Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/06/2024, 10:06 AM

Phật học và y học

Trong hai đi năm thực tập, tôi chưa hề nhìn thấy một bệnh nhân nào khi chết có thể niệm được một câu danh hiệu Phật. Chỉ một trường hợp duy nhất gây ấn tượng sâu đậm cho tôi, là một bệnh nhân đến lúc lâm chung có đầy đủ năng lực niệm Phật được.

Audio

Đó là năm đầu tiên tôi công tác trong bệnh viện.

Bệnh nhân là một cô gái bị ung thư, cô ta mới chỉ có ba mươi sáu tuổi mà thôi. Cô được mọi người chuyển vào phòng bệnh đúng vào lúc ca tôi trực. Lúc đó, trưởng khoa của chúng tôi sau khi chụp X quang rồi xem qua, ông ta nói: “Chà! không còn cứu chữa được nữa rồi! Bác sĩ Quách ơi! Hãy đọc kinh cho cô ta đi!”. Tôi đến gần bệnh nhân mà nói với cô ta: “Em niệm Phật cho chị nghe, chị có đồng hay không?”. Cô ta đáp: “Được!”.

niem phat

Tôi bắt đầu niệm Phật, niệm mãi niệm mãi, thì cô ta cho biết cô ta cảm thấy rất thoải mái. Tôi niệm cho đến chiều thì bất chợt cô cũng niệm theo. Cứ thế cho đến sáu giờ, thì mỗi lúc hơi thở của cô ta càng trở nên lớn và gấp dần. Cô ta cứ niệm: “A-di-đà Phật, A-di-đà Phật, A-di-đà Phật”. Trong khi niệm Phật, cô không nói gì ngoài câu: “A-di-đà Phật! Vì sao vẫn chưa đến tiếp dẫn con?”.

Đứng trước tinh thần hết sức tha thiết và thành khẩn của cô ta, lúc ấy tôi thật sự không sao cầm được nước mắt. Là một bệnh nhân, trong khi bị bệnh tình bức bách khổ đau biết bao nhiêu, vậy mà cô có thể vượt qua sự đau đớn đó mà có đầy đủ năng lực để dụng công niệm Phật. Lại là người có thiện căn đời quá khứ, vì sao khi thầy khoa trưởng bảo tôi niệm Phật cho cô ta, thì cô đã có thể niệm theo?

Vị thứ hai là một bệnh nhân đã nhiều ngày bị ngất đi. Một ngày nọ, lúc ba giờ khuya, đột nhiên anh ta ầm ĩ nói với tôi cho anh ta xuất viện. Tôi nhìn anh ta, trông giáng vẻ bề ngoài bình thường, không có gì thay đổi đặc biệt. Nhưng giữa đêm khuya, ba giờ sáng lại đòi xuất viện, tôi không dám ngăn cản anh ta, mà chỉ biết tặng anh ta một tượng Phật, rồi căn dặn anh trên đường về nhớ giữ gìn nó và nhớ niệm Phật. Anh ta không nghĩ ngợi gì, tay liền cầm lấy tượng Phật mà trở về.

Sau đó, tôi đến nhà thăm anh ta, mẹ của anh tâm sự với tôi: “Nó về nhà lúc nào tay cũng bưng tượng Phật và niệm niệm Phật không dừng”. Song, người nhà của anh ta thì sao? Dù tôi có tiếp xúc làm sao đi nữa thì vẫn không có phương pháp để phá vỡ được lập trường của anh ta: “Đừng đụng vào tôi! Tôi muốn niệm Phật! Tôi không muốn giết người!”. Anh ta cứ khư khư giữ lập trường của mình, không ai có thể đến gần được. Vì thế, người thân của anh muốn giúp anh cũng không thể giúp được.

Mười một giờ chiều hôm sau, khi tan ca, tôi lại đến nhà anh ta để xem người nhà của anh có trợ niệm cho anh ta hay không. Vừa bước vào nhà, thì mọi người đều nằm ngủ la liệt dưới đất, tôi cảm thấy rất buồn vì đây chính là thời gian quan trọng nhất. Tôi mới kêu người thân của anh đến trợ niệm, nhưng tất cả mọi người đều đang nằm ngủ mê man. Tôi mới nhờ cha của anh: “Thưa bác, bác có phải là cha của anh ấy không?. “Vâng! Tôi là cha của nó”. “Vậy xin bác hãy niệm Phật cho anh!”. Sau đó, cả nhà mới tập trung lại niệm Phật một cách miễn cưỡng. Thế nhưng, điểm đặc biệt là bệnh nhân tay vẫn ôm tượng Phật, niệm niệm không dừng, niệm cho đến tắt thở. Dù sao thì vẫn còn tốt hơn là mệt mỏi trông chờ vào sự trợ niệm của người thân. So ra thì tự lực niệm, có lẽ vẫn tốt hơn là nhờ vào sự trợ giúp của người khác.

> Tài liệu y học tin cậy từ Ykhoangaynay.com 

Trích sách Phật học và Y học, tác giả: BS Quách Huệ Trân. 

Bác sĩ Quách Huệ Trân là bác sĩ chuyên khoa ung thư, bà rất nhiệt thành và tận tâm trong công việc. Lòng từ bi và thuần thành của bà không những đã đem lại sự khích lệ to lớn cho bệnh nhân mà còn cảnh giác cho những người khỏe mạnh, làm cho nhiều người phát tâm học Phật và niệm Phật. Sau này, dù đang bị bệnh ung thư trầm trọng, bác sĩ Trân vẫn ráng chịu đau và dùng Tín, Nguyện niệm Phật vô cùng kiên cố của mình để lên giảng đài thuyết pháp. Khi tuyên bố bị bệnh bà nói: “Bây giờ vừa đúng lúc để tôi nhất tâm niệm Phật và chuẩn bị vãng sinh”. (Sau lần nói chuyện này bác sĩ Trân từ chức và lên núi xuất gia).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vết thương tuy lành nhưng sẹo vẫn còn

Sống an vui 07:45 29/06/2024

Dù sau đó con có nói bao nhiêu lần xin lỗi đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như vết thương thể xác vậy…

Nhân duyên

Sống an vui 20:00 28/06/2024

Quay lưng rồi hãy là người lịch sự, khi chia tay nhất định nhớ mỉm cười. Vì biết đâu, lần chia xa này sẽ trở thành vĩnh viễn.

Lang thang tìm bóng chính mình

Sống an vui 18:00 28/06/2024

Tại một thành phố nọ, xuất hiện một lão già. Thoạt nhìn thì biết ngay lão là khách lãng du từ phương xa đến. Cái bao trên lưng lão đã ố màu, sờn rách. Vẻ mặt lão dạn dày sương gió, y phục nhuốm đầy bụi đường. Đôi giày mòn vẹt và rách lỗ chỗ do lão trường kỳ lê gót tha phương.

Những bài toán “làm thế nào để?”

Sống an vui 09:00 28/06/2024

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng gặp phải những khó khăn về đời sống gia đình, bạn bè, tình yêu, hôn nhân hoặc về công ăn việc làm, danh vọng địa vị, giáo dục con cái, sức khỏe, bệnh tật, vv.. Ai cũng phải đối diện với những bài toán khó trong cuộc đời.

Xem thêm