Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hòa thượng Pháp Tông giới thiệu về tranh thủy mặc

Tranh thủy mặc là một trong các hình thái hội họa xuất phát từ Trung Quốc. Dựa vào thuật ngữ “thủy mặc” chúng ta có thể hiểu nôm na là loại tranh này chủ yếu do mài mực Tàu ra, pha với nước, rồi dùng bút lông vẽ trên giấy xuyến hoặc trên lụa nên về sắc thái chỉ có hai màu đen và trắng.

Audio
Hòa thượng Pháp Tông (đứng, thứ 2 từ phải qua) - vị giáo phẩm của Nam tông Kinh tại TT-Huế, Ủy viên HĐTS, Phó BTS Phật giáo tỉnh TT-Huế giới thiệu về triển lãm tranh thủy mặc của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh, Sơ tổ Huyền Không

Hòa thượng Pháp Tông (đứng, thứ 2 từ phải qua) - vị giáo phẩm của Nam tông Kinh tại TT-Huế, Ủy viên HĐTS, Phó BTS Phật giáo tỉnh TT-Huế giới thiệu về triển lãm tranh thủy mặc của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh, Sơ tổ Huyền Không

Tranh thủy mặc và thư pháp chữ Hán là hai loại hình nghệ thuật ra đời tại Trung Hoa và phát triển song song với nhau. Loại tranh vẽ này xuất hiện vào thời nhà Đường (618-907); phát triển mạnh và vươn tới đỉnh cao dưới triều nhà Tống (960-1279) rồi được truyền sang Nhật Bản do các nhà sư thuộc Thiền tông Trung Hoa vào thế kỷ thứ 14.

Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa cỏ, phong cảnh, chim thú, người,… và thường kèm theo thơ chữ Hán hoặc một vài dòng chữ Hán. Trên các bức họa thường có khuôn dấu của họa gia, khuôn dấu của thư pháp gia hoặc tác giả bài thơ.

Nhìn vào bức tranh thủy mặc ta có thể nhận ra đây là hình thái nghệ thuật phối hợp giữa hội họa, thơ, thư pháp, khuôn dấu (thi, thư, họa, ấn) mang phong cách đặc thù của Trung Hoa. Chính vì vậy mà từ hơn ngàn năm nay Thủy mặc họa được coi là Quốc họa của Trung Hoa.

Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh tham quan triển lãm tranh thủy mặc của ngài, nhân lễ hội Huyền Không 2024, ngày 24/3. Đây là lễ hội thường niên, vào rằm tháng 2 âm lịch nhân kỷ niệm thành lập chùa Huyền Không

Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh tham quan triển lãm tranh thủy mặc của ngài, nhân lễ hội Huyền Không 2024, ngày 24/3. Đây là lễ hội thường niên, vào rằm tháng 2 âm lịch nhân kỷ niệm thành lập chùa Huyền Không

Một bức tranh thủy mặc đúng mức phải hội đủ rất nhiều yếu tố, như: Được vẽ bằng bút lông chuyên dụng chỉ dùng để vẽ; mực được mài trên nghiên hoặc mực nước được pha chế sẵn phải là loại mực thượng hạng; giấy thì phải là xuyến chỉ (loại giấy được sản xuất thủ công cao cấp, trắng mịn; chứ không phải giấy công nghiệp hoặc ngả vàng, mặt giấy nhám, sần như giấy Dó vẽ tranh Đông Hồ); họa sĩ vẽ tranh thủy mặc phải có khả năng tập trung tâm ý, cảm xúc cao độ, khí lực và nội công vững vàng (thể hiện ra cánh tay, cổ tay, các ngón tay khi thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát từng nét bút không run rẩy) mới phóng bút xuống giấy vì đặc điểm của loại giấy này hút mực rất nhanh, nét bút nào sẽ chết nét ấy, không sửa chữa được!

Vì thế, muốn có một bức tranh thủy mặc đẹp và tốt, điều kiện tiên quyết là phải có văn phòng tứ bảo tốt, tức giấy, bút, mực, nghiên tốt. Đầu tiên là bút vẽ. Phải là bút lông loại cứng hay loại mềm tùy vào đối tượng muốn vẽ. Ví dụ: vẽ trúc và lan nên dùng bút lông sói; khi nhuộm màu sử dụng bút lông dê; dùng cọ cứng khi vẽ núi non, sông nước, rễ cây,… Giấy dĩ nhiên phải là xuyến chỉ vì xuyến chỉ hút mực nhanh, không nhòe nên tạo hình phóng bút như ý. Mực tốt phải nhuyễn, khi hòa với nước phải thể hiện được 7 gam màu đen đậm nhạt, sáng tối. Nghiên tốt giúp mài mực nhuyễn, không để lại cặn và chậm khô.

Thế nhưng, cho dù có đủ văn phòng tứ bảo thượng hạng mà bức tranh không thể hiện bút pháp độc đáo, nhuần nhuyễn và bố cục thích đáng thì bức tranh chỉ là cái xác không hồn! Kỹ thuật cầm bút, phóng bút uyển chuyển, mềm mại, bay bướm; cách xử lý màu sắc đậm nhạt, sáng tối theo cảm xúc mới tạo nên bức họa sống động, phóng khoáng mà không có trường phái hội họa cổ kim nào sánh được. Đồng thời, bố cục tranh phải hợp lý, phân bố rõ và khéo léo chủ thể chính và phối cảnh phụ như thế nào; bài thơ đặt ở đâu thì phù hợp, không làm giảm vẻ đẹp của bức tranh; lạc khoản và con dấu nằm ở vị trí nào cũng là yếu tố làm tăng giá trị nghệ thuật cho bức họa.

Căn cứ vào lối vẽ và phong cách thể hiện người ta phân chia tranh thủy mặc Trung Quốc thành hai loại: tranh màu tả thực và tranh thủy mặc (đen trắng) truyền thần, ngụ ý.

Tranh thủy mặc của ngài Viên Minh

Tranh thủy mặc của ngài Viên Minh

1/ Tranh tả thực (Tề tất họa), tức lối vẽ chi tiết, sát với cảnh thực, thường được biết dưới tên “công bút”. Loại tranh này có lối vẽ tinh tế đến từng chi tiết. Họa sĩ  khi phác thảo khung cảnh, người vật, cây cối,… chú trọng tới từng bộ phận nhỏ, sau đó tiến hành tô màu. Phẩm màu tươi đậm được sử dụng cho loại tranh này có gốc khoáng vật nên trải qua nhiều năm tháng vẫn giữ được màu sắc tươi tắn. Nhiều họa sĩ cung đình trong các triều đại Trung Quốc đã chọn lối vẽ này.

2/ Tranh thủy mặc ngụ ý (Thô tất họa) với đường nét giản đơn, tố phác từ chất liệu đến ý tưởng, thường được gọi là “ý bút”. Có hai họa sư nổi tiếng về phong cách này tại Trung Quốc là: Tề Bạch Thạch (thế kỷ 19), chuyên vẽ tôm, cá cực kỳ sống động chỉ với mấy nét bút; và Từ Bi Hồng (thế kỷ 20), thường vẽ ngựa, được người đương thời tôn xưng “thiên hạ vô địch”. Nhiều họa sĩ trong dân gian, đặc biệt là trong giới Đạo gia, Phật gia đi theo trường phái này.

Tranh thủy mặc “ý bút” có sức thu hút các họa sĩ xuất thân ở Đạo gia hoặc Phật gia là do tính chất phóng khoáng, siêu thoát rất gần với Đạo với Pháp vì không câu nệ hình thức hoặc công thức như thể loại “công bút”.

Tranh thủy mặc của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh

Tranh thủy mặc của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh

Tại Việt Nam cho đến nay chưa có tài liệu nào cho biết từ thế kỷ 19 trở về trước có các họa gia về hội họa thủy mặc. Chỉ đến những năm 30 của thế kỷ 20 tại Chợ Lớn - Sài Gòn xuất hiện cơ sở Đông Phương nghệ uyển do Lương Thiếu Hằng sáng lập, chuyên đào tạo ra các họa sĩ tranh thủy mặc nổi tiếng hiện nay, trong đó nổi bật nhất là họa sĩ Trương Hán Minh. Ông là thế hệ thứ ba của Lĩnh Nam họa phái, ra đời ở tỉnh Quảng Đông vào cuối thời nhà Thanh. Họa sư sáng lập ra trường phái này là Lĩnh Nam tam kiệt, tức Cao Kiếm Phụ, Cao Kỳ Phong và Trần Thụ Nhân.

Năm nay, lễ hội Huyền Không năm 2024, Ban Tổ chức đưa vào chương trình một nội dung hoàn toàn mới và trân trọng giới thiệu với chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Phật tử các giới và khách thập phương hữu duyên bộ sưu tập tranh thủy mặc gồm 51 bức của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh đã được chụp ảnh, đóng khung và trưng bày để mọi người thưởng lãm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Phật pháp và cuộc sống 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Xem thêm