Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/01/2019, 12:00 PM

Phụ nữ Thái Lan đấu tranh đòi quyền xuất gia làm nhà sư

Sau 90 năm bị cấm xuất gia, phụ nữ đất nước Phật giáo ngày nay đang đấu tranh đòi xóa bỏ quy định cũ để có thể bình đẳng trở thành ni sư.

>MEDIA 

Bài liên quan

Tháng trước, Boodsabann Chanthawong cùng hàng chục phụ nữ, từ các thiếu nữ vị thành niên tới những người trung niên, đã xuống tóc đi tu tại một cơ sở Phật giáo không được công nhận ở ngoại ô thủ đô Bangkok, thách thức quy định đã có nhiều thập niên tại Thái Lan.

Tại tu viện Songdhammakalyani ở tỉnh Nakhon Pathom, Boodsabann (ảnh) trút bỏ bộ quần áo thường ngày, khoác lên trang phục màu nghệ đặc trưng của các nhà sư Phật giáo. "Tôi sẽ vượt qua rào cản này và nhận sắc phong như tôi luôn mong muốn bấy lâu nay", người phụ nữ nói và òa khóc. Boodsabann cạo đầu trong nghi lễ xuất gia hôm 5/12.

Theo một quy định đã tồn tại từ năm 1928 tại Thái Lan, chỉ đàn ông mới được phép trở thành nhà sư hoặc tu sĩ, trong khi phụ nữ bị cấm xuất gia. Những phụ nữ thực hiện lễ xuất gia để trở thành ni cô tại Thái Lan đều không được công nhận.

Với những phụ nữ Thái sùng đạo, họ có lựa chọn trở thành tu sĩ Phật giáo áo trắng, tuân theo giáo luật ít chặt chẽ hơn so với các nhà sư. Những nữ tu này thường làm nhiệm vụ giúp việc, vệ sinh tại các đền, chùa.

Những năm gần đây, ngày càng nhiều phụ nữ sùng đạo ở Thái Lan muốn trở thành tu sĩ hoặc ni cô. Để đối phó với quy định cấm đã tồn tại trong gần cả thế kỷ, họ tìm cách xuất gia tại nước ngoài, thường là Sri Lanka hoặc Ấn Độ.

Dhammananda, nữ tu 74 tuổi tại tu viện Songdhammakalyani, tới Sri Lanka năm 2001. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành ni sư ở Thái Lan. Từ đó, bà đã giúp nhiều phụ nữ Thái giống như Boodsabann hiện thực hóa ước nguyện xuất gia tại tu viện Songdhammakalyani vào tháng 4 và tháng 12 hàng năm.

"Đã 90 năm trôi qua, bối cảnh xã hội đã thay đổi nhiều, nhưng họ vẫn không chấp nhận chúng tôi. Thật đáng xấu hổ khi phụ nữ không được phép tự đưa ra quyết định với cuộc đời mình. Chúng tôi phải chống lại điều bất công này", Dhammananda nói với Reuters trong thư viện của Songdhammakalyani, nơi bày nhiều cuốn sách về quyền và vai trò của phụ nữ trong tôn giáo.

Hiện có khoảng 270 ni sư Phật giáo trên khắp Thái Lan, tất cả đều được sắc phong tại nước ngoài. Trong khi đó, Thái Lan có hơn 250.000 tăng nhân là nam giới. Tại Thái Lan, các nam tăng bị cấm tham gia vào lễ sắc phong của phụ nữ.

Các nỗ lực xóa bỏ quy định cấm phụ nữ xuất gia làm nhà sư nhiều lần được thúc đẩy trong quá khứ. Tuy nhiên, Hội đồng Tối cao Sangha (Tăng già), cơ quan quyền lực cao nhất của Phật giáo Thái Lan, đã bác bỏ đề xuất này vào năm 2002, và mới nhất là năm 2014.

Nhà chức trách Thái Lan cho biết lệnh cấm đối với phụ nữ không phải vì phân biệt giới tính mà chỉ để duy trì một truyền thống lâu đời. "Phụ nữ không được xuất gia ở Thái Lan, nhưng họ không bị cấm xuất gia ở nước ngoài. Họ sẽ không được tấn phong bởi các nhà sư Thái Lan, tất cả chỉ có vậy", Narong Songarom, phát ngôn viên của Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan, cho biết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyến độc hành của một nhà sư Ấn Độ

Media 13:29 19/11/2024

Triển lãm "Solivagant" (Độc hành) trưng bày những tác phẩm được thực hiện bởi nhà sư, học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche trong những chuyến đi khắp thế giới.

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Media 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Media 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Media 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Xem thêm