“Phật tại tâm, Phật pháp là những điều mình ngộ”
Chia sẻ cùng Phatgiao.org.vn, nhà báo Nguyễn Huy Hoàng, Uỷ viên Ban biên tập kiêm Tổng Thư ký toà soạn báo Đời sống & Pháp luật nói: “Thiền là một phương pháp luyện tâm, trí. Phật tại tâm chúng ta”.
Anh Hoàng cho biết, trước đây thỉnh thoảng có mạn đàm với quý Thầy là Chánh Văn phòng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, nên sau đó anh Hoàng có đọc qua giáo lý nhà Phật.
Tôi đọc các kinh điển Phật giáo và suy nghĩ về điều ấy dưới góc độ là một loại triết học, chứ không tìm hiểu sâu về lễ. Có một việc rất hay có thể áp dụng là Thiền”.

Nhà báo Nguyễn Huy Hoàng: "Đức Thích Ca Mâu Ni chính là người khởi thuỷ viết nên tư tưởng, giáo lý nhà Phật”.
“Tôi nghe quý Thầy giải thích về Thiền, tự thấy rất hay. Thiền là một phương pháp luyện tâm, trí. Nếu ta cứ làm cái gì đó thật say mê thì sẽ tập trung và quán tưởng đươc suy nghĩ của mình, không bị loạn đầu bởi những suy nghĩ khác. Tập trung chuyện môn cũng là một cách thiền”, nhà báo Huy Hoàng giải thích.
Theo nhà báo Huy Hoàng, Đức Phật là nhân vật Phật giáo có thật, Ngài đã tịch diệt về Niết bàn cáhc đây hơn 2500 năm tại Ấn Độ. Còn
“Đức Phật có một người thật bằng xươg bằng thịt như chúng ta. Ngài chính là Đức Thích Ca Mâu Ni trong kinh sách Phật giáo, chính là người khởi thuỷ viết nên tư tưởng, giáo lý nhà Phật”.
“Còn người đi tu, họ đã vào Chùa, người ta tập trung gõ mõ tụng kinh. Đối với Phật tử bình thường, tôi nghĩ Phật tại tâm ta. Phật là những điều mình ngộ, tức là hiểu được về lẽ vô thường, về nhân quả, luân hồi, về từ bi và lòng yêu thường. Vì sau rốt cuộc, thân xác này, và mọi thứ trên thế giới này sẽ tan thành cát bụi".
"Hiểu vậy nên khi còn sống, sống sao cho tốt, để có một kiếp sống tiếp đó tốt đẹp, an lành hơn”.
Chuyên mục Phật giáo và Người trẻ đón nhận các chia sẻ, ý kiến của bạn trẻ, Phật tử về Đức Phật, về Pháp, về Phật giáo, về sống từ bi và lòng yêu thương, xin hoan hỷ gửi ý kiến cho chúng tôi tới: info@phatgiao.org.vn.
A di đà Phật.
Thiện Đức (ghi)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Sau động đất, không còn ai giàu - không còn ai nghèo
Phật pháp và cuộc sống
Một đêm dài, hàng ngàn con người nằm sát bên nhau, không mái che, không giường nệm. Mặt đất lạnh lẽo là giường chung, bầu trời đêm là tấm chăn duy nhất. Sau động đất, không còn ranh giới giữa giàu và nghèo – chỉ còn những con người đồng cảnh ngộ, cùng chia sẻ nỗi mất mát và sự mong manh của kiếp người.

Trì hoãn là tên trộm giấu mặt của mọi ước mơ
Phật pháp và cuộc sống
Có một kẻ trộm không đột nhập vào nhà, không mang theo dao súng nhưng lại âm thầm lấy đi những điều quý giá nhất trong đời ta như những giấc mơ, khát vọng, và cả chính bản thân ta trong hình hài rực rỡ nhất.

Ngày Cá tháng Tư: Niềm vui hay hệ luỵ dưới góc nhìn Phật giáo
Phật pháp và cuộc sống
Ngày 1 tháng 4 hằng năm, hay còn gọi là Ngày Cá Tháng Tư, là dịp mà mọi người trên thế giới thường dành để bày trò đùa cợt, tạo ra những tình huống hài hước nhằm trêu chọc người khác. Đây được xem như một ngày hội vui vẻ, nơi mà sự dối trá vô hại được chấp nhận rộng rãi.

Hãy thương quý mạng sống chúng sinh
Phật pháp và cuộc sống
Dù biết rằng con người không ai thoát khỏi vòng sinh lão bệnh tử, ai cũng sẽ đối mặt với ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, nhưng nếu chúng ta làm lành, tránh dữ, tránh sát hại chúng sinh thì những rủi ro nó sẽ nhẹ đi một chút, hoặc khi mình đã từ giã cõi đời rồi cũng không còn phải mang nợ thân, mạng với chúng sinh.
Xem thêm