Phát lồ sám hối gì?
Người xưa từng nói: “Con người chẳng phải là Thánh Hiền, ai mà không có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa thì chẳng việc thiện nào lớn hơn”. Hành động này của tôn giáo là vô lượng vô biên công đức.
“Làm nhiều chuyện ám muội”. Câu nói này phạm vi bao gồm của nó vô cùng rộng. “Ám muội” nghĩa là gì? Những sự việc mà bạn đã làm đều khiến chính mình không dám nhìn mặt ai.
Thế nhưng người học Phật chúng ta biết, người tin Phật biết, có câu nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Bạn chỉ có thể che giấu người ngu si ở thế gian, người có đức hạnh ở thế gian, người có trí huệ thì bạn không cách nào che giấu họ được, huống hồ là thiên địa quỷ thần.
Dù bạn có che giấu giỏi đến đâu, có thể giữ gìn cả đời này không bị bại lộ, không ai biết, nhưng bạn phải nên biết là bạn không thể nào tránh được sự trừng phạt của ông trời. Kết quả của ác nhân ác báo này bạn không có cách nào trốn tránh được, bạn nhất định phải nhận lấy. Thiện nhân thì được thiện quả, ác nhân thì bị ác báo.
Cho nên Phật dạy người phát lồ sám hối. Phát lồ sám hối là gì? Là tuyệt không che giấu. Làm điều sai trái thì hướng về đại chúng mà sám hối, hướng về đại chúng mà xin lỗi.
Người xưa từng nói: “Con người chẳng phải là Thánh Hiền, ai mà không có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa thì chẳng việc thiện nào lớn hơn”. Hành động này của tôn giáo là vô lượng vô biên công đức.
Dạy người không sợ phạm sai lầm, chỉ sợ khi phạm sai lầm lại không biết sám hối, không dám sám hối với đại chúng thì cái lỗi đó mới nặng. Trong tất cả tôn giáo dạy người tu hành, nếu bạn đem chúng quy nạp thành một tổng cương lĩnh thì chính là hai chữ “sám hối”.
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Là “sám trừ nghiệp chướng” trong “Phổ Hiền thập nguyện”. Sám hối lỗi lầm là bạn có thể nêu rõ với đại chúng, đại chúng trách mắng bạn, vậy thì đã bị báo ứng xong rồi, thường gọi là tội nặng mà báo nhẹ.
Nếu làm những việc ác mà che giấu thì cái ác này càng tích càng dày, quả báo trong tương lai không thể nào tưởng tượng được.
Ngược lại, trong phần trước Cảm Ứng Thiên đã dạy chúng ta, tất cả những việc tốt mình làm được thì không nên để người khác biết, phải tích âm đức. Quả báo của âm đức rất dày.
Việc tốt nếu đem tuyên dương, để cho người ta biết được, người ta nhìn thấy bạn liền tâng bốc bạn, khen ngợi bạn thì đã báo xong rồi. Người ngu của thế gian mới làm những việc như vậy, mới làm loại sự việc này. Người có trí huệ thì nhất định không có cách làm như vậy. Chúng ta ở Cư Sĩ Lâm, trong số đồng tu của chúng ta có không ít người làm việc tốt. Chân thật làm việc tốt thì nhất định không tuyên dương. Âm thầm mà làm, không ai biết. Nếu bạn muốn tuyên dương cho họ thì họ sẽ không làm nữa. Những người như vậy rất đáng mến, họ đã rõ lý.
Vì vậy người chân thật hiểu được đạo lý, người chân thật tu hành thì hết thảy lỗi lầm nhất định sẽ để cho người khác biết. Người khác trách mắng bạn một câu rồi tha thứ, thứ lỗi cho bạn. Vậy thì đã báo hết rồi. Ác báo không nên để đến đời sau.
Quả báo thiện thì tốt nhất là không nên để nó báo trong hiện tại. Nên để dành đến đời sau thì tiền đồ của bạn là một mảng quang minh xán lạn. Đây là cách làm của người thông minh. Đoạn này chú giải cũng không ít, do đây mà biết tính nghiêm trọng của lỗi lầm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phát lồ sám hối gì?
Phật giáo thường thức 20:00 24/12/2024Người xưa từng nói: “Con người chẳng phải là Thánh Hiền, ai mà không có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa thì chẳng việc thiện nào lớn hơn”. Hành động này của tôn giáo là vô lượng vô biên công đức.
Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát có ý nghĩa gì?
Phật giáo thường thức 14:56 24/12/2024Khai quang có ý nghĩa gì? Có hay không có việc khai quang? Ai đủ tư cách để khai quang?
Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ từ phẩm thứ 32 đến phẩm thứ 37
Phật giáo thường thức 12:30 24/12/2024Thời khóa nghi thức công phu tối tụng Kinh Vô Lượng Thọ từ phẩm thứ 32 đến phẩm thứ 37, các Phật tử có thể tham khảo.
Năm chỉ dẫn chuyển hóa tâm sân hiệu quả
Phật giáo thường thức 10:36 24/12/2024Tôi ý thức tâm sân tàn hại chính mình, người khác, các mối quan hệ, cuộc sống này, đặc biệt, đốt cháy mọi công đức mình tạo được một cách nhanh chóng. Làm thế nào bớt sân?
Xem thêm