Thứ bảy, 19/02/2022, 08:18 AM

Phật trong chúng sanh, chúng sanh trong Phật

Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Đức Phật Thế Tôn, duy chỉ một đại sự nhân duyên mà thị hiện nơi thế gian này là khiến cho chúng sinh khai mở được tri kiến phật, để chỉ bày cho chúng sinh tri kiến phật, để giúp cho chúng sinh giác ngộ được tri kiến phật và khiến cho chúng sinh thể nhập vào tri kiến phật...”

Giáo lý là những lời dạy của bậc Thánh, của Đức Phật, hoặc của bồ-tát để giáo hóa chúng sinh. Giáo lý phát khởi từ nhân và duyên. Những nhân duyên này hình thành là do ở chúng sinh. Nếu không có chúng sinh sẽ không có chư Phật. Nếu không có chư Phật sẽ không có giáo lý. Nhân duyên và lý do khởi phát giáo lý là để giúp cho chúng sinh chấm dứt sinh tử. Đây là lý do Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện ở thế gian. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói rõ:

“Đức Phật chỉ vì một đại sự nhân duyên, một việc lớn lao nhất mà thị hiệ n trên thế gian này.”

Việc lớn lao ấy là gì? Đó là vấn đề sinh tử của con người. Vì con ngườ i không hiểu tại sao họ sinh ra, rồi tại sao họ lại chết đi? Họ tiếp tục trôi qua cuộc sống chết. Một khi họ hiểu ra, thì họ đã cận kề với sinh tử. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện ở thế gian là để chỉ cho chúng sinh hiểu được tại sao họ lại sinh ra và tại sao họ lại chết đi?

Đức Phật là phật trong chúng sinh và chúng sanh là chúng sanh trong Phật.

Đức Phật là phật trong chúng sinh và chúng sanh là chúng sanh trong Phật.

Anh sẽ về đâu sau khi chết?

Anh sẽ đi đâu khi được sinh ra?

Một khi được sinh ra trong đời, chúng sinh bị bận rộn suốt đời, phải tìm nơi để ở, kiếm áo quần để mặc, kiếm thực phẩ m để ăn... đến nỗi họ chẳng còn thì giờ để giải quyết việc sinh tử. Đây là điều mà mọi người đều phải vướng bận. Họ nói: “Tôi phải làm việc khổ nhọc và bận rộn để có được ngày hai bữa ăn, áo quần, nhà ở...”

Chẳng ai bận tâm tìm cách làm sao để chấm dứt sinh tử. Họ chẳng biết thắc mắc: “Tại sao ta đến trần gian này. Tại sao tôi ở đây? Ta từ đâu đến đây?

Khi quý vị gặp người nào đó, quý vị thường hỏi: “anh từ đâu tới? anh ở đây bao lâu rồi?” Nhưng người ta không bao giờ tự đặt những vấn đề cho chính mình. Họ quên mất mình từ đâu tới. Họ quên mất rồi mình sẽ về đâu? Họ quên mất không tự hỏi ở chính mình: “Tôi sẽ đi đâu khi tôi chết?” Chỉ vì người ta quên mất việc phải tự hỏi mình vấn đề trên. Cho nên Đức Phật mới đến thế giới này để nhắc nhở, thúc giục chúng ta giải quyết được vấn đề sinh tử.

Kinh Pháp Hoa nói rằng:

“Đức Phật Thế Tôn, duy chỉ một đại sự nhân duyên mà thị hiện nơi thế gian này là khiến cho chúng sinh khai mở được tri kiến phật, để chỉ bày cho chúng sinh tri kiến phật, để giúp cho chúng sinh giác ngộ được tri kiến phật và khiến cho chúng sinh thể nhập vào tri kiến phật...”

Nói chung, tất cả mọi chúng sinh xưa nay vốn đều có sẵn tri kiến phật. Trí tuệ sẵn có xưa nay của chúng sinh vốn đồng một thể tánh với chư Phật. Nhưng trí tuệ ấy ở chúng sinh được ví như vàng thô đang còn nằm trong mỏ như đã đề cập ở trên. Trước khi được khai quật lên thì vàng vốn chưa được hiển bày. Một khi quý vị đã nhận thức được Phật tánh vốn thường hằng, thường hiện hữu trong mình, ắt là quý vị mới như pháp tu hành, mới có thể khai quật mỏ vàng, mới tinh luyện được chất vàng ròng không còn dính tí quặng hoặc cấu bẩ n trong đó.

“Bổn hữu Phật tánh của bạn ở đâu?

Phật tánh hiện hữu trong cả trí tuệ và phiền não.

Phật tánh hiện hữu trong cả trí tuệ và phiền não.

Bổn hữu trí tuệ của chúng ta ở đâu?” Phật tánh được hiện hữu từ ngay trong phiền não của chúng ta. Một người ai cũng có phiền não và ai cũng có Phật tánh. Trong hàng phàm phu, thì phần phiền não hiển lộ nhiều hơn là Phật tánh. Phiền não ví như tảng băng, trí tuệ ví như nước, Phật tánh được ví như hơi nước. Tánh ướt của hơi nước đều có sẵn trong cả hai thứ băng và nước. Cũng thế, Phật tánh hiện hữu trong cả trí tuệ và phiền não. Nhưng khi tánh ướt của nước còn có chung trong cả hai dạng băng và nước, thì tính chất vật lý của nó có sự khác biệt. Một cục nước đá nhỏ thì cứng và có thể gây thương tích nếu người ta va phải vào nó.

Cũng thế, quý vị có thể làm tổn thương người khác bằng phiền não của mình, nhưng một vài giọt nước thì vô hại nếu quý vị tưới nó lên mọi người. Cũng như thế, người có trí tuệ dùng lời nói từ hòa của họ có thể làm cho mọi người vui vẻ ngay cả khi quở trách người khác. Nếu quý vị dùng phiền não của mình để làm phiền người khác, thì sự si mê của mình cũng như đống lửa cháy lan tới người khác ngay khi vừa thốt ra lời nói. Thực vậy, quý vị có thể làm người khác bực bội rất nhiều nếu một trong hai người nổi nóng và chắc chắn người ấy sẽ bị tổn thương.

Người ta có thể trở về với bản tâm của mình nếu tự chuyển hóa được phiề n não thành trí tuệ. Sự chuyển hóa đó được ví dụ như khi băng tan thành nước. Bạn không thể cho rằng băng chẳng phải là nước vì băng tan rồi mới thành nước. Bạn cũng không thể nói rằng nước chẳng phải là băng vì nước đông lại thì thành băng. Tính chất chung nhất của hai thứ ấy là tánh ướt.

Tương tự như vậy, không ai có thể phủ nhận rằng chúng sanh kia chẳng phả i là Phật, hay Đức Phật kia chẳng phải là chúng sinh. Đức Phật là phật trong chúng sinh và chúng sanh là chúng sanh trong Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm