Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/02/2016, 14:12 PM

"Phật nhảy tường" - một sự bất kính với đạo Phật

Dịp Tết này, một vài người bạn tôi có lời mời rất lạ, mời thử “Phật nhảy tường”, có người nói “Phật nhảy rào”, hay “Phật nhảy bờ”, “Phật nhảy lầu” gì đó…

Tôi không rõ cụm từ “Phật nhảy tường” là gì và cũng chưa thực sự để tâm, cho đến khi có một người bạn đưa tôi xem một trang quảng cáo cỡ lớn trên tờ “Bản tin Quận 5” (Tp.HCM), số Xuân 2016, giới thiệu món ăn “Phật nhảy tường” của nhà hàng Gia Phú Phúc Kiến, Quận 6.

Hèn chi, món ăn lạ mới quảng cáo có lẽ là rầm rộ, nên có người mời đi ăn thử. Chính xác là “Phật nhảy tường”, còn “Phật nhảy rào”, “Phật nhảy lầu” là nhớ mang máng vậy.

Người ta ấn tượng nhất là 2 chữ “Phật nhảy”.

Món ăn “Phật nhảy tường” được quảng cáo như sau: “Phật nhảy tường” là món ăn ngon nổi tiếng trong hệ thống món ăn Phúc Kiến với vật liệu cầu kỳ, cách chế biến đặc sắc, mùi vị thơm nồng. Nguyên vật liệu để chế biến món ăn này bao gồm các loại sơn hào hải vị thượng hạng như bào ngư, hải sâm gai, phá cáo, vi cá, sò điệp Nhật, gân heo, nhân sâm… Điểm đặc biệt nhất làm nên độ hấp dẫn của món ăn “Phật nhảy tường” chính là phần nước canh phải tiềm và chưng cách thủy trong vòng 3 ngày 3 đêm. Đây là món ăn bổ dưỡng, có nhiều tác dụng như tăng thể lực, tăng trí nhớ, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể”.

Từ “Phật nhảy” dùng để gọi món ăn đặc sản tẩm bổ, tăng thể lực nghe thật là khó chịu đối với người phật tử. Theo số điện thoại in trên quảng cáo, chúng tôi gọi đến nhà hàng, thì người bán né tránh giải thích tên gọi, tìm cách không nói là tên gọi truyền thống hay tự đặt mới đây, mà cứ nhấn mạnh đến "Phật nhảy tường" làm người ăn sung sức, cường lực, giá hàng mấy trăm ngàn một phần ăn.

Đặt tên món ăn như vậy là bất kính (ảnh minh họa)

Nếu là tên truyền thống thiết tưởng cũng không nên dùng cho quảng cáo trên truyền thông đại chúng hôm nay. Còn nếu là tên món ăn mới tự đặt thì càng không nên nữa, vì sự đụng chạm đến tôn giáo rất rõ ràng.

Phật là một vị giáo chủ uy nghiêm, tôn quý, thanh tịnh, sao lại là “Phật nhảy tường”. Nếu không trộm đạo thì đây cũng là một hình ảnh không hay, không đẹp (trong Truyện Kiều có câu miêu tả Kiều nhảy tường “Cất mình qua bức tường hoa” khi ăn trộm chuông khánh của nhà Hoạn Thư).

Từ nhảy kèm với bồi bổ tăng lực còn có thể có cách hiểu không tế nhị, hoàn toàn bất kính tôn giáo, với ở đây là “Phật nhảy”.

Vì vậy, với thông tin này kính đề nghị cơ quan có trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản góp ý với nhà hàng Gia Phú Phúc Kiến về việc này, đề nghị không quảng cáo món ăn có từ “Phật” nữa, nhất là món ăn mặn.

Địa chỉ của nhà hàng Gia Phú Phúc Kiến là: 513/28-30 Gia Phú, P3, Q6, TP.HCM. ĐT: (08)39671618; 39670265; 0933268628).

Nhân đây, kính mong phía Phật giáo chúng ta cũng không nên dùng tên Phật, tên Bồ tát, tên Kinh Phật đặt cho món ăn kiểu “Bánh mì Pháp Hoa”, để người ta có thể bắt chước theo, hay căn cứ vào đó để biện bạch cho cách làm của họ.

Minh Thạnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm