Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/03/2020, 07:38 AM

Phóng sinh tội hay phước?

Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong vũ trụ này, một vũ trụ vô cùng huyền diệu và mầu nhiệm với quy luật nhân quả nghiệp báo thật khách quan và công bằng. Thân, khẩu, ý thiện thì gặt hái điều thiện, và ngược lại.

 > Phóng sinh đúng cách để tránh sai lầm và nhận được phước báu thật sự

Có gì phước đức bằng việc giúp đem lại sự sống cho chúng sinh? Còn gì hạnh phúc hơn khi nhìn những cánh chim được thả tung bay trên bầu trời xanh, những chú cá tung tăng bơi đi hòa mình vào làn nước trong? Hạnh phúc vì ta cảm nhận được hạnh phúc của những sinh vật bé nhỏ đó khi được thoát khỏi chốn giam cầm để trở về với tự do.

Nhưng cũng xin đừng quên rằng thực tế có những cánh chim khi được thả ra chỉ bay loạng choạng vài giây rồi rơi trở lại xuống đất. Có những chú cá khi thả xuống đã chìm ngay vào đáy nước, chẳng còn đủ sức một lần vẫy đuôi vĩnh biệt.

Có gì phước đức bằng việc giúp đem lại sự sống cho chúng sinh? Còn gì hạnh phúc hơn khi nhìn những cánh chim được thả tung bay trên bầu trời xanh, những chú cá tung tăng bơi đi hòa mình vào làn nước trong?

Có gì phước đức bằng việc giúp đem lại sự sống cho chúng sinh? Còn gì hạnh phúc hơn khi nhìn những cánh chim được thả tung bay trên bầu trời xanh, những chú cá tung tăng bơi đi hòa mình vào làn nước trong?

Điều đáng tiếc rằng đây chỉ như là chuyện “thường ngày”. Vì đã phóng sinh thì phải mua, phải thu gom, rồi khi có đủ số lượng mong muốn thì lại còn chuyện đem đến chùa nhờ thầy làm lễ, đọc kinh, chú nguyện xong rồi mới thả. Chính vì cái khoảng thời gian dài đăng đẳng để chờ “thủ tục” đó mà cá, chim đã ngất ngư lại càng thêm ngắc ngoải. Chưa kể đến cảnh chỗ này thả cá, chỗ kia người dân gần đó tay lưới tay chài đợi chờ, như vẫn thường thấy ở một ngôi chùa có bến sông mà Phật tử vẫn thường đến thả cá phóng sinh.

Rồi lại còn tình cảnh những chú chim bán trước cổng chùa đã bị cắt bớt đầu cánh và cho nếm rượu để khi thả thì ngất ngư không bay xa được và người bán dễ dàng theo bắt lại để được bán thêm lần nữa, lần nữa. Đặc biệt khi đi phóng sinh còn chuyện có người đến tiếp cận, đưa danh thiếp quảng cáo chuyên cung cấp chim cá rùa. Tiện quá mà, đâu phải chạy ra chợ lùng tìm chi cho mất công, có sẵn địa chỉ đây rồi, chỉ việc đưa ra con số và chủng loại là xong! Vậy là chẳng khác gì yêu cầu người khác bắt cho mình thả. Một cái vòng lẩn quẩn và nghịch lý! Đã có tâm phóng sinh mà chẳng trọn. Vì đã có Bi nhưng đừng quên là còn cần phải có cả Trí và Dũng. Phóng sinh như vậy, tội hay phước, tự lòng mình đã rõ.

Nếu chúng ta cứ âm thầm phóng sinh khi có điều kiện, giúp trả lại cuộc sống cho các sinh linh, thì nói theo dân gian là “có trời biết, đất biết”, và phước báo sẽ tự nhiên đến theo quy luật công bằng của vũ trụ.

Nếu chúng ta cứ âm thầm phóng sinh khi có điều kiện, giúp trả lại cuộc sống cho các sinh linh, thì nói theo dân gian là “có trời biết, đất biết”, và phước báo sẽ tự nhiên đến theo quy luật công bằng của vũ trụ.

Trong khi đó, có những chị Phật tử, đi chợ thấy cá sống bèn trích lấy một phần trong số tiền chợ ít ỏi của mình để mua và ra bến sông gần đó lẳng lặng thả, không đợi chờ một nghi thức gì. Trong Lục độ Ba La Mật, bố thí đứng hàng đầu. Mà phóng sinh tức cũng như bố thí mạng sống, vậy có thể nói là các chị đã thực hiện hạnh bố thí Ba La Mật!

Thiết nghĩ, chúng ta đang sống trong vũ trụ này, một vũ trụ vô cùng huyền diệu và mầu nhiệm với quy luật nhân quả nghiệp báo thật khách quan và công bằng. Thân, khẩu, ý thiện thì gặt hái điều thiện, và ngược lại. Ý trong tâm ta có ai mà biết nếu không nói ra, nhưng ta vẫn nhận được quả tương ứng. Người Phật tử chúng ta có ai mà không biết chuyện chú Sa-di cứu ổ kiến mà được chuyển nghiệp? Sự tích này đã được Trí Khải đại sư thuật trong bài tựa của “Đồng Mông Chỉ Quán”.

Xin tay mặt các bạn hãy cứ âm thầm phóng sinh đi, đừng để cho tay trái biết…

Xin tay mặt các bạn hãy cứ âm thầm phóng sinh đi, đừng để cho tay trái biết…

Vị trụ trì đã chứng quả A-la-hán, biết đệ tử của mình sẽ chết trong vòng một tuần nữa bèn lẳng lặng cho đệ tử về thăm nhà. Trên đường về, thấy một ổ kiến trên bờ đê đang bị một dòng nước xoáy đe dọa cuốn trôi, chú bèn nhảy xuống sông ra sức đắp lại chỗ đê có thể vỡ để cứu ổ kiến. Sau đó chú tiếp tục lên đường và sau một tuần trở lại chùa bình an, khí sắc lại còn hồng hào hơn xưa. Thì ra việc cứu ổ kiến là do hành động từ bi, dù chẳng ai biết, đã giúp cho chú được chuyển thành nghiệp lành. Tại sao vậy, nếu không phải là do sự huyền diệu và mầu nhiệm như đã nói của vũ trụ này?

Vì vậy, nếu chúng ta cứ âm thầm phóng sinh khi có điều kiện, giúp trả lại cuộc sống cho các sinh linh, thì nói theo dân gian là “có trời biết, đất biết”, và phước báo sẽ tự nhiên đến theo quy luật công bằng của vũ trụ. Chợt nhớ đâu đó trong các kinh sách, người xưa cũng có câu “Tay mặt làm điều thiện, đừng cho tay trái biết”.

Xin tay mặt các bạn hãy cứ âm thầm phóng sinh đi, đừng để cho tay trái biết…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm