Phát hiện bản đồ khắc chân ngôn Phật giáo tại vùng ĐB sông Cửu Long thời cổ đại
Tấm bản đồ ông Trần Hữu Phước sưu tầm được tại núi rừng “Thất sơn huyền bí” thuộc tứ giác Long Xuyên – nơi phát tích nổi tiếng của nhiều tôn giáo ở miền Tây Nam Bộ. Trong dân gian gọi là vùng Bảy núi: núi Trà Sư, núi Két, núi Đội Bà Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng và núi Cô Tô.
Cách đây không lâu, trong dịp đến thăm nhà nghiên cứu Trần Hữu Phước – nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng miền Nam, qua việc thẩm định minh văn trong tấm bản đồ cổ vẽ trên da thú của ông, tôi hết sức vui mừng phát hiện được một di tích văn vật quan trọng có liên quan đến việc du nhập và truyền bá tư tưởng Phật giáo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long thời cổ đại.
Tấm bản đồ này, ông Trần Hữu Phước sưu tầm được tại khu vực núi rừng “Thất sơn huyền bí” thuộc địa phận tứ giác Long Xuyên – nơi phát tích nổi tiếng của nhiều tôn giáo ở miền Tây Nam Bộ. Trong dân gian gọi đây là vùng“Bảy núi”: núi Trà Sư, núi Két, núi Đội Bà Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng và núi Cô Tô.
Trong bức bản đồ cổ này có nhiều điều bí ẩn về khoa học lịch sử cần được sự khám phá của các nhà nghiên cứu, như: Đây là bản đồ của tiểu lục địa Ấn Độ cổ xưa hay của những vương quốc Phù Nam, Chân Lạp một thời vang bóng? Bản đồ được vẽ ngay tại bản địa hay do những vị giáo sĩ, cao tăng, những nhà hàng hải, thương nhân từ đất nước Thiên Trúc hay vùng Viễn Tây La Mã mang đến Đông Nam Á theo con đường mậu dịch trên biển?
Một điều có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu Phật sử là, trên bản đồ được khắc dày đặc minh văn bằng hai loại cổ tự kết hợp đan xen: Pali và Sanskrit, loại hình chữ viết Brahmi gốc Ấn Độ.
Trong đó, nổi bật hai câu kim ngôn quý giá của Đức Phật Thích Ca trong cuộc thuyết pháp đầu tiên cho 5 môn đệ tại vườn Lộc Uyển, sau khi Ngài đắc đạo lúc tròn 35 tuổi. Nếu tính niên đại theo “Miến Điện Phật truyền” được nhiều nước chấp nhận, đến nay thời gian đã trôi qua 2.587 năm. Tôi xin được chép hai câu Phật ngôn trong tấm bản đồ này để cống hiến quý độc giả:
Chữ cổ:
Phiên âm:
1. Ỳe dharmà hetu prabhavà tesam hetum Tathàgato avaca yesañca yo nirodho Evam vàdi Mahàmano.
2. Dukkham dukkhasamutpàdo dukkhasaca atikkamo airo atthamgikomaggo dukkho pasama gàmiko.
Dịch nghĩa:
Các Pháp nào hằng phát sanh từ nguyên nhân. Như Lai đã thuyết về nguyên nhân của các Pháp ấy. Ngài cũng đã thuyết về sự diệt và phương pháp để diệt Pháp ấy. Đức Đại Sa môn hằng thuyết giáo như vậy.
Sự khổ, nguồn gốc của sự khổ. Thấy sự khổ, nỗi thống khổ, hành giả chấm dứt sự khổ bằng bát chánh đạo.
Hai câu kim ngôn trên đây là bài Pháp lịch sử của Đức Phật mở đầu cho sự nghiệp 45 năm đi hoằng dương Phật pháp. Nó xác lập quan điểm lý luận về nhân sinh và đạo đức trong việc hình thành cơ sở của giáo lý Phật giáo. Giới nghiên cứu Phật học đặt tên bài Pháp đầu tiên này là “Chuyển Pháp luân” (Dhammacakka).
Tư tưởng cốt lõi của “Chuyển Pháp luân” là luận về thuyết “Tứ diệu đế”, còn được gọi là “Tứ chân đế” hay “Tứ thánh đế”, bao gồm 4 nội dung: “Khổ đế” (giải nghĩa những nỗi khổ trên đời), “Tập đế” (phân tích nguyên nhân gây ra nỗi khổ của con người),“Diệt đế” (trình bày phương pháp diệt khổ) và “Đạo đế” (hướng dẫn con đường đi đến sự giải thoát). Đây là giáo lý cơ bản, là nguồn cội của Phật học. Thế nên các vị Thiền sư thông tuệ đã gọi Đức Phật Thích Ca là “Phật bảo” và Tứ diệu đế là “Pháp bảo”.
Giá trị tinh hoa của thuyết “Tứ diệu đế” đã được Đức Phật giảng giải cho môn đệ thấu triệt trong Kinh Tạp A hàm (Samyutta Nikaya). Ngài nói: “Ta giảng cho các ngươi nghe những điều gì? Ta giảng về sự khổ, những nguyên nhân của sự khổ, sự diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Những điều ta giảng có lợi cho các ngươi, vì nó dẫn dắt các ngươi đi đến chỗ giải thoát”. Trong Pháp Cú kinh, Đức Phật còn xác định rõ: “Con đường cao thượng nhất là Bát Chánh Đạo. Chân lý cao nhất là Tứ Diệu Đế”.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những câu kim ngôn của Đức Phật đã được phổ cập và truyền bá sâu rộng trong kho tàng kinh điển Phật giáo. Nó còn được khắc trên vàng (Ấn Độ, Miến Điện, Lào, Việt Nam); trên bia, tượng và phù điêu đá (Việt Nam, Lào, Ấn Độ); trên bia bằng đất sét nung (Miến Điện).
Giờ đây, thêm một phát hiện rất có ý nghĩa. Ông Trần Hữu Phước là người trước tiên và vùng đất Bảy Núi là nơi đầu tiên đã góp phần cống hiến thêm cho kho tàng Phật học một cổ vật độc đáo – đó là một phần của bài Pháp “Chuyển Pháp luân” của Đức Phật được khắc trên tấm bản đồ xưa bằng da thú. Theo đoán định của một số nhà nghiên cứu, đây có thể là loại da thú rừng (như nai, hoẵng). Sự kiện này xưa nay chưa hề thấy trong nước ta cũng như ở nước ngoài.
Đối chiếu với minh văn ghi Phật ngôn trên lá vàng khai quật được ở Gò Xoài – Long An vào tháng 3/1987, minh văn ghi Phật ngôn trên da thú của ông Trần Hữu Phước sưu tầm có một số dị biệt sau đây:
– Minh văn khắc trên vàng gồm 4 câu, trong đó có 2 câu là Phật ngôn, 2 câu còn lại không phải Phật ngôn. Hai câu minh văn khắc trên da thú là Phật ngôn trong kinh điển.
– Minh văn trên vàng là cách viết chuẩn bằng chữ hoa. Minh văn trên da là kiểu chữ đứng thông thường, được cách điệu hóa.
– Minh văn trên da được thực hiện theo lối viết giữ khoảng cách giữa đoạn văn này với đoạn văn kia từ một đến hai phân thay cho cả ba dấu: phẩy (,), chấm phẩy (;) và dấu chấm hết câu (.). Đặc biệt, người viết còn chú ý đến nghệ thuật khắc chữ. Cứ mỗi chữ đầu của hàng dưới được chuyển dịch sang bên trái 15 ly so với hàng trên, thành hình vòng cung, tạo cho người đọc có cảm giác hai câu Phật ngôn như vầng nhật nguyệt.
Qua sự thẩm định minh văn trên tấm bản đồ da này, có điểm tương đồng với những cổ tự được khắc trên các bia ký chữ Brahmi ở vùng Trung và Nam Ấn Độ (như các ký Gujara, Rastrakuta…), nên tôi đoán niên đại minh văn có thể vào khoảng thế kỷ thứ 7, 8 sau Công nguyên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Xem thêm