Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 24/01/2019, 22:08 PM

Phóng dật bị Thiên thần quở trách

Phóng dật loạn động là những phiền não chướng ngại dễ xảy ra cho người tu hành khi đối duyên xúc cảnh mà thiếu chánh niệm. Các biểu hiện như nói năng cười giỡn quá mức, ca hát nghêu ngao, trong thì buông thả 6 căn, ngoài thì chạy theo 6 cảnh, tâm không an tịnh, thân chẳng oai nghi… được gọi là phóng dật.

Từ thời Thế Tôn cho đến tận ngày nay, phóng dật là căn bệnh khá phổ biến và thường lây lan. Dĩ nhiên người tu cũng cần thư giãn, giải trí nhưng phải có chừng mực, cách thức cũng không giống với người đời, nói chung là vui trong chánh niệm. Còn vui mà thất niệm thì phóng dật, loạn động, mất hết oai nghi và tế hạnh của người tu.

Một khi đã rơi vào phóng dật thì khả năng thân giáo không còn. Hình ảnh người tu trở nên nhạt nhòa, thậm chí là tầm thường, không gây được ấn tượng tốt cho mọi người. Không chỉ bị người coi thường, Thiên thần cũng xem thường, buông lời quở trách nặng nề.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, nói năng cười giỡn suốt ngày, tâm tán loạn không định được, buông thả các căn, chạy theo sáu cảnh. Lúc ấy Thiên thần ở trong rừng này thấy những Tỳ-kheo này không thu nhiếp oai nghi, tâm không vui, nói kệ:

Trước đây chúng đệ tử

Chánh mạng của Cù-đàm

Tâm vô thường, khất thực

Vô thường, dùng giường chõng

Quán thế gian vô thường

Nên cứu cánh thoát khổ.

Nay có chúng khó nuôi

Sống ở chỗ Sa-môn

Xin ăn uống mọi nơi

Dạo khắp hết mọi nhà

Mong của mà xuất gia

Không phải nguyện Sa-môn

Tăng-già-lê lết phết

Như trâu già kéo đuôi.

Tu trong Chánh niệm

Tu trong Chánh niệm

Bấy giờ các Tỳ-kheo nói với Thiên thần: Ông chán ghét chúng tôi chăng?

Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:

Không chỉ tên dòng họ

Không nêu đích danh ai

Mà nói chung chúng này

Nêu rõ điều bất thiện

Tướng lậu hoặc mới bày

Phương tiện chỉ lỗi lầm

Ai siêng năng tu tập

Tôi quy y kính lễ.

Sau khi được Thiên thần nhắc nhở rồi, các Tỳ-kheo kia đều chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc A-la-hán”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1343)

Trước một hội chúng loạn động, thiếu oai nghi, mọi người và Thiên thần đều thất vọng. Tất cả đều khởi lên ý tưởng, họ không phải là người tu, chẳng phải đệ tử chân chính của Sa-môn Cù-đàm. Họ là những người vì lợi dưỡng, vì miếng cơm manh áo mà mặc lên mình chiếc y hoại sắc. Những người này sống mòn mỏi, dù cũng cạo đầu đắp y nhưng lếch thếch như con trâu già kéo lê chiếc đuôi của mình.

Thực ra, ai cũng kính Phật và trọng Tăng. Vấn đề là Tăng phải ra Tăng, tức thân đủ oai nghi tề chỉnh, tâm chánh niệm vững vàng, đầy đủ giới định tuệ thì người, chư thiên và quỷ thần mới tôn trọng, quy y và kính lễ. Thành ra phải chân tu thực học, ít nhất cũng nhiếp được phóng dật, loạn động. Chính đức tu mới cảm hóa mọi người.

Trong việc tu hành, sự ngoại hộ có vai trò quan trọng. Các bạn đồng tu góp ý, Thiên thần quở trách cũng là ngoại hộ. Nếu biết lắng nghe với thiện chí, thấy cái sai của mình sửa đổi quyết không phóng dật thì chắc chắn có sự tiến tu và hướng đến sự chứng đắc các Thánh quả.

Bài liên quan
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm