Phật tử Hoa Phước: Yêu thương bằng trái tim tỉnh thức
Với tôi, về nương tựa nơi Phật là về với tâm tính chân thật nhất của mỗi người. Mỗi chúng ta như nhận ra thiện tâm đang ngủ say trong tiềm thức mình, khi khép mình vào nếp sống khoa học, nghiêm túc, và tiếp thu những trải nghiệm ý nghĩa.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tú - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản TLM đã là một Phật tử thuần thành, với lối sống đẹp, tinh thần dấn thân phụng sự xã hội, lan tỏa những giá trị tích cực cho cộng đồng; như pháp danh của mình: “Hoa cho đời - Phước cho người”.
Hữu duyên hội ngộ bà Nguyễn Thị Thanh Tú, phóng viên Phatgiao.org.vn thấy thật sự xúc động trước những điều bà chia sẻ.
PV: Được biết, bà vừa hoàn thành khóa xuất gia gieo duyên đoản kỳ tại chùa Giác Ngộ. Là người đứng đầu điều hành một tập đoàn lớn với nhiều bận rộn, động lực nào để bà mạnh dạn xuống tóc, dành thời gian sống trong chốn thiền môn những ngày qua?
- Đây là một tâm nguyện từ ngày thơ ấu của tôi, được một lần hội đủ duyên lành, để được sống đời đầu tròn áo vuông thanh cao mà an vui. Tôi sẽ nhớ mãi khoảnh khắc trong lễ xuất gia gieo duyên. Nghi thức cạo tóc mang đến niềm hoan hỉ và thiêng liêng, đánh dấu sự đột phá trong tâm thức con người, nguyện toàn tâm ý nương nhờ dưới ánh hào quang Như Lai.
“Nay cạo bỏ tóc đời
Diệt trừ mọi phiền não
Cầu an vui hạnh phúc
Chung Niết Bàn an vui”.
Con đường đến với Đạo Phật của doanh nhân Minh Nhựa
Khi một người phát tâm xuất gia không đơn thuần là xuất ra khỏi ngôi nhà thế tục mà là xuất cái phiền não ra khỏi cơ thể mình. Râu, tóc là tượng trưng cho phiền não của con người. Khi người ta thức đêm hôm suy nghĩ thì râu tóc hay mọc dài ra. Vì vậy, khi xuất gia, cạo đi râu tóc là chúng ta gạt bỏ phiền não, cao hơn nữa là xuất ra khỏi ngôi nhà của tam giới, đạt được liễu sinh thoát tử.
Buổi lễ ngày hôm ấy, hàng trăm Phật tử cung an chức sự và dâng lời tác bạch phát nguyện xuất gia gieo duyên, trải nghiệm đời sống phạm hạnh, cầu thỉnh giới pháp trước Tam Bảo. Được sự hứa khả từ chư Tôn Đức, Phật tử đã nhất tâm sám hối tam nghiệp, đảnh lễ tứ trọng ân trước khi thọ nhận giới pháp.
Theo lời Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ: “Lễ xuất gia ngắn hạn tại các chùa trên toàn cầu, dù chỉ 7 ngày, với mục đích giúp cho các Phật tử đã quý mến lý tưởng xuất gia cao quý nhưng chưa chắc đi trọn con đường nên trải nghiệm thử, và nếu thấy thích hợp thì sau khóa tu xuất gia gieo duyên có thể thu xếp công việc để xuất gia thật”.
Với tôi, về nương tựa nơi Phật là về với tâm tính chân thật nhất của mỗi người. Mỗi chúng ta như nhận ra thiện tâm đang ngủ say trong tiềm thức mình, khi khép mình vào nếp sống khoa học, nghiêm túc, và tiếp thu những trải nghiệm ý nghĩa.
Những doanh nhân luôn trăn trở giúp thế giới tốt đẹp hơn
Hàng ngày, các vị xuất sĩ gieo duyên như chúng tôi được hành trì từ 4 giờ sáng và kết thúc lúc 10 giờ tối, với các thời khóa: tụng kinh, thiền tọa, chấp tác, học Phật pháp, lễ Phật...
Tuy thời gian xuất gia gieo duyên không dài nhưng phải tuân thủ đúng các phép tắc, chuẩn mực và cả sự tu học giống như những vị xuất gia thực thụ. Khi hết thời hạn, người xuất gia gieo duyên phải xả giới, trả y và trở về đời sống cư sĩ bình thường.
Có thể nói đây là cột mốc vô cùng đáng nhớ và đầy hoan hỉ trong cuộc đời tôi. Những hồi ức đẹp khi gia nhập vào tăng đoàn vẫn luôn hiện hữu trong tâm, và tiếp tục làm nên sức mạnh, là cảm hứng để tôi luôn vững tin, hộ trì cũng như hành theo Pháp bảo để đạt đến chân hạnh phúc. Vô cùng tri ân Thượng Tọa Thích Nhật từ cùng quý Tăng Ni, các phụng sự viên Chùa Giác Ngộ đã luôn thấu đáo, chu toàn để những người con Phật như tôi trong những ngày thọ pháp xuất gia gieo duyên đã thật sự được thanh tịnh và hiểu về giải thoát. Nguyện hồi hướng công đức tu tập được để thế giới hòa bình, nạn dịch mau tiêu trừ, nhà nhà ấm no, người người hạnh phúc.
PV: Thưa bà, xuất gia gieo duyên là một việc làm đem lại phước báu vô biên, là nhân lành khiến trí tuệ phát sanh diệt trừ phiền não, hành động thiện lành này sẽ dẫn dắt những người con Phật được gặp Chánh Pháp để tiếp tục việc tu tập tiến đến đạt được quả vị vô sinh bất diệt trong những kiếp lai sinh. Đâu là những giá trị mà bà tâm đắc nhất sau khóa tu gieo duyên này?
- Sau khóa xuất gia gieo duyên, tôi nhận thấy Tứ vô lượng tâm: Từ - Bi – Hỷ - Xả đã lan toa vào tiềm thức một cách càng tự nhiên và mãnh liệt hơn, khiến ta nhìn rõ mọi thành bại, buồn vui của cuộc sống bên ngoài đều là vô thường.
Dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi còn là những bài pháp thoại đầy tính minh triết, làm hành trang cho những người con Phật trên đường dài, tự quán chiếu bước chân mình mà chọn sống tốt đời, đẹp đạo nhất. Các lời dạy của thầy đó là:
Thứ nhất, nhận thức đúng về người tu, thấy được những điều các bậc chân tu đã làm trân trọng giá trị của việc tu hành.
Thứ hai, cạo nghiệp và thói quen phàm. Chúng ta phải bắt đầu từ bỏ những thói quen phàm nhỏ đến những điều lớn hơn, để ngày càng hoàn thiện bản thân, để việc tu tập tinh tấn.
Doanh nhân thành tâm sám hối, ấy là người có trí tuệ!
Thứ ba, không ngừng trau dồi giới luật và thực tập chánh niệm.
Thứ tư, vượt qua cái tôi – một chướng ngại lớn của bản thân. Khi không còn chấp ngã, con người sẽ có nhận thức rộng hơn về chính mình. Cái tôi không còn đè nặng những quyết định, cách hành xử lẫn các mối quan hệ.
Thứ năm, sống ơn nghĩa. Chúng ta cần biết ơn mọi điều nhận được trong đời, từ đó có nét văn hóa ứng xử đẹp.
Thứ sáu, biết cung cấp cho mình những thức ăn tinh thần, biết chọn lọc hấp thu những điều hay lẽ phải, thực hành đủ đầy nghi thức tụng niệm, siêng đọc kinh sách, nghe Pháp thoại mở mang tâm sáng, lòng an.
Những ngày nơi cửa Phật, tôi cảm nhận rất rõ niềm an lạc vô vi trong từng hơi thở, qua từng giây phút thực tập chánh niệm.
Doanh nhân Ấn Độ có tài sản 1,2 tỉ USD hiến thận cho tài xế
PV: Bà đã thành lập Quỹ từ thiện mang tên chính pháp danh của mình – Hoa Phước và duy trì hoạt động của Quỹ ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, tại doanh nghiệp của bà cũng thường xuyên diễn ra các hoạt động thấm đẫm tính nhân văn, lan tỏa những thông điệp nhiệm màu của Phật pháp. Bà có muốn chia sẻ gì về những hoạt động này?
- “Như Lai là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Mọi sự luyện rèn đều hàm chứa ý nghĩa nhất định. Và tôi cũng tin là mỗi chúng ta hàng ngày đều có thể gieo duyên cho nhân lành của những tâm tính thiện lành kết thành quả ngọt trong cuộc sống, thể hiện qua nhân cách tốt đẹp; mang lại cho ta tình cảm của mọi người và những thành tựu về sự nghiệp.
Tại TLM, tất cả các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, tập thể cán bộ nhân viên hoan hỉ dùng cơm chay. Ăn chay là một phương pháp ăn uống lành mạnh và cân bằng. Nhiều nhân viên của TLM không chỉ hoan hỉ đón nhận các bữa cơm chay hàng tháng như một niềm vui khi cùng ăn uống, trò chuyện với đồng nghiệp; mà dần dần đã hình thành được thói quen ăn chay như một phần của cuộc sống, hạn chế tới mức tối đa việc gián tiếp sát sInh khi ăn các thực phẩm từ động vật.
Tôi tin rằng Đạo phải đi vào đời, vào kinh doanh, phải vì lợi ích con người, thiên nhiên và muôn loài. Chính vì vậy, vào ngày Rằm tháng Tư âm lịch vừa qua, TLM đã trang nghiêm tổ chức Lễ tắm Phật mừng Phật Đản sinh Phật Lịch năm 2564. Hạnh nguyện của tôi là mong muốn ngày càng nhiều Phật tử doanh nhân ý thức trách nhiệm và phước báu của người con Phật, đó là xây dựng được văn háo doanh nghiệp dựa vào gốc rễ của giáo pháp Phật. Có như vậy, thì giáo pháp Phật với lối sống lành mạnh, trí tuệ sẽ được lan tỏa rộng rãi trong giới trí thức.
Tổ chức Lễ Phật Đản ngay tại doanh nghiệp là cách để tập thể cán bộ, công nhân viên công ty cùng chung những thời khắc an lành, được hưởng một mùa Phật đản yêu thương, an lạc, hanh thông, sở nguyện như ý cát tường.
Mỗi mùa Phật đản về lòng tôi lúc nào cũng lâng lâng khó tả, càng nguyện cầu tâm can trước sau hết mực hộ trì Chánh pháp Như Lai để chúng sinh được thoát khổ đến bến bờ an vui.
Bên cạnh đó, tại TLM, lối sống ơn nghĩa lúc nào cũng được đề cao, trân trọng. Vu Lan Thắng hội năm nay, toàn thể đại gia đình TLM đã có một chương trình Lễ Vu Lan – Mùa hiếu hạnh vô cùng xúc động. Ngay từ nhỏ, trong chúng ta ai ai cũng đều đã được tiếp xúc với những điều đạo đức: đó là phải biết đền ơn đáp nghĩa song vấn đề này không hề dư thừa khi nhắc lại. Trong Phật giáo, “tứ trọng ân” có đề cập đến giá trị sống cao đẹp này: đó là ân cha mẹ, ân Thầy tổ, ân Tổ quốc và ân chúng sinh. Hàng ngày, mỗi con người phài biết ơn từ mọi điều chúng ta nhận được trong cuộc sống. Lòng biết ơn chính là một nét văn hóa ứng xử tạo nên giá trị cho mỗi con người.
Vượt qua ranh giới của một sự kiện mang đậm màu sắc tôn giáo, tôi tin là những triết lý cao đẹp từ trong nghi thức Bông hồng cài áo, con cái rửa chân cho Mẹ Cha… đã thật sự lay động trái tim mọi người. Nhiều nhân viên của tôi thường ngày rất hài hước, cứng rắn, nhưng hôm ấy đã rơi nước mắt khi nhắc đến đấng sinh thành. Có bậc phụ huynh được “bí mật” mời đến công ty đã bật khóc chia sẻ đây là lần đầu tiên con gái chịu để bà ôm. Tôi tin rằng giá trị cốt lõi và cao quý nhất từ trong những minh triết Phật giáo mà chúng ta được thọ học chính là tình yêu thương. Khi thật sự yêu thương cuộc đời và chúng sinh, chúng ta càng thể hiện sự khiêm hạ đến tột độ trong lối sống, chúng ta quyết tâm gạt bỏ Ngã chấp ở bản thân mình, quyết tâm đi theo con đường tìm kiếm sự hoàn thiện trí tuệ, quyết tâm xóa bỏ vô minh.
PV: Bà không chỉ thực hành lời dạy của Phật mà còn tạo cảm hứng cho nhiều người cùng làm theo. Ngày nối tiếp để kỷ niệm tuổi mới, bà không tổ chức tiệc tùng họp mặt ăn uống mà lại dành thời gian cho hoạt động phóng sinh và thiện nguyện: đến với các trẻ em kém may mắn ở mái ấm Phúc Lâm? Vì sao bà lại muốn làm vậy?
- Việc chúng ta nên làm hàng ngày là đem lại bình an, sự sống cho muôn loài thay vì tiệc tùng nhậu nhẹt, khiến bao sinh linh phải lên thớt vào nồi. TLM, Quỹ từ thiện Hoa Phước đã cùng nhau thả chim, cá tại King Bay (Đồng Nai) mong đem lại sự sống cho chúng sinh. Hôm ấy, vùng đất Vịnh Phượng Hoàng như sáng bừng lên tuyệt đẹp. Những lời chú đại bi, những lời kệ âm vang từ hàng trăm cán bộ - nhân viên ngày hôm ấy. Đó thật sự là thời khắc khó quên trong những lần chào đón tuổi mới của tôi.
Khi các anh chị em nhân viên bày tỏ niềm tự hào đến tôi thì đồng thời tôi cũng thể hiện sự biết ơn các anh chị em đã trợ duyên và đồng hành. Cứ như vậy, mà tình thân thêm gắn kết, cứ như vậy, mà tinh thần nhân văn của những người con Phật ngày càng trở nên sáng ngời, tỏa rạng muôn nơi, vững bước trên mọi nẻo đường.
Chùa Hải Sơn - Mái ấm cưu mang những đứa trẻ mồ côi
Buổi chiều, chúng tôi đến thăm Mái ấm tình thương Phúc Lâm. Và tại đây, ước mơ được làm người mẹ của hàng ngàn đứa con của tôi đã thành hiện thực. Những giọt nước mắt lăn dài vì niềm thương cảm dành cho các thiên thần nhỏ côi cút khi thầy Thích Như Lâm nói rằng đây là lần đầu tiên có người phụ nữ đến nhận được làm Mẹ của các con. Từ mùa Vu Lan sau, Thầy sẽ cài hoa hồng đỏ cho các con.
Tiếng “Mẹ Tú ơi, con yêu Mẹ” từ những đôi môi non nớt sao mà đáng yêu đến vậy. Cầu mong những trẻ thơ muôn phương sẽ được sống trong tình yêu thương ấm áp để không còn phải cất lên tiếng hát xót ca của “phận mồ côi”.
Đối với tôi, niềm hạnh phúc của mọi người, nụ cười của những bé thơ thiếu vắng hơi ấm yêu thương, đó mới chính là phần quà ý nghĩa nhất đánh dấu cột mốc tuổi mới.
Xin cám ơn bà Nguyễn Thị Thanh Tú – Phật tử Hoa Phước. Kính chúc bà sức khỏe và mãi an vui, thật nhiều thuận duyên, hạnh phúc trong đời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đại đức Thích Quảng Ngộ: “Chánh niệm giúp ích cho người trầm cảm, tạo nên một cộng đồng lành mạnh”
Phỏng vấn 16:50 30/11/2024"Trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm cho người trầm cảm" là dự án do viện nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục - trường đại học giáo dục thuộc đhqg hà nội phối hợp với một số chùa trên địa bàn hà nội thực hiện.
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Xem thêm