Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/04/2013, 13:03 PM

Phước báu xây chùa

Các triều đại Phật giáo cực thịnh tại nước ta, các vua xây chùa, cúng ruộng đất để bảo tồn và phát triển Tam Bảo, cùng lắm là ban “sắc Tứ” cho một danh lam, chứ chưa hề để hình ảnh, gia tộc, địa vị của hoàng tộc trong các chùa.

Từ xưa, những ai hiểu về Phật giáo, đều biết đến quan niệm một trong những phước báu, đó là tạo tự, cúng dường Tam Bảo, bố thí, phóng sinh, làm chuyện công ích như xây cầu đắp đường, nuôi dưỡng cô nhi và phụ lão…

Trong các nước chịu ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo, không những quần chúng mà ngay cả vua chúa, quan triều đều tích công góp của xây chùa lập miếu. Chuyện kể, vua Lương Võ Đế hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma: “Trẩm xây 72 ngôi chùa, có công đức gì không?” Tổ đáp: - “Không có công đức gì hết”. Dĩ nhiên vua rất ngỡ ngàng.

Trong quá khứ đã như vậy, hiện tại cũng không thiếu các mạnh thường quân, các đại gia, thậm chí một số lãnh đạo trung ương tại Việt Nam cũng đã xã bỏ bớt một phần tài sản để tái thiết hoặc xây dựng  chùa chiền khắp Trung Nam Bắc (hẳn nhiên đa số cũng chỉ cầu phước mà thôi; đồng tiền đen hay trắng là việc khác).

Gần đây, thiên hạ xôn xao vụ đại gia Trầm Bê bỏ tiền trùng tu tái thiết bảy ngôi chùa ở Trà vinh, gắn liền với hình ảnh, danh tính của môn nhân gia quyến treo khắp chùa K’hmer. Có lẽ đây là lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh quái gở như thế.

Các triều đại Phật giáo cực thịnh tại nước ta, các vua xây chùa, cúng ruộng đất để bảo tồn và phát triển Tam Bảo, cùng lắm là ban “sắc Tứ” cho một danh lam, chứ chưa hề để hình ảnh, gia tộc, địa vị của hoàng tộc trong các chùa.

Những năm gần đây, đại gia Hoàng phi Dũng (còn gọi là Dũng Lò Vôi, Bình Dương) xây Đại Nam cũng không thấy để hình ảnh gia tộc vào đó. Ngoài Bắc có đại gia Xuân Trường, xây chùa Bái Đính với quy mô lớn nhất hiện nay cũng không hề thấy tên tuổi của mình nơi ấy.

Và, một nước có trình độ thấp hơn Việt Nam như Lào, vua Setthirat, thế kỷ XVI, cho xây ngôi chùa đầu tiên là Vat Si Muang (1563), ngôi chùa thứ nhì được nói đến nhiều là Haw Phra Keo xây năm 1565, ngôi chùa thứ ba được vua Setthathirat cho xây trên một ngọn đồi giữa các đồng ruộng ở Viêng Chan năm 1566 là Vat Pha That Luang.

Ngôi chùa thứ tư được xây dựng năm 1560 ở Luang Prabang. Những hành trạng đó, trong chùa chưa hề thấy hình ảnh của vua và hoàng tộc nằm chểm chệ trong chốn trang nghiêm. Và Campuchea cũng vậy, chùa Vàng chùa Bạc nổi tiếng như thế, có công đóng góp không nhỏ của hoàng cung, thế mà, bức tượng Norodom  (1834-1904) cởi ngựa do vua Napoleon III tặng, đặt trên nền đất chùa, ngoài khuôn viên chứ không ở trong chùa. Ngoại trừ chùa của hoàng cung dành riêng cho gia tộc.

Và thời đại Asoka đại đế, có công chấn hưng và truyền bá Phật giáo, thế mà không có ngôi tu viện nào khắc tên Asoka. Thời Đức Thế Tôn hiện tiền,  tu viện Trúc Lâm  cũng như  những nơi mà các đại gia đương đại cúng dường, mọi người chỉ biết đến tên như ông Cấp cô độc, thái tử Kỳ Đà…chứ không hề có hình ảnh xuất hiện khắp chốn trang nghiêm.

Thế thì vấn đề đại gia Trầm Bê xuất hiện trước và trong chánh điện là một điều bất bình thường đối với Phật giáo. Lấy cớ rằng đại gia bỏ số tiền quá lớn nên sư sãi K’hmer và quần chúng đồng thuận để hình ảnh như vậy, nhưng xin thưa, tuy là chùa của người K’hmer nhưng  du khách  trong và ngoài nước  xem đó là cảnh quan tôn giáo chứ không phải chốn riêng tư của đại gia.

Điều nầy không đáng trách ông Trầm Bê, vì dù sao một người trần tục vẫn còn dính mắc một chút danh lợi do chưa có hiểu giáo lý và chưa có hành trì tu tập; việc cúng dường để cầu phước báu và kiếm chút danh thơm trong cộng đồng Phật giáo , trong xã hội thì là việc bình thường.

Điều đáng nói ở đây là các Hòa thượng, sư sãi bản tự không giải thích cho các mạnh thường quân hiểu giá trị việc cúng dường, dù là bạc tỷ hay vài chục nghìn với tâm vô cầu, giá trị vẫn như nhau. Nếu bạc tỷ được ngang nhiên xuất hiện trong chính điện và những nơi tôn nghiêm thì nhà nghèo xem như kẻ đóng góp thầm lặng với niềm tự ty mặc cảm của mình; Vậy Phật giáo bình đẳng chỗ nào? Nhà chùa trọng giàu khinh nghèo hay sao?

Chúng ta không phủ nhận công lao to lớn của các đại gia, nhưng giá trị đó hãy nằm trên bảng vàng ở một góc nào đó trong khung viên chùa như một kỷ niệm, sự khiêm tốn đó sẽ tăng giá trị hơn việc cúng dường bạc tỷ. Ban Trị Sự PG tỉnh cũng cần điều chỉnh những chùa như thế để thể hiện đúng tinh thần  vô ngã của nhà Phật.

Hy vọng những phản hồi của cộng đồng, nhà chùa nên điều chỉnh sớm để hình ảnh tôn nghiêm của Tam Bảo được bảo vệ. Các đại gia rút thêm bài học về tinh thần tôn trọng tôn giáo của quần chúng. Có như thế, phước báu xây chùa mới đủ ý nghĩa.

Minh Mẫn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm