Bồ đề tâm tương đối và bồ đề tâm tuyệt đối
Bồ đề tâm tương đối dựa trên nền tảng thấu hiểu nhân, quả và nghiệp. Bồ đề tâm viên mãn dựa trên nền tảng thấy rõ bản chất của những cảm xúc phiền não.
> Tại sao chúng ta phải phát nguyện Bồ đề tâm?
Bồ đề tâm tương đối dựa trên nền tảng thấu hiểu nhân, quả và nghiệp. Bồ đề tâm viên mãn dựa trên nền tảng thấy rõ bản chất của những cảm xúc phiền não. Khi con thấy bản chất của chúng là tánh Không thì đó là Bồ đề tâm viên mãn. Rồi sau đó con sẽ vượt lên được các khái niệm này. Nhân, quả và nghiệp không ảnh hưởng gì đến Bồ đề tâm viên mãn bởi vì Bồ đề tâm viên mãn siêu vượt khái niệm.
Nhưng cho đến khi con chứng ngộ được Bồ đề tâm viên mãn, con phải tin vào nhân, quả và nghiệp. Cho đến lúc đó, con phải thực hành thiện hạnh. Sự kết hợp giữa Bồ đề tâm tương đối và Bồ đề tâm viên mãn sẽ xảy ra khi con hiểu được tự tánh chính là tánh Không. Lúc đó, con sẽ phát khởi tâm đại bi đối với những kẻ chưa thấy được điều này. Như vậy, vào thời điểm đó, Bồ đề tâm tương đối và Bồ đề tâm viên mãn sẽ kết hợp với nhau.
Lý tưởng Bồ tát đạo và con đường phát Bồ đề tâm ăn chay
Khi con thực hành Bồ đề tâm viên mãn, con sẽ thiền định về tự tánh của chính mình. Đức Milarepa đã dạy rằng tự tánh này là tâm bình thường của chúng ta. Đức Tilopa thì dạy rằng khi con quán sát tâm thì sẽ chẳng thấy gì cả. Đây có thể là một giáo huấn quen thuộc đối với con nhưng những người mới bước chập chững trên đường đạo có thể chưa hề nghe thấy điều này bao giờ.
Khi thiền định, các đệ tử mới tu không nên bám luyến vào ý nghĩ của mình mà chỉ cần nhận biết chúng mà thôi. Qua việc thực hành như vậy, con sẽ có kinh nghiệm và thoáng thấy bản tâm.
Nếu con có tín tâm đối với thầy của mình, khi con nhìn vào tự tánh của chính mình, con cũng có thể nghĩ đến người ấy hoặc nhớ đến sự từ ái của đức Milarepa. Rồi thì lòng sùng mộ và sự thực hành nhận biết ra tâm mình có thể kết hợp với nhau. Trong dòng truyền thừa Kagyu lòng sùng mộ được chú trọng đặc biệt. Nếu có lòng sùng mộ đối với đạo sư, con sẽ đạt giác ngộ ngay trong kiếp sống này. Có hai vị thầy là vị thầy bên ngoài và sự nhận biết ra tâm mình. Sự kết hợp giữa hai vị thầy này sẽ là vị thầy tốt nhất.
Trích: “Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý
”Tác giả: Konchog Gyaltsen - Garchen Rinpoche
Bản dịch tiếng Anh: Ina Dhargye
Chuyển dịch Việt ngữ: Konchog Kunzang Tobgyal
Hiệu đính tiếng Việt: Konchog Changchup
Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm