Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/09/2020, 08:23 AM

Phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo

Dạy con thông qua lời dạy của Đức Phật đã và đang được nhiều gia đình trên thế giới áp dụng và nhận được nhiều hiệu quả tích cực. Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo.

Đạo Phật không chỉ mở đường chúng sanh cách giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi mà còn mang đến những chân lý sống để hoàn thiện nhân cách con người và tạo một cuộc sống hạnh phúc, an nhiên ở hiện tại. Dạy con thông qua lời dạy của Đức Phật đã và đang được nhiều gia đình trên thế giới áp dụng và nhận được nhiều hiệu quả tích cực. 

Vì sao áp dụng phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo?

Lời dạy của Đức Phật mặc dù đã có trên 2500 năm nhưng những tinh hoa, chân lý về đạo đức, tư tưởng sống ngày càng được xã hội hiện đại chứng minh và công nhận. Đạo Phật là đạo từ bi, hướng thiện, luôn đi sâu vào đời sống của xã hội qua những câu chuyện kể đời thường. Không những thế, Phật giáo còn vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo, giáo điều, thần quyền mà gần gũi vào đời sống của mỗi con người.

Dạy con thông qua lời dạy của Đức Phật đã và đang được nhiều gia đình trên thế giới áp dụng và nhận được nhiều hiệu quả tích cực. Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo.

Dạy con thông qua lời dạy của Đức Phật đã và đang được nhiều gia đình trên thế giới áp dụng và nhận được nhiều hiệu quả tích cực. Cùng tìm hiểu những phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo.

Dạy con cái, hãy làm cho chúng sợ tội, ham làm việc phước

Phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo có gì đặc biệt?

Khi phôi thai được hình thành từ tinh cha huyết mẹ thì đã có thần thức, vì thế, đạo Phật chủ trương dạy con từ khi còn trong bụng mẹ, gọi là thai giáo. Khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng khi trẻ từ 1 tuổi trở lên mới bắt đầu biết và nhận thức, nhưng từ khi bé còn là phôi thai thật sự đã có cảm nhận theo một thần thức riêng mà chúng ta không hiểu và lí giải được.

Ngoài ra, phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo là dạy trẻ cách hướng thiện ngay từ thuở ban đầu bằng những hành động thiết thực, không mang tính giáo điều, thần quyền để bé thật sự hiểu, cảm nhận và dần nhận thức điều đó nhằm chuyển hóa những tập nghiệp xấu đã hình thành từ nhiều kiếp trước. 

5 phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo?

Dạy con khi còn trong bụng mẹ (thai giáo):

Tâm lý của người mẹ khi mang thai tác động rất nhiều đến tâm lý và tính cách của trẻ sau này. Theo khoa học hiện đại, dây rốn là nơi dòng cảm xúc của người mẹ có sự liên hệ trực tiếp với đứa con. Nếu người mẹ khi mang thai hay cáu gắt, oán ghét cái thai vì lý do nào đó thì tình mẫu tử thường không bền chặt. Với những người mẹ thường bị căng thắng, mệt mỏi, ức chế, trầm cảm thì nguy cơ bé sau này mắc chứng tự kỷ là khá cao. Ngược lại, trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, nếu người mẹ vui vẻ, có thái độ sống tích cực thì sẽ tạo ra hóa chất enophin, giúp đứa trẻ sinh ra sau này cũng rạng rỡ, năng động. Vì thế giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan là phương pháp đầu tiên để dạy con có cuộc sống hạnh phúc.

Phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo là dạy trẻ cách hướng thiện ngay từ thuở ban đầu bằng những hành động thiết thực, không mang tính giáo điều, thần quyền để bé thật sự hiểu, cảm nhận và dần nhận thức điều đó nhằm chuyển hóa những tập nghiệp xấu đã hình thành từ nhiều kiếp trước.

Phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo là dạy trẻ cách hướng thiện ngay từ thuở ban đầu bằng những hành động thiết thực, không mang tính giáo điều, thần quyền để bé thật sự hiểu, cảm nhận và dần nhận thức điều đó nhằm chuyển hóa những tập nghiệp xấu đã hình thành từ nhiều kiếp trước.

Thai giáo - Phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ theo tinh thần Phật giáo

Thai giáo trải qua 3 thời kỳ:

Thời kỳ 1 (3 tháng đầu): 

Lúc này bé chỉ là một phôi thai và chưa hình thành các bộ phận trong cơ thể. Người mẹ mang thai ở giai đoạn này thường cảm thấy mệt mỏi, ốm nghén, khó chịu, ức chế nếu có những thứ không vừa ý mình. Đôi khi tính tình khó ở này nhiều người không biết tại sao như thế. Do đó, người mẹ nên tập thiền để tịnh tâm và cải thiện dần tính tình thất thường đó. Mỗi ngày dành 20 phút để ngồi thiền, quán sát hơi thở, thờ đều, niệm Phật hoặc nghe nhạc thiền có giai điệu nhẹ nhàng, bay bổng để giúp tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Đây cũng là cách giúp cho thai nhi được phát triển tốt và hạn chế nguy cơ bị động thai.

Thời kỳ 2 (3 tháng tiếp theo):

Giai đoạn này bé đã bắt đầu hình thành dần các bộ phận, trong đó có não bộ. Lúc này người mẹ cần duy trì phương pháp ở thời kỳ đầu điều đặn và có thể niệm Phật, niệm danh hiệu Bồ Tát, nghe kinh đĩa giảng hoặc các phim truyện Phật Giáo về lòng từ bi, hạnh bố thí,…Tránh xem những bộ phim hay nghe những bài nhạc có hình ảnh hoặc giai điệu bi ai, rùng rợn hay bạo lực để không bị sốc tâm lý. Bởi lúc này nhịp tim của mẹ là nhịp tim của bé. Giữa tâm luôn bình an là cách để giúp bé được bình an phát triển. Ngoài ra, hành động này cũng truyền đạt sự nhẹ nhàng của đạo Phật vào trong thần thức các bé.

Thời kỳ 3 (3 tháng cuối):

Bé đã hình thành đủ mọi bộ phận và có thể nghe được âm thanh bên ngoài, mặc dù bé chưa hiểu được. Vì thế người mẹ nên đọc kinh hay những lời Phật dạy để cho bé nghe và thấm nhuần từ bên trong dần dần. Luôn giữ tâm trạng thoải mái và nói chuyện với trẻ mỗi ngày để bé cảm nhận được sâu sắc tình mẫu tử và đó cũng là cách dạy con quan trọng nhất ở những bước đầu trước khi ra đời.

Tâm lý của người mẹ khi mang thai tác động rất nhiều đến tâm lý và tính cách của trẻ sau này.

Tâm lý của người mẹ khi mang thai tác động rất nhiều đến tâm lý và tính cách của trẻ sau này.

Dạy con qua hành động:

Trẻ con vốn có tính thường bắt chước người lớn, nhất là những người gần gũi và có ảnh hưởng nhiều đến bé nhất. Cha mẹ, ông bà chính là tấm gương để bé noi theo. Là người Phật Tử chắc hẳn bạn nắm rõ những lời dạy của Đức Phật về cách sống, cách đối nhân xử thế như thế nào là phù hợp và có đạo đức. Do đó, hãy dạy bé bằng những lời khuyên và hành động tức thời để trẻ ghi nhớ và hiểu được việc làm của người lớn. Từ đó bé sẽ có những hành động hay phản ứng tương tự. Bạn cũng nên dạy bé cách cám ơn, xin lỗi bằng chính những việc làm hằng ngày của mình thay vì la rầy hay quở mắng khi bé làm sai, trái ý. Điều này giúp bé không bị khó chịu, căng thẳng hay sợ hãi và không nghe lời bạn. Ông bà ta nói “ Dây mềm buộc chặt” là như thế.

Dạy con qua phim ảnh, đĩa giảng:

Một trong những nguyên nhân chính khiến nạn bạo lực hiện nay trở nên phổ biến đó chính là trẻ con tiếp xúc quá sớm với những trò chơi game mang tính bạo lực, những phim ảnh không phù hợp với lứa tuổi khiến trẻ có nhận thức sai lầm và lệch lạc. Thường xuyên cho bé xem những bộ phim mang tính nhân văn sâu sắc, về tình người, tình thương yêu động vật  sẽ khiến tâm hồn bé được nhẹ nhàng, thanh thản và đó chính là bạn đang bồi dưỡng, xây dựng một con người tốt cho xã hội.

Cha mẹ nên dạy bé cách cám ơn, xin lỗi bằng chính những việc làm hằng ngày của mình thay vì la rầy hay quở mắng khi bé làm sai, trái ý.

Cha mẹ nên dạy bé cách cám ơn, xin lỗi bằng chính những việc làm hằng ngày của mình thay vì la rầy hay quở mắng khi bé làm sai, trái ý.

Lời Đức Phật dạy về việc nuôi dạy con cái nên người

Cho con tiếp xúc với kinh điển và gần gũi với chùa chiền, quý thầy, quý cô:

Khi bé đã biết đọc, biết ghi nhớ hãy mang những lời kinh để truyền dạy cho con theo đúng trình độ của bé. Giáo lý của Đức Phật vô cùng thâm diệu về chiều sâu và chiều rộng. Bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi tầng lớp nào cũng tiếp thu qua những lời dạy phù hợp. Chẳng hạn nếu muốn dạy con tình thương con người và muôn loài, cho con học bài kệ 129 của Kinh Pháp Cú

“Tất cả mọi người ai cũng sợ trước những hình phạt, tất cả ai cũng sợ chết. So sánh những người khác với chúng ta, vì vậy đừng giết cũng đừng bảo người giết”. Dạy cho con làm điều thiện thì học câu “Tránh xa tất cả những điều ác, thực hành tất cả những điều lành, thanh lọc tư tưởng của chúng ta – Đây là lời dạy của chư Phật” (Pháp Cú 183) 

Thường xuyên cho con đến chùa vào những ngày rằm hay những ngày lễ của Phật Giáo để con biết cách lạy Phật, nghe kinh kệ và những lời dạy của quý thầy cũng là giải pháp để vun trồng và nuôi dưỡng điều thiện lành trong tâm của con cũng như giúp con gieo duyên lành với Phật pháp.

Quy y Tam Bảo:

Có thể bé sẽ không hiểu hết về ý nghĩa của Quy Y Tam Bảo, nhưng Quy Y cho bé từ sớm để bé thọ năm giới là cách để giáo dục bé tránh những điều ác, sai trái trong cuộc sống theo lời Phật dạy. Không nên quy y Tam Bảo bằng cách ép buộc con, dụ dỗ con mà bạn hãy dạy cho con những bước căn bản như trên để con cảm thấy thích thú khi đi chùa, khi gặp thầy, khi nghe pháp, khi làm điều thiện. Từ đó con của bạn sẽ yêu thích đạo Phật và muốn gắn bó, muốn được quy y nương tượng những điều con đang yêu thích. Một khi đã quy y Tam Bảo, bạn dễ dàng hướng dẫn bé thực hiện dần 5 giới cấm và bé sẽ nghe lời hơn.

Không nên quy y Tam Bảo bằng cách ép buộc con, dụ dỗ con mà bạn hãy dạy cho con những bước căn bản như trên để con cảm thấy thích thú khi đi chùa, khi gặp thầy, khi nghe pháp, khi làm điều thiện.

Không nên quy y Tam Bảo bằng cách ép buộc con, dụ dỗ con mà bạn hãy dạy cho con những bước căn bản như trên để con cảm thấy thích thú khi đi chùa, khi gặp thầy, khi nghe pháp, khi làm điều thiện.

Là cha mẹ, ai ai cũng muốn con mình trở thành một đứa con ngoan giỏi và được mọi người yêu quý. Để làm được như vậy ba mẹ phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Áp dụng những lời Phật dạy và 5 phương pháp trên đây sẽ giúp bạn có hướng đi đúng đắn trong việc giáo dục con cái. Hơn thế nữa, là một người Phật tử, bạn cần có nghĩa vụ truyền trao Chánh Pháp của Như Lai để Phật Pháp mãi trường tồn.

5 phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo là những phương pháp thiết thực để bạn thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người con Phật. Trước khi kết thúc bài viết, mời bạn tham khảo qua phương pháp dạy La Hầu La của Đức Thế Tôn bằng câu chuyện sau:

Lúc bấy giờ, Sa-di La-hầu-la thường ở với đại chúng Tỳ-kheo và đức Phật tại rừng Ôn Tuyền ngoài thành Vương-xá, nơi đây thường được các vua quan, đại thần, trưởng giả, cư sĩ… đến viếng thăm, đảnh lễ và tu học, các vị này thường hỏi La-hầu-la, đức Phật đang ở đâu? La-hầu-la chẳng những không chỉ mà còn cười giỡn trêu chọc hay chỉ lạc đường những vị này để làm trò chơi. Nếu đức Phật ở tịnh xá Trúc Lâm thì La-hầu-la bảo ở Kỳ-xà-quật, ngược lại đức Phật ở Kỳ-xà-quật thì bảo ở Trúc lâm… hai nơi này cách nhau đến mấy dặm làm cho mọi người đều bực mình, nhưng họ còn ngại chưa nói ra. Chuyện ấy rồi cũng đến tai đức Phật, Ngài liền đi đến rừng Ôn Tuyền để giáo hóa La-hầu-la.

5 phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo là những phương pháp thiết thực để bạn thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người con Phật.

5 phương pháp dạy con theo quan điểm Phật giáo là những phương pháp thiết thực để bạn thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người con Phật.

Nghe đức Phật đến rừng Ôn Tuyền, La-hầu-la theo lời dạy của tôn giả Xá-lợi-phất múc một chậu nước mang đến để đức Phật rửa chân (thời xưa đức Phật và chư Tăng luôn đi chân đất, xứ Ấn Độ bụi rất nhiều…) khi rửa chân xong đức Phật hỏi La-hầu-la:

– Này La-hầu-la! Nước này có thể uống được không?

– Bạch Thế Tôn! Không thể uống được.

– Tại sao?

– Vì đây là nước rửa chân rất dơ không thể uống được.

– Này La-hầu-la! Con cũng giống như thứ nước đó. Thời gian xuất gia làm Sa-di khá dài, nhưng với lề thói xấu xa, con chưa dứt được. Nước ô uế không uống được, thân tâm những người còn ô uế các tập khí có khác gì đâu? Hình thức xuất gia mà thân, khẩu, ý còn trần tục tất không thể thăng hoa. Người rời bỏ thế tục phải giữ lòng thanh tịnh, hành vi cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói phải chơn thật, lựa lời mà nói. Xuất gia mà không trừ bỏ ba độc uế, chẳng khác gì nước dơ. Nước không sạch người ta sẽ đem đổ. Con người mang nhiều tật xấu bị mọi người xa lánh, ắt sẽ sa đọa, tương lai mờ mịt đen tối.

Nói xong, Phật bảo La-hầu-la mang chậu đi đổ rồi mang chậu về. Khi trở lại, đức Phật hỏi:

– Này La-hầu-la! Bây giờ, con đem chậu này đựng thức ăn được không?

– Thưa không.

– Tại sao?

– Vì chậu này chỉ để rửa chân, lại bị bụi đất dơ bám đầy, không đựng thức ăn được.

– Này La-hầu-la! Chậu dơ không đựng thức ăn được, thân dơ cũng thế thôi. Con chỉ là một hình đồng Sa-di mà thân, khẩu, ý không đồng, không tu tập giới, định, tuệ, tâm không trong sạch, lời nói bông đùa nghịch ngợm, thân dính đầy cấu uế, mất hết oai nghi, thức ăn đạo lý làm sao chứa đựng vào tâm được; như thế, khác gì nước uế, chậu dơ. Chậu dùng không được thì giữ lại làm gì?

Đức Phật giao cho Xá Lợi Phất làm thầy tế độ cho hoàng nhi La Hầu La xuất gia làm vị Sa-di đầu tiên trong Giáo đoàn.

Đức Phật giao cho Xá Lợi Phất làm thầy tế độ cho hoàng nhi La Hầu La xuất gia làm vị Sa-di đầu tiên trong Giáo đoàn.

Đức Phật dạy con như thế nào?

Nói vừa dứt lời, Phật lấy chân đá nhẹ vào chậu, khiến cái chậu lăn mấy vòng, La-hầu-la thấy thế hoảng sợ, Phật lại hỏi tiếp:

– Này La-hầu-la! Con có sợ cái chậu này bị đá bể không?

– Bạch đức Thế Tôn! Không sợ ạ. Vì nó là chậu rửa chân đã dơ bẩn, rủi bể cũng không sao.

– Này La-hầu-la! Con không tiếc cái chậu này, giống như mọi người không thương mến con, vì con còn nhiều lầm lỗi, kể cả việc nói để mà chơi. Mang danh xuất gia, ăn nói không được thật thà, oai nghi thiếu chuẩn mực, phỉnh gạt người khác, dẫu con có chết cũng không ai thương tiếc cả. La-hầu-la nghe Phật dạy toát mồ hôi, vô cùng hổ thẹn, chí thành sám hối, nguyện từ nay về sau sẽ cố gắng sửa đổi tâm tánh, không còn tái phạm nữa.

Đức Phật bèn kể cho La-hầu-la một câu chuyện: xưa kia có một ông vua nuôi một con voi chiến vô cùng dũng mãnh. Mỗi khi nhà vua ra trận liền mặc áo giáp cho voi, ngà voi nối giáo nhọn, bên tai voi giắt kiếm bén, bốn chân voi đều có dao sáng ngời, sau đuôi lại có cột thêm gậy sắt… Những lúc giao chiến quân địch đến gần đều bị voi giết sạch. Tuy dũng mãnh và trang bị đầy đủ vũ khí như thế, nhưng lúc giao chiến, voi đều cuốn vòi lại giấu kín bên trong, vì đó là chỗ nhược, nếu để trúng tên liền chết ngay. Phật khuyên La-hầu-la cần cẩn thận lời nói, giống như con voi bảo vệ cái vòi. Mở miệng nói dối, dù nói chơi, huệ mạng của ông sẽ mất. Con voi ra trận mà không biết bảo vệ cái vòi thì vô cùng nguy hiểm; Con người không cẩn thận, cân nhắc lời nói cứ nói láo, nói dối sẽ không có tàm quí và không chừa một việc xấu xa nào mà không làm, khi lâm chung sẽ bị đọa trong tam đồ, ác đạo. 

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Dạy con hành động thiện":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Xem thêm