việt Nam, trước nay đã cung cấp cho xã hội một nguồn vốn quan trọng, đồng hành cùng Nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện để hỗ trợ người dân, góp phần quan trọng trong công tác an sinh xã hội; bởi lẽ không phải tất cả mọi công việc của xã hội, Nhà nước đều có thể đảm đương gánh vác.

Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã tham gia tích cực vào công tác từ thiện như không chỉ chữa bệnh về tinh thần, mà còn chữa bệnh về thể xác thể hiện ở việc bốc thuốc không lấy tiền của các nhà sư; làm đường, sửa cầu; dạy học; giúp đỡ những người cơ nhỡ, không nơi nương tựa; tham gia chống thiên tai như hạn hán, lũ lụt; thậm chí còn cởi áo cà sa khoác chiến bào, cùng toàn dân ra trận chống quân xâm lược bảo vệ non sông đất nước.

Phật giáo Việt Nam là đã đưa ra được một con đường mới đi đến giác ngộ bằng hành động thực tiễn hàng ngày của các vị tu hành.

Phật giáo Việt Nam là đã đưa ra được một con đường mới đi đến giác ngộ bằng hành động thực tiễn hàng ngày của các vị tu hành.

Phật giáo Việt Nam là đã đưa ra được một con đường mới đi đến giác ngộ bằng hành động thực tiễn hàng ngày của các vị tu hành.

Như chúng ta đã biết, cái đẹp đẽ cao cả, cái quý hiếm không phải nằm ở đâu xa, không phải trú ngụ trong vương quốc mây mù trừu tượng, mà nó nằm ngay trong thế giới ô trọc bụi bặm này. Nói theo danh từ triết học thì cái tuyệt đối nằm trong cái tương đối, cái tương đối chứa đựng cái tuyệt đối. Chân như, Niết bàn, Bồ đề, Chân tâm, Phật không phải ở đâu xa mà ngay trước mắt (''xúc mục''), trong tâm mỗi người. Tư tưởng này không có gì mới so với Thiền tông Trung Quốc.

Niết bàn nằm trong thế giới trần tục, vậy con người trần tục muốn đạt đến cái nằm trong thế giới trần tục (Niết Bàn), tốt nhất nên bằng con đường trần tục như giã gạo, bổ củi, gánh nước, quét dọn...

Bài liên quan

Đây là một tư tưởng quan trọng cho việc tu hành. Biển rộng mênh mông bao la bát ngát, nơi bao chứa tất cả các dòng sông dù trong hay đục. Trong cuộc sống, ai hướng thiện, hướng tới cái tâm bao la bát ngát như biển cả thì người đó tiến dần đến giải thoát. Tư tưởng này được Quốc sư Trúc Lâm làm rõ hơn khi khuyên vua đồng thời cũng là một vị Phật tử - Trần Thái Tông: ''Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm'' (Lấy muốn của thiên hạ làm muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình). Đó cũng là tư tưởng ''Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm''. Theo tư tưởng này, con người hướng thiện bằng việc phục vụ nhân sinh, nhân quần xã hội, và trong quá trình đó tâm con người mở rộng, khai mở dần dần bao chứa tâm nhiều người từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu, từ gia đình, xóm, làng, xã, huyện, tỉnh đến quốc gia và thiên hạ. Càng trải rộng bao nhiêu thì càng đi dần đến giác ngộ bấy nhiêu. Như vậy, Phật giáo Việt Nam vạch ra một con đường mới đi đến giác ngộ, hoàn toàn khác với Phật giáo Ấn Trung.

Vô tâm là tâm tất cả. Mà tâm tất cả lại là vô tâm. Biện chứng ở đây là như vậy. Cũng giống như không có gì lại là có tất cả và có tất cả lại là không có gì. Sức mạnh của chữ ''vô'', ''không'', ''hư'' của nhà Phật là ở chỗ đó.

Vô tâm là tâm tất cả. Mà tâm tất cả lại là vô tâm. Biện chứng ở đây là như vậy. Cũng giống như không có gì lại là có tất cả và có tất cả lại là không có gì. Sức mạnh của chữ ''vô'', ''không'', ''hư'' của nhà Phật là ở chỗ đó.

Bài liên quan

Đó là con đường đi đến giác ngộ bằng cứu dân độ thế, và trên đường này tâm con người ngày càng khai mở bao trùm thiên hạ, muôn loài, vạn pháp, tức đạt đến tâm Phật. Điều này được Tuệ Trung Thượng Sỹ - ngôi sao sáng chói trên nền trời Thiền học Việt Nam - nói khá rõ: ''Tâm của muôn loài tức Phật tâm'' (Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm). Đi đến giác ngộ bằng cách như vậy, Phật giáo Việt Nam đã mang trong mình tinh thần yêu nước. Không thể nói yêu nước thương dân mà lại không lấy nguyện vọng, mong muốn của dân làm nguyện vọng, mong muốn của mình. Ngược lại, đã là người yêu nước chân chính thì phải lấy nguyện vọng, mong muốn của dân làm nguyện vọng, mong muốn của mình. ''Lấy'' ở đây không phải là cái lấy chung chung trừu tượng ở trong tâm, mà phải bằng hành động thiết thực cụ thể. Chính quan điểm này đã dẫn Phật giáo Việt Nam đến chủ nghĩa yêu nước chân chính.

Mặt khác, đạt đến tâm vạn pháp cũng có nghĩa là hiều và nắm được cái trung tâm cốt lõi, qui luật của vạn vật. Nắm được qui luật thì mới sống độc lập, tự do, tự tại được, vì tự do là nắm được tất yếu. Ở đây ''Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm'' tức là lấy tâm của chúng sinh làm tâm của mình, thay cái tâm cá nhân ích kỷ của mình bằng cái tâm đồng loại. Nếu vô tâm là trút bỏ cái tâm nhỏ bé của mình thành cái tâm bao la của muôn loài, thì đây thực sự là quá trình vô tâm.

Đã là người yêu nước chân chính thì phải lấy nguyện vọng, mong muốn của dân làm nguyện vọng, mong muốn của mình. ''Lấy'' ở đây không phải là cái lấy chung chung trừu tượng ở trong tâm, mà phải bằng hành động thiết thực cụ thể.

Đã là người yêu nước chân chính thì phải lấy nguyện vọng, mong muốn của dân làm nguyện vọng, mong muốn của mình. ''Lấy'' ở đây không phải là cái lấy chung chung trừu tượng ở trong tâm, mà phải bằng hành động thiết thực cụ thể.

Vô tâm là tâm tất cả. Mà tâm tất cả lại là vô tâm. Biện chứng ở đây là như vậy. Cũng giống như không có gì lại là có tất cả và có tất cả lại là không có gì. Sức mạnh của chữ ''vô'', ''không'', ''hư'' của nhà Phật là ở chỗ đó.

Bài liên quan

Ở đây, phải chăng đóng góp của Phật giáo Việt Nam là đã tìm ra một con đường mới vừa tương đối cụ thể, thiết thực, rõ ràng, vừa tương đối ngắn, dễ đi đến giác ngộ? Lịch sử Phật giáo từ trước tới nay theo một khía cạnh nào đó có thể nói là lịch sử ngày càng rút ngắn con đường đến Niết Bàn. Nếu xét ở góc độ này thì đóng góp của Phật giáo Việt Nam cho Phật giáo thế giới quả là không nhỏ. Hơn nữa trong Phật giáo, đặc biệt là Thiền tông, khi đã giác ngộ thì con người hoàn toàn không bị trói buộc bởi bất cứ cái gì, mọi chấp thủ bị vỡ tung ra, họ tự do, tự tại, vô tâm, vô ngại, vô bố uý, không chú tâm, không thiên chấp, do đó không còn tạo nghiệp. Nói một cách hình ảnh, có thể ví mọi hành vi, suy nghĩ, cử chỉ, lời nói của họ giống như gieo một hạt điếc, nó không còn nảy mầm, sinh tử luân hồi nữa.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương

Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024

Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.

Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo

Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024

Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.

Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần

Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024

Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.

Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học

Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024

Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Xem thêm