Phát hiện một loại ô nhiễm nhựa hoàn toàn mới ở đảo Madeira
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tảng nhựa dính lên đá bên bờ biển một hòn đảo ở Bồ Đào Nha và xác nhận đây là một hình thức ô nhiễm nhựa hoàn toàn mới.
Trên đảo Madeira, phía tây bắc châu Phi, xuất hiện những tảng trông như nhựa đã bị chảy ra với đa phần có màu xám hoặc màu xanh. Những vỏ nhựa này trông giống bã kẹo cao su hoặc kem đánh răng được bôi lên đá.
Các nhà khoa học khẳng định lần đầu quan sát thấy chúng vào năm 2016, và từ đó nhận thấy chúng xuất hiện ngày càng nhiều, theo đài SkyNews.
Họ đặt tên cho chúng là "plasticrust" (tạm dịch là vỏ nhựa) - ghép từ "plastic" (nhựa) và "crust" (vỏ).
"Lớp vỏ này có vẻ như hình thành do sự va chạm giữa các mảnh nhựa lớn với bờ đá, khiến những mảnh nhựa bám vào đá giống kiểu của rêu và địa y" - ông Ignacio Gestoso, chuyên gia sinh thái biển của Trung tâm khoa học hải dương và môi trường (MARE), giải thích.
Hiện vẫn còn quá ít nghiên cứu liên quan đến vỏ nhựa nên chưa thể lý giải chính xác chúng được hình thành như thế nào và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển ra sao.
Tuy nhiên, các phân tích ban đầu cho thấy những vết vỏ nhựa chủ yếu được cấu thành từ polyethylene (PE) - chất liệu nhựa phổ biến được dùng trong đa số các túi nhựa và vỏ bọc thực phẩm ngày nay.
Đáng chú ý, nghiên cứu chỉ ra rằng nhựa PE hiện đang bọc 10% số đá trên đảo Madeira. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy những loài vật có vỏ như hàu, ốc... vốn bám trên đá biển để ăn tảo cũng nhanh chóng thích nghi với những vỏ bọc nhựa mới nên có khả năng chúng cũng đang hút thêm cả nhựa.
"Tảng nhựa là một trong những hình thức ô nhiễm nghiêm trọng nhất mà Trái đất phải đối mặt ngày nay và nó cũng là mối quan tâm lớn trong bảo tồn thiên nhiên", các nhà khoa học của trung tâm MARE khẳng định.
Nghiên cứu này được xuất bản trong tạp chí khoa học Science of The Total Environment.
Khủng hoảng nhựa đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Nhựa giờ đây có mặt ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới biển, thậm chí là tại 2 cực lạnh giá và dưới khe vực sâu nhất thế giới ở Thái Bình Dương.
Hãy thử nghĩ xem, những loài vật có vỏ như hàu, ốc... vốn bám trên đá biển để ăn tảo cũng nhanh chóng thích nghi với những vỏ bọc nhựa mới nên có khả năng chúng cũng đang hút thêm cả nhựa. Bạn có còn dám ăn chúng không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người nắm giữ bí quyết trà-tỳ kể chuyện làm đài hỏa thiêu nhị vị Đại lão Hòa thượng
Môi trường 10:58 25/11/2024Từ công nghệ và kỹ thuật làm nghề đúc đồng gia truyền ở Phường Đúc xứ Huế, cha con nghệ nhân Nguyễn Văn Sính đã được mời chế tác đài hỏa thiêu làm lễ trà-tỳ (nghi thức hỏa thiêu đối với một vị Phật hay cao tăng) cho đại lão hòa thượng Thích Trí Quang và thiền sư Thích Nhất Hạnh.
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Xem thêm