Thứ năm, 11/07/2024, 19:15 PM

Phương pháp niệm Phật dành cho cư sĩ tại gia

Tâm hôn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được, cho nên người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu, tự có hiệu quả.

Mặc trì thì niệm Phật bằng ý, thông thường trong đời sống thì ý thức con người hay bị dong rủi theo duyên, ngoại cảnh chi phối đủ điều, không bao giờ dừng nghỉ. Lúc gặp chánh pháp, có đủ duyên lành gặp đúng pháp môn tu. Thời gian thực tập chuyên tu tịnh nghiệp, tam nghiệp được phục chế, nghiệp lực không còn lừng lẫy, lửa tham sân si cạn dần theo sự thuần thục công đức siêng tu.

Lúc hành đạo, chư liên hữu thực hiện ngồi bán già hay kiết già, kiết ấn tín (như hình ảnh Đức Phật ngồi thiền và thành Đạo dưới gốc cây Tất Bát La). 

Qua thời gian khởi động ban đầu, hành giả bắt đầu dùng ý niệm Phật, tức niệm Phật bằng ý thức, không niệm Phật ra tiếng, không niệm Phật nhép bằng miệng. Ý thức luôn tinh tiến công phu niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật cho đến khi thuần thục, lần lần các căn khác cũng nương theo ý mà thuần thục cho đến khi thân an, thần tịnh, thân tâm an lạc trong sâu lắng, liên hữu tiếp tục thực tập điều hoà ngày đêm nhị thời, tam thời, tứ thời, lục thời, chắc chắn sẽ đạt đến đỉnh điểm định lực, tam muội. Tuy nhiên cách nầy nếu liên hữu tu không khéo dễ bị hôn trầm.

Cao thinh trì thì miệng kết hợp với ý niệm, tức là niệm bằng miệng, nhưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật lớn tiếng, tuỳ theo hoàn cảnh niệm thật lớn, niệm vừa phải, niệm vừa đủ nghe để trấn áp các tiếng động bên ngoài, hạn chế cho nhĩ thức bị động bởi những tiếng động bên ngoài. Chủ yếu niệm Phật cao thinh trì là dùng miệng niệm Phật lớn tiếng đánh động nhĩ thức tỉnh thức phan duyên theo tiếng niệm Phật, mà buông bỏ những tiếng động âm thinh bên ngoài; liên hữu chỉ còn nghe tiếng niệm Phật cho đến khi thuần thục tịnh tâm, an lạc, định lực nảy sanh mà thôi. Cách tu thường dễ bị tán loạn, nếu liên hữu niệm cẩu thả, dễ duôi.

Kim Cang Trì gần giống như cách niệm mặc trì, cao thinh trì, nhưng niệm không ra tiếng, mà chỉ nhép miệng, hở môi thật dịu dàng, không mở miệng quá lớn, không hé miệng quá nhỏ, làm cho ý bị động, không thể thực hiện hành pháp niệm Phật được. Hành giả liên hữu nhép miệng một phần ba môi, đánh lưỡi thật nhẹ nhàng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, rất dễ thuần thục sâu vào định, chánh niệm vững vàng không bị các ma ám ảnh, chư thiên lai hộ trì, phi nhơn không phá hoại, pháp giới thật an tịnh. Cách tu nầy thuộc của hàng Tăng Ni và Cư Sĩ thực hành thời điểm độc cư, nhập thất. Ở đây chỉ được minh triết, ở phần sau nói về phương pháp, cách thức niệm Phật sẽ được hướng dẫn rõ ràng hơn.

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

449446741_887372523430018_4500416377179043963_n

Đại Sư Châu Hoằng dạy:

Niệm Phật có “mặc trì”, “cao thinh trì”, “kim cang trì”. Nhưng niệm thầm (mặc trì) thì dễ hôn trầm, niệm lớn tiếng (cao thinh trì) cảm thấy phí sức, duy dùng pháp “kim cang trì” se sẽ động môi lưỡi mà niệm, là có thể bền lâu. Nhưng cũng không nên chấp định, hoặc khi niệm theo lối “kim cang trì” thấy phí sức, thì không ngại gì “mặc trì”, nếu hôn trầm, lại đổi dùng pháp “cao thinh”.

Tâm hôn loạn đã lâu, không thể một lúc mà an định được, cho nên người niệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quá vội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều do nơi tâm phát ra, dụng công bền lâu, tự có hiệu quả.

Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc, niệm Phật chính để trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả, là do dụng công chưa được chơn thiết. Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm, mỗi chữ mỗi câu tinh nhứt không xao lãng, thì tạp niệm dứt.

Trong lúc muôn niệm rối ren, chính là thời khắc dùng công phu, mỗi khi tán loạn liền mau thâu nhiếp lại, cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọng niệm không sanh. Vả lại, người biết được vọng niệm nhiều, là do nhờ niệm Phật; lúc không niệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào, không giây phút nào ngừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biết được ư?

Người học Phật đừng quá theo hình thức bên ngoài, chỉ huy tu hành chân thật. Hàng Cư Sĩ tại gia không cần phải cạo tóc mặc đồ đà, tự có thể để tóc mặc áo tràng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Người ưa thích thanh vắng, không cần phải đánh chuông đánh mỏ, tự có thể yên lặng mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Người sợ công việc phiền phức, không cần kết bè lập hội, tự có thể đóng cửa mà niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Người biết chữ, không nhứt thiết phải vào chùa mà nghe kinh, tự có thể xem kinh theo lời dạy trong ấy mà niệm Phật. Trải qua ngàn dặm đi hành hương ở các danh sơn, không bằng ngồi yên nơi nhà mà niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Cúng dường những vị sư không chơn chánh, không bằng hiếu thuận cha mẹ và siêng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Giao du với nhiều bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà biết chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Đức hạnh thấp mà giọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ chất phát giữ giới luật tinh nghiêm, hạn chế phan duyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh ứng, thần thông pháp tắc của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà chuyên niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.

Nói tóm lại, người niệm Phật giữ tấm lòng ngay thẳng, chấm dứt làm các việc ác, gọi là thiện nhơn. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, diệt vong niệm, dứt hoặc nghiệp gọi là thánh nhơn.

Xin khuyên những người rất thanh nhàn, việc gia đình con cái đã lo xong, dưới trên rỗi rảnh, nên đem hết tâm lực phát tâm tu hành dũng mãnh mà niệm Phật, mỗi ngày tính từ số ngàn câu danh hiệu Phật đến muôn câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.

Xin khuyên những người duyên đời bận buộc, ràng buộc muôn duyên quá nhiều, nhọc nhằn vì việc công, bôn ba vì gia sự, tuy ít khi rỗi rảnh nhưng mỗi buổi sớm mai cố gắng nhín chút thì giờ, niệm Phật chừng mươi hơi, ngoài ra lúc nào rảnh, niệm xen vài trăm câu.

Lúc ta còn đi tha phương học Đạo, nghe Biện Dung Thiền Sư tông phong rất thạnh, bèn đến nơi cầu pháp, đôi ba phen quỳ lạy thưa hỏi, Thiền Sư bảo: “Ngươi nên giữ bổn phận, không nên tham cầu danh lợi, đừng chạy theo duyên ngoài, chỉ cần phân minh lý nhân quả, một lòng chuyên niệm Phật mà thôi”. Ta liền lãnh giáo lui ra. Bấy giờ các bạn đồng hành đều cả cười, bảo: “Từ ngàn dặm đến đây, chỉ mong được nghe những lời cao siêu thâm diệu, té ra chỉ lãnh mấy câu không đáng nữa đồng tiền! Giá mấy câu ấy, ai mà không nói được”. Ta đáp: “Đó mới là chỗ tốt của Thiền Sư. Chúng ta khát ngưỡng mong mến từ ngàn dặm đến đây, Ngài không nói lời chi huyền diệu để lấn lướt kẻ dưới, chỉ chất phát thật thà, đem chỗ công phu thiết cận, song tinh yếu, chính mình đã thể nhận, mà khuyên bảo dặn dò”. Điều nầy ta còn tuân giữ mấy lời ấy, không dám lãng quên.

Đại Sư dạy tiếp: “Giữ bổn phận không tham danh lợi, không theo duyên ngoài, rõ lý nhân quả, chuyên niệm Phật” lời nầy xem như cạn cợt tầm thường, song rất cao siêu, mầu nhiệm, tuy là giản dị, song bao quát kinh nghĩa, gom thành chỗ tinh yếu của một đời người tu. Giữ đúng theo đây xét kỷ lại, đã có mấy ai làm được?

Cho nên kẻ nông cạn tất xem thường lời nầy; người ưa nói lý huyền, xem mình là bậc cao siêu vô ngại, quyết không thể nào làm đúng như những lời dạy này; nên chẳng phải bậc đã từng kinh nghiệm như Ngài Biện Dung Thiền Sư, không có đủ trình độ thốt ra lời nầy; và nếu chẳng phải bậc chân tu thật đức, thạc học, thiện tri thức học đạo giải thoát, cũng không thể lãnh thọ được lời nầy.

Lời dạy của đại sư Vân Thê Châu Hoằng. 

Trích: Sách Tịnh Độ Giảng Lược

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm