Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tượng Phật cổ đại 2000 tuổi từ Pakistan được triển lãm tại Thụy Sĩ

Bảo tàng Peshawar ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Nước Cộng hòa Pakistan đã cho Thụy Sỹ mượn bức tượng Phật cổ đại 2000 năm tuổi để triển lãm tại Bảo tàng Rietberg, Zurich, nơi trưng bày cho công chúng thưởng lãm từ các ngày 12/12/2018 đến ngày 31/03/2019.

Bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 3m sẽ là điểm nhấn nổi bật nhất buổi triển lãm Phật giáo mang tên “Next Stop Nirvana – Approaches to Buddhism” tại Bảo tàng Rietberg.

Bài liên quan
Tượng Phật cổ đại 2.000 năm tuổi đang được chuẩn bị vận chuyển đến Thụy Sỹ để triển lãm. Ảnh: thenews.com

Tượng Phật cổ đại 2.000 năm tuổi đang được chuẩn bị vận chuyển đến Thụy Sỹ để triển lãm. Ảnh: thenews.com

Theo Asif Raza, người phụ trách Bảo tàng Peshawar, bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni 2000 năm tuổi đã được điêu khắc ước tính vào giữa thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3. Bức tượng Phật được khai quật vào năm 1909 tại làng Bahri Baglol, nằm cách Di sản Thế giới Takht-i-Bahi chưa đầy 5 km, địa điểm khảo cổ của một tu viện Phật giáo cổ đại, là một trong những công trình kiến trúc được bảo tồn tốt nhất, và tráng lệ hùng vĩ nhất từ thời Gandhāra. Gandhāra là một Vương quốc cổ đại đặc biệt nổi tiếng bởi tiên phong là một trong những trường phái nghệ thuật Phật giáo sớm chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - Hy Lạp.

Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Ngày xưa Gandhāra là một trung tâm văn hóa nghệ thuật Phật giáo. Trong thế kỷ thứ 1, 2 ánh sáng từ bi, trí tuệ Phật giáo Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện tại đây. Ngày nay, các đạo tràng Phật giáo không còn bao nhiêu dấu tích vì bị phá hủy vào thế kỷ thứ 5. Theo ký sự của Ngài Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang thì đạo Phật tại đây đã bị hủy diệt vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Khác với giai đoạn đầu của nghệ thuật Phật giáo tại Gandhāra, Phật được diễn tả như một thế nhân. Phần lớn hình ảnh của Phật được tạc trên đá, nhắc lại các tiền thân và tiểu sử của Ngài. Người ta trình bày Phật như vị tu sĩ với một thân tâm hoàn toàn tự tại, có khi người ta xem Phật như một vị thầy, luôn luôn giữ phong cách vô vi và hướng nội. Một số tranh khác diễn tả Phật sống khổ hạnh, thân thể tiều tụy ốm gầy chỉ còn xương bọc da. Nghệ thuật tại đây đã đạt tới tình trạng trừu tượng, các tranh tượng đều có vẻ thủ ấn và hảo tướng của Phật. Người ta cũng chú ý đến các trình bày y phục của Phật, một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc Gandhāra.

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được trưng bày tại Bảo tàng Peshawar kể từ khi khai quật và trước khi được triển lãm tại Thụy Sỹ, không bao giờ rời khỏi quốc gia này. Bởi bức tượng Phật cổ đại này với trọng lượng nặng gần 2 tấn chưa bao giờ được rời khỏi bảo tàng, nên người quản lý phải mất hơn một tuần để tháo dỡ bức tượng khỏi nơi triển lãm tại Bảo tàng Peshawar. Bức tượng Phật cổ đại này là một phần nền tảng của thành phố, nơi quá trình khai thác của nó đã gây ra thiệt hại cho các bức tường của Bảo tàng.

Người quản lý Bảo tàng phải tốn thời gian 1 tuần để tháo dỡ bức tượng Phật cổ đại này với trọng lượng nặng gần 2 tấn rời khỏi nơi triển lãm tại Bảo tàng Peshawar. Ảnh: thenews.com

Người quản lý Bảo tàng phải tốn thời gian 1 tuần để tháo dỡ bức tượng Phật cổ đại này với trọng lượng nặng gần 2 tấn rời khỏi nơi triển lãm tại Bảo tàng Peshawar. Ảnh: thenews.com

Bài liên quan

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni này là một cổ vật độc đáo, một phần do kích kỡ của nó, và thực tế là nó đã tồn tại suốt 2 thiên niên kỷ gần như không bị hư hại, nhưng cũng là một ví dụ điển hình cho sự hợp nhất của phong cách nghệ thuật điêu khắc giữa Ấn Độ và Hy Lạp, đây là nét rất đặc trưng của Phật giáo thời kỳ Gandhāra.

Việc cho mượn bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cổ đại là kết quả trong thỏa thuận hai bên ký bản ghi nhớ (Memorandum of understanding, MoU) bởi Bộ Khảo cổ và Bảo tàng, đại diện bởi Muhammad Tariq, Thể thao, Du lịch, Khảo cổ học, Bảo tàng, Bộ trưởng Văn hóa và Thanh niên Pakistan Khyber Pakhtunkhwa, và Bảo tàng Rietberg, đại diện bởi Giám đốc Bảo tàng Rietberg Albert Lutz, tại Zurich vào tháng 3 năm 2018. Bản thân của MoU là kết quả của một thỏa thuận hai bên trước đó, được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan và nước Cộng hòa Liên bang Thụy Sỹ để mở ra con đường hợp tác mới trong lĩnh vực Bảo tàng.

Phó trưởng phòng hợp tác Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Pakistan, Daniel Valenghi, nhận xét nhân dịp cho mượn bức tượng Phật: "Tôi rất hân hạnh và cảm ơn Chính phủ và Nhân dân Pakistan đã vui lòng cho Thụy Sĩ chúng tôi mượn bức tượng Phật cổ đại để trưng bày triển lãm lại đất nước chúng tôi. Những dấu ấn đẹp này đã củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia Pakistan-Thuỵ Sĩ vô cùng độc đáo mà tôi muốn nói. Và cũng cho thấy Pakistan có một di sản văn hóa rất đa dạng".

Bức tượng Phật cổ đại được kiểm tra trước khi được chuyển đến Thụy Sĩ. Ảnh: thenews.com

Bức tượng Phật cổ đại được kiểm tra trước khi được chuyển đến Thụy Sĩ. Ảnh: thenews.com

Bảo tàng Peshawar lưu giữ một trong những bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo Gandhāra rộng lớn nhất, cũng được xem là một trong những bộ sưu tập hiện vật Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên Bảo tàng Peshawar cho bảo tàng nước ngoài mượn các cổ vật Phật giáo. Năm ngoái, Bảo tàng Peshawar cho mượn 40 tác phẩm thuộc về nền văn minh thuật Phật giáo Gandhāra cho một cuộc triển lãm tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

Năm 2017, Đại sứ quán Thụy Sĩ và Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy sĩ đã bắt đầu liên lạc giữa Bảo tàng Rieberg và Chính phủ Pakistan, kết quả là ký kết một bản ghi nhớ giữa Bộ Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia Pakistan, Bảo tàng Rietberg tại Zurich vào tháng 03 năm 2018.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Tin tức 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Xem thêm