Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/05/2020, 08:50 AM

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Nghe như vầy: Một thời, Phật tại nước Xá Vệ, trong tu viện Cấp Cô Độc thuộc vườn của thái tử Kỳ Đà. Phật nói với các đệ tử: Lắng nghe ta thuyết thế nào là không đúng chân lý và thế nào là đúng chân lý.

Từ hiện sinh đến đản sinh

Chân lý nhìn nhận đúng là có lòng tin việc bố thí đời sau nhận được đầy đủ phước. Có lòng tin vào lễ nghĩa là tỏ lòng thành kính khi thấy sa môn, người học đạo, thì được phước.

Chân lý nhìn nhận đúng là có lòng tin việc bố thí đời sau nhận được đầy đủ phước. Có lòng tin vào lễ nghĩa là tỏ lòng thành kính khi thấy sa môn, người học đạo, thì được phước.

Đây là những điều là không đúng chân lý: Nhìn nhận sự việc không đúng; Niệm không đúng; Nói không đúng; Trì không đúng; Cầu không đúng; Hành động không đúng; Ý không đúng; Định không đúng. Đó là tám hành động không đúng chân lý.

Những gì là tám hành động đúng chân lý:

Thứ nhất là nhìn nhận đúng sự việc. Nhìn nhận đúng là: Có lòng tin vào việc bố thí; có lòng tin vào lễ nghĩa; có lòng tin vào thờ cúng; có lòng tin vào thiện ác dẫn đến nhân quả; có lòng tin vào cha mẹ; có lòng tin vào những vị tu hành trong xã hội; có lòng tin vào lý tưởng tu học; có lòng tin vào hành động đúng; có lòng tin vào thọ nhận đúng. Đời này, đời sau, tự mình tu học, tự mình chứng đắc, để giáo hóa người khác. Đó là nhìn nhận đúng sự việc.

Thứ hai Niệm đúng. Ước mong bỏ dục vọng; ước mong xuất gia; không sân hận; không phẫn nộ; không có ý làm hại người. Đó là Niệm đúng.

Thứ ba, nói lời đúng. Không nói hai lời, không nói thêu dệt, không nói lời thô bạo, không nói dối. Đó là nói lời đúng.

Thứ tư, hành động đúng. Không giết hại sinh vật, không trộm cướp, không tà dâm. Đó là hành động đúng.

Thứ năm, Thọ đúng. Người đệ tử học đạo không tìm cầu điều sai trái. Tìm cầu thức ăn, nơi ở, thuốc men đúng phép tắc. Đó là thọ nhận đúng.

Thứ sáu, Trì đúng. Nghĩ về sinh tử cùng với giáo lý nhân duyên mà nỗ lực thực hành tinh tấn, không lười biếng, giữ vững tâm ý. Đó là Trì đúng.

Thứ bảy, Ý đúng. Nghĩ về sinh tử, tâm ý không vọng tưởng, không cầu mong. Đó là Ý đúng.

Thứ tám, Định đúng. Nghĩ về sinh tử, dừng so sánh; dừng vọng tưởng, để không gây ra tội lỗi, không bị tán loạn. Đó là định đúng.

Này tỳ kheo, vị đệ tử có học đạo phải thọ trì đúng với tám thực hành như lời dạy, để đắc đạo giác ngộ.

Tự thân với trí tuệ, ở đời này đời sau đạt được trí giác, có thể dạy bảo người khác được chứng đắc, tự thành tựu là tự thân thành tựu và có thể dạy bảo cho người khác được thành tựu.

Tự thân với trí tuệ, ở đời này đời sau đạt được trí giác, có thể dạy bảo người khác được chứng đắc, tự thành tựu là tự thân thành tựu và có thể dạy bảo cho người khác được thành tựu.

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Chân lý nhìn nhận đúng là có lòng tin việc bố thí đời sau nhận được đầy đủ phước. Có lòng tin vào lễ nghĩa là tỏ lòng thành kính khi thấy sa môn, người học đạo, thì được phước. Có lòng tin cúng tế là treo phướn, đốt hương, dâng hoa, đốt đèn. Có lòng tin thực hành 10 việc thiện để được phước báo. Có lòng tin cha mẹ là hiếu thuận. Có lòng tin vào những vị tu hành trong xã hội là hoan hỷ thọ trì kinh pháp của vị đó. Có lòng tin vào lý tưởng tu học là tu hành đạo. Có lòng tin vào việc làm đúng là đoạn ý ác. Có lòng tin vào thọ là không vi phạm giới cấm. Tự thân với trí tuệ, ở đời này đời sau đạt được trí giác, có thể dạy bảo người khác được chứng đắc, tự thành tựu là tự thân thành tựu và có thể dạy bảo cho người khác được thành tựu. Nhìn nhận đúng như vậy là tự giải thoát và giải thoát cho người khác.

Chân lý thứ hai về Niệm là biết những gì do Ý khởi là sai trái, chỉ có muốn xuất gia là cách làm tâm thanh tịnh. Không sân hận, không phẫn nộ, học hạnh nhẫn nhục, không gây hại là đưa Ý về thanh tịnh.

Chân lý thứ ba về ngữ nói lời đúng là không mắng chửi, không phạm bốn lỗi về miệng, chỉ nói lời thành thật, hợp với giáo lý.

Chân lý thứ tư về hành là không giết hại, trộm cắp, dâm dục mà thực hành thành tín.

Chân lý thứ năm về thọ là không tham lam, chỉ một bộ y, một bữa ăn, để sống khiêm cung.

Chân lý thứ sáu về trì là hướng về Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Lời tán thán Đức Phật

Chân lý thứ bảy về ý là tâm ý ngày càng tăng trưởng luôn nhớ đến Ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Chân lý thứ tám, về chỉ, là không quên nhân duyên. Chỉ là luôn phòng hộ tâm ý, bởi dừng lại là không còn gây ra phạm tội, dừng lại là cách tích tụ phước.

Phật dạy như vậy, các đệ tử đều hoan hỷ nhận.

Bến Tre, Phật Đản 2020.

Hán dịch: Đời hậu Hán, nước An tức, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao dịch

Việt dịch: Hoàng Phước Đại – Đồng An

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm