Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phát tâm là gì?

Một trong những danh từ giới chùa chiền ưa sử dụng là “phát tâm” hay “phát bồ đề tâm”, có nghĩa tương tự danh từ “tình nguyện” hay “tự nguyện”.

Một việc làm tự nguyện có những đặc tính sau. Thứ nhất, nó phát xuất từ tâm ta muốn làm, không do áp lực của người hay hoàn cảnh thúc đẩy (vì nợ nần, tình duyên trắc trở mà đi tu chẳng hạn, thì không gọi là “phát tâm” xuất gia được). Thứ hai khi công việc đã tiến hành, ta không bị chi phối vì khen chê, không vì khó khăn, mà lùi bước.

Thứ ba ta sẵn sàng đón nhận những hậu quả dù hay hay dở, vinh hay nhục dưới mắt thiên hạ. Cuối cùng như một mũi tên bắn ra, thế nào cũng trúng một chỗ, cái tâm tha thiết nguyện làm việc cũng vậy, khi đã phát ra thì việc ấy sớm muộn sẽ hoàn tất, không ở đời này thì đời sau, không đời sau thì a tăng kỳ kiếp.

Danh từ phát tâm hiểu như vậy có nghĩa là “phát bồ đề tâm” rút gọn. Bồ đề tâm là tâm cầu trí giác vô thượng của Phật, đầy đủ ba đức là trí đức, đoạn đức và ân đức. Trí đức thì không còn mê lầm. Đoạn đức thì hết sạch phiền não. Ân đức thì làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Phát tâm Bồ đề tâm có hai nhiệm vụ lớn: Một là trên cầu Phật đạo để tự lợi, hai là dưới là hóa độ chúng sinh.

Phát tâm Bồ đề tâm có hai nhiệm vụ lớn: Một là trên cầu Phật đạo để tự lợi, hai là dưới là hóa độ chúng sinh.

Muốn tâm bồ đề ấy được phát sinh, phát triển phải làm như lời Phật dạy trong kinh Kim Cang: “Dĩ vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, tu nhất thiết thiện pháp” (dùng cái tâm không bốn tướng mà làm các việc lành). Trở lại những đặc tính nói trên để thấy: khi làm một việc mà không bị khen chê chi phối, là không có tướng ngã (nếu có ngã, tự ái nổi lên thì bị chê liền phẫn nộ, được khen liền tự kiêu).

Đã không mừng vì tiếng khen, không giận vì lời chê thì cũng không quan tâm phân biệt người khen với kẻ chê, đó là không tướng nhân. Trước những bình phẩm đủ loại của tất cả mọi người, tâm vẫn bất động là không tướng chúng sinh (khen chê không phải một người, mà nhiều người, nhiều loại khen chê). Không kể thời gian lâu xa bao nhiêu, vẫn im lặng tiến bước trên đường đã chọn, là không tướng thọ giả ...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Phật giáo thường thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Xem thêm