Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phát triển tổ chức "gia đình phật tử" trong thời hội nhập

Là một phật tử từ năm 1956, gia nhập đoàn sinh viên phật tử từ năm 1963, tôi chưa bao giờ sinh hoạt với gia đình phật tử. Nhưng mỗi lần đề cập đến danh xưng gia đình phật tử trong đầu tôi hiện lên hai vấn đề.

Một là: Gia đình phật tử là một thành tựu, một sản phẩm bền vững khai sinh từ Thuận Hóa Phú Xuân, có sức lan tỏa ra toàn quốc và tồn tại không có tổ chức nào khác của Phật giáo có thể thay thế được. Bởi thế trước sự thử thách trước và sau ngày 30/04/1975, nhiều tổ chức của tuổi trẻ Phật giáo như sinh viên, học sinh, hướng đạo, thanh niên phật tử .v.v... đều không còn phiên hiệu, riêng gia đình phật tử ẩn đi rồi hiện lại một cách nhẹ nhàng.
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Hai là: danh xưng gia đình phật tử gắn với tên tuổi những người thầy(1), những anh chị(2), những bạn bè(3) có nhân cách, có đạo đức, có văn hóa, có ý thức về quốc gia dân tộc tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến thế hệ trước, trong và sau tôi ở Huế. Sở dĩ gia đình phật tử tồn tại và phát triển tốt, theo tôi là nhờ quý vị có trách nhiệm lãnh đạo gia đình phật tử vận dụng tốt giáo lý “khế cơ, khế lý” của đức Phật. 

Tâm và trí sinh viên đại học thời đất nước đi vào kinh tế thị trường hội nhập quốc tế như thế nào?


Sáu mươi năm qua, đối tượng gia đình phật tử nhắm đến là các em tuổi Oanh Vũ (7 đến 12 tuổi), Thiếu niên (13 đến 17 tuổi) và nam nữ Thanh niên (từ 18 tuổi trở lên). Phân chia theo lứa tuổi như thế không còn hợp lý cho nên từ năm 1963, đã xuất hiện thêm nhiều tổ chức theo tính chất, nghề nghiệp và trình độ học vấn khác nhau như thanh niên phật tử (phần lớn là người lao động), học sinh phật tử, sinh viên phật tử và hướng đạo phật tử.v.v... Nổi bật nhất là sinh viên phật tử.

Sau năm 1975, do hoàn cảnh lịch sử tất cả những đoàn thể tuổi trẻ phật tử trên đều không còn chỗ đứng. Vì thế, từ đó gia đình phật tử trở lại vai trò vận động toàn thể các giới trẻ Phật giáo trong xã hội. Đây là một giải pháp tình thế chứ không phải yêu cầu của thực tế đời sống. Gom hết các thành phần có trình độ khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, ý hướng thăng tiến khác nhau vào trong một tổ chức nó tạo được tinh thần hòa hợp nhưng ngược lại nó cũng giữ chân nhau khiến cho tổ chức không tiến lên được. Đối với xã hội và ở khắp mọi nơi, xưa cũng như nay, sinh viên đại học luôn là thành phần ưu tú nhất của xã hội, có ảnh hưởng lớn trong tương lai của đất nước nói chung và tôn giáo nói riêng.

Chọn nghiệp

Trong cuộc sống theo kinh tế thị trường ngày nay, lý tưởng của tuổi trẻ là làm sao có được một mảnh bằng đại học. Sau đó bằng mọi cách tìm cho được một chỗ làm việc ổn định. Bằng đại học Việt Nam hiện nay thì nhiều mà người có chuyên môn giỏi, có tay nghề cao thì ít, nên muốn có được một chỗ làm việc ổn định, có chỉ số lương cao không phải dễ. Vì thế mới sinh ra chuyện học giả, bằng thiệt, học giả bằng giả, hối lộ, thậm chí có nơi xảy ra chuyện “gạ tình” nữ sinh mới có bằng đại học, mới có được một chỗ làm việc. Một sinh viên có tay nghề cao, thông thạo Anh ngữ, được một Công ty nước ngoài tuyển dụng là hình ảnh lý tưởng nhất của tuổi trẻ trong đại học ngày nay.

Đời sống vật chất

Vừa đua đòi không thua chị, kém em vừa là phương tiện sinh hoạt, phương tiện học tập, chưa làm ra tiền nhưng hầu hết sinh viên đại học luôn phấn đấu có xe Honda, có điện thoại cầm tay, có Laptop, có đủ tiền mua xăng và tiền mua thẻ điện thoại trả trước. Bởi thế, trong các đại học xảy ra chuyện mất cắp, chuyện tiêu cực trong một số nữ sinh viên.

Khủng hoảng tinh thần

Tuổi trẻ luôn tôn thờ một thần tượng nào đó. Nhưng trong xã hội ngày nay thiếu vắng các “thần tượng”, như thần tượng văn học, thần tượng âm nhạc, người có nhân cách lớn, thiếu lý tưởng cao cả. Đất nước đã thống nhất, hòa bình, độc lập, hội nhập, đã có nhà nước lo làm giàu, lo giữ nước, không có gì để sinh viên phải ưu tư cả. Chưa bao giờ tuổi trẻ đại học lại căng như bây giờ. Từ cách ăn mặc, kiểu tóc, đi đứng, nhảy nhót, hát hỏng, Nếu đề cập thêm về chuyện ăn nhậu, trai gái nữa thì vô kể.

Ngày 10/08/1938, trong diễn văn khai mạc Đại hội thường niên của Hội An Nam Phật học, bác Chánh Hội trưởng Lê Đình Thám đã dõng dạc tuyên bố: "Không có một thành tựu vững bền nào lại không nhắm đến hàng ngũ thanh thiếu niên, họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai...".

(Tóm lược hội thảo: Vai trò cư sĩ phật tử và gia đình phật tử trước bước đi lên của Phật giáo trong thời hội nhập và phát triển của đất nước, Huế, 29/07/2011).

Tâm Hằng - Nguyễn Đắc Xuân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Phật pháp và cuộc sống 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật pháp và cuộc sống 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Phật pháp và cuộc sống 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm