Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2019, 16:18 PM

Phục sinh dòng men cổ thế kỷ XVI tại Bát Tràng

Dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng cổ Bát Tràng xưa tạo ra chính là men rạn. Tưởng chừng như dòng men này đã thất truyền nhưng đã được những nghệ nhân tại làng gốm Bát Tràng hồi sinh phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết...

Dòng men trứ danh bị thất truyền

Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) được ghi danh trong sử sách là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời nhất không chỉ tại kinh đô Thăng Long xưa mà còn nổi danh khắp cả nước với những sản phẩm gốm sứ được chế tác cầu kỳ, tinh xảo.

Lịch sử về sự hình thành làng gốm Bát Tràng được sách Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi lại, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Theo thời gian, các nghệ nhân làm gốm đã đưa tên tuổi, thương hiệu gốm Bát Tràng nổi danh khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như làm đồ cống phẩm, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày...

Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) được ghi danh trong sử sách là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời nhất không chỉ tại kinh đô Thăng Long xưa mà còn nổi danh khắp cả nước với những sản phẩm gốm sứ được chế tác cầu kỳ, tinh xảo.

Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) được ghi danh trong sử sách là một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời nhất không chỉ tại kinh đô Thăng Long xưa mà còn nổi danh khắp cả nước với những sản phẩm gốm sứ được chế tác cầu kỳ, tinh xảo.

Nói đến gốm Bát Tràng, người ta người ta không chỉ biết đến một làng nghề sản xuất đa dạng về mặt chủng loại, mẫu mã mà còn vô cùng nổi tiếng với các bí quyết pha chế ra những dòng men quý chỉ lưu truyền trong mỗi gia đình, dòng tộc. Những dòng men nổi tiếng làm nên tên tuổi của sản phẩm gốm Bát Tràng là Men lam, Men nâu, Men trắng (ngà), Men ngọc....

Trong số đó, dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng cổ Bát Tràng xưa tạo ra chính là men rạn - đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm. Sự độc đáo của dòng men này được thể hiện rõ qua các tài liệu, thư tịch nghiên cứu về gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận sản phẩm gốm men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỉ XVI và kéo dài tới đầu thế kỉ XX chứ không xuất hiện tại bất kỳ làng nghề làm gốm nào khác trong và ngoài nước.

Đánh thức dòng men gốm cổ

Dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng cổ Bát Tràng xưa tạo ra chính là men rạn

Dòng men nổi tiếng nhất góp phần làm nên “thương hiệu” gốm Bát Tràng mà các nghệ nhân của làng cổ Bát Tràng xưa tạo ra chính là men rạn

Các bức tượng nghê, tượng hổ, lư hương, đỉnh gốm men rạn Bát Tràng do nghệ nhân làng gốm Bát Tràng làm từ thế kỷ XVI - XVII được tìm thấy được xem là những biểu tượng cho tay nghề và tinh hoa của những nghệ nhân nghề làm gốm đất Việt.

Nổi tiếng là thế nhưng khoảng cuối thế kỷ XIX, công thức pha chế dòng men rạn nổi danh này bất ngờ mai một và thất truyền, từ đây những sản phẩm gốm men rạn chính thức vắng bóng trên thị trường. công thức pha chế dòng men này chỉ lưu truyền trong một số gia tộc và do những nghệ nhân giỏi nhất của làng nghề Bát Tràng nắm giữ. Hiện công thức pha chế dòng men này chỉ lưu truyền trong một số gia tộc và do những nghệ nhân giỏi nhất của làng nghề Bát Tràng nắm giữ. 

Những tưởng công thức pha chế nước men rạn sẽ mãi mãi đi vào quên lãng nhưng những người thợ, những nghệ nhân tâm huyết với nghề tại làng gốm cổ Bát Tràng vẫn luôn đau đáu một tâm niệm, mong ước có thể “hồi sinh” lại tinh hoa của cha ông, gia tộc mình.

Tinh hoa, tinh túy của nghề làm gốm như đã ngấm vào mỗi người con nơi đất gốm Bát Tràng, họ xoay xở, tìm tòi, học hỏi những cái mới để thích nghi với những đổi thay của thời cuộc nhưng vẫn không quên nghiên cứu, tìm hiểu những mong phục hồi lại những giá trị truyền thống vốn có của làng nghề. Một số nghệ nhân nổi danh của làng nghề Bát Tràng như Nghệ nhân Trần Độ, Nghệ nhân Vũ Đức Thắng, Nghệ nhân Lê Minh Châu... trở thành những người giữ gìn và “truyền lửa” nghề cho những thế hệ đi sau. Bên cạnh đó là những nghệ nhân như Vương Mạnh Tuấn, Nghệ nhân Tô Thanh Sơn, Nghệ nhân Phạm Đạt... trở thành những nghệ nhân nắm giữ và phục chế thành công bí quyết pha chế dòng men rạn nức tiếng của làng gốm Bát Tràng.

Nghệ nhân Phạm Đạt - một trong những nghệ nhân góp phần phục hồi và phát triển gốm men rạn tại làng gốm cổ Bát Tràng.

Nghệ nhân Phạm Đạt - một trong những nghệ nhân góp phần phục hồi và phát triển gốm men rạn tại làng gốm cổ Bát Tràng.

Kỹ thuật pha chế men rạn rất công phu và phức tạp, đặc biệt là phải biết cách kết hợp đặc tính giữa xương gốm và da gốm. Nguyên liệu pha chế chủ yếu được lấy từ tự nhiên gốm tro trấu, đất sét, cát... theo một công thức nhất định. Hiện nay, sau một thời gian dài vắng bóng, những sản phẩm gốm men rạn đã chính thức được sản xuất trở lại.

Ngoài phục chế thành công dòng men trứ danh của cha ông, những nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng còn phát triển và đưa các gốm men rạn lên một tầm cao mới bằng cách nghiên cứu nhiều tư liệu, sách cổ quý hiếm để mỗi một chi tiết trên từng sản phẩm đều được tạo hình bằng tay với kỹ thuật tạo khuôn, đắp nổi, khắc chìm, tráng men rạn.

Đỉnh men rạn đắp nổi do Nghệ nhân Phạm Đạt tại làng gốm Bát Tràng chế tác.

Đỉnh men rạn đắp nổi do Nghệ nhân Phạm Đạt tại làng gốm Bát Tràng chế tác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tết Chôl Chnăm Thmây có những hoạt động gì?

Tâm linh Việt 15:37 14/04/2024

Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay diễn ra từ 13/4 đến 16/4. Chôl Chnăm Thmây, còn gọi là lễ chịu tuổi, Tết năm mới của người Khmer ở Nam bộ.

Cúng tết Thanh minh cần chuẩn bị những gì?

Tâm linh Việt 14:54 09/04/2024

Tết Thanh minh là một trong những nét đặc sắc của văn hóa người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên. Vào ngày này, thường những người còn sống sắp xếp về dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của người thân, tổ tiên mình.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 09/04/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Những chỉ dấu của sự bình yên

Tâm linh Việt 08:56 13/03/2024

Yêu những mái chùa thân thương, tôi yêu biết bao thành phố rộng lớn, bao dung này.

Xem thêm