Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/08/2020, 09:04 AM

Bồ đề tâm là gì? Tại sao chúng ta nên phát Bồ đề tâm?

Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ. Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ. Cho nên trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ đề.

Bồ đề tâm là gì?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng giảng giải: “Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ. Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ. Cho nên trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ đề”.

Bồ đề tâm tương đối và bồ đề tâm tuyệt đối

Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ.

Bồ đề tâm có thể nói là tinh tủy của Phật Pháp, tức là tâm giác ngộ.

Ý nghĩa của phát Bồ đề tâm

Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Chúng ta tu hành cầu thành Phật đạo mà không phát tâm Bồ đề thì không thể thành Phật đạo được. Cũng giống như muốn nấu cát mà lại thành cơm, không thể có. Phải là nhân của phát Bồ đề tâm, phát Bồ đề nguyện và thực hành Bồ đề hạnh mới có thể thành tựu được Phật quả, đạt được giác ngộ tối thượng. Cho nên tâm Bồ đề là tâm rất quý”. Như vậy, người đệ tử Phật khi thực hành tâm nguyện Bồ đề thì sẽ làm các công đức Bồ đề – là công đức rộng lớn vì lợi ích chúng sinh. Các công đức rộng lớn đó vượt qua phước báo của thế gian, vượt qua phước báo của cõi Trời. Nhờ có nguyện này mà người tu hành có lòng tin kiên cố, không bị thối chuyển để đi tới con đường giác ngộ, thành tựu đạo quả.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng từng chia sẻ: “Khi hiểu được ý nghĩa của tâm Bồ đề thì lúc còn cư sĩ, Thầy đã tha thiết, mong mỏi được phát tâm Bồ đề và đúng là nhân duyên hội ngộ đầy đủ, chắc chư Phật cũng gia hộ để Thầy có đủ duyên được phát Bồ đề tâm nguyện”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Lễ phát Bồ đề tâm nguyện (năm 1998) dưới sự chứng minh của Hòa thượng n sư Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Lễ phát Bồ đề tâm nguyện (năm 1998) dưới sự chứng minh của Hòa thượng n sư Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Lý tưởng Bồ tát đạo và con đường phát Bồ đề tâm ăn chay

Nhân duyên hội đủ, vào ngày 19/6/Mậu Dần (tức 01/8/1998), Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã cùng các huynh đệ thực hiện lễ Phát Bồ đề tâm nguyện dưới sự chứng minh của Hòa thượng Ân sư Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Đại đức chia sẻ: “Thầy cảm nhận được năng lực của Bồ đề tâm nguyện khi mình chân thật phát rất mạnh mẽ. Và tất cả các sự việc thành tựu đến ngày hôm nay, Thầy nghĩ rằng đều nhờ công đức của Bồ đề tâm”.

Tại sao phải phát Bồ đề tâm?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng: “Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy chúng ta làm việc thiện, tu việc thiện mà thiếu Bồ đề tâm thì vẫn là hành động theo Ma vương. Chúng ta hành thiện được phước báo, chúng ta giàu sang phú quý, xinh đẹp rồi sống lâu, mạnh khỏe thì lại thụ hưởng ngũ dục thôi. Thụ hưởng ngũ dục rồi lại sa đọa, chìm đắm. Cho nên, con đường đấy gọi là con đường luân hồi và đúng là con đường của Ma vương. Ma vương thích chúng ta đi luân hồi thật lâu để chúng có bạn; Ma vương không thích giải thoát, nó thích đi luân hồi, nó thích mọi người cùng làm việc xấu, việc ác với nó để cho có đồng bọn. Cho nên chúng ta tuy làm việc thiện mà không có tâm Bồ đề thì chúng ta vẫn là hành động theo ý tưởng của Ma vương”.

Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ.

Phát Bồ đề tâm nguyện tức là nguyện tu tập đạt được giác ngộ.

Trang nghiêm đại lễ phát Bồ Đề tâm nguyện và cầu siêu cho thai nhi tại chùa Ba Vàng

Trong “Văn khuyến phát Bồ đề tâm” của Thật Hiền Đại Sư được Đại đức Thích Trúc Thái Minh trích dẫn có đoạn: Bồ đề tâm là chúa tể của mọi thiện Pháp. Phát khởi tất phải có lý do. Lý do ấy nay xin được nói lược mười thứ. Và Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã giảng giải như sau:

Một là nhớ ơn nặng của chư Phật

Hai là nhớ ơn sinh dưỡng của cha mẹ

Ba là nhớ ơn của Sư trưởng

Bốn là nhớ ơn của đàn na tín chủ

Năm là nhớ ơn chúng sinh

Sáu là nhớ khổ của sinh tử

Bảy là trọng tánh linh của mình

Tám là sám hối nghiệp chướng

Chín là cầu sinh Tịnh độ

Mười là làm cho Phật Pháp tồn tại lâu dài.

Lợi ích của việc phát tâm Bồ đề

Phát Bồ đề tâm có lợi ích trong rất nhiều kiếp về sau. Khi ấy, chúng ta không làm các việc ác, không bị xui khiến làm các việc ác, không có nhân duyên làm việc ác ở nhiều kiếp sau. Phát tâm Bồ đề tức là chúng ta phát tâm vì lợi ích của chúng sinh; vì lợi ích của chúng sinh nên chúng ta không thể làm việc ác. Bởi vậy, khi phát nguyện thực hành Bồ đề hạnh, chúng ta sinh ra ở kiếp nào cũng không gặp duyên chơi với người ác, làm các việc ác; mà sẽ biết làm việc thiện giúp chúng sinh được hạnh phúc. Còn nếu chúng ta cũng làm các việc thiện, không cầu Vô thượng Bồ đề thì các việc thiện đó cũng khiến cho chúng ta có phước báu; nhưng theo dòng nghiệp, chúng ta vẫn kết duyên với người ác, khởi ý ác và làm các việc ác.

>Xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm