Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/09/2020, 13:37 PM

Quan điểm Phật giáo về "trùng tang liên táng" và cách hóa giải

Trùng tang liên táng là một hiện tượng ám ảnh đối với nhiều gia đình rằng không biết tại sao thi thoảng lại xảy ra việc nhiều người trong một gia đình qua đời trong khoảng thời gian ngắn. Có gia đình đưa tang cha xong là đến chú, đến chị; những cái chết ngẫu nhiên khiến gia đình và họ hàng hoảng sợ...

Hiện tượng trùng tang liên táng trong dân gian được các thầy cúng, thầy bói cho là tang trùng, phải dùng bùa yếm và cúng giải hạn mới thoát nghiệp. Vậy quan niệm của Phật giáo về vấn đề này như thế nào? Hiện tượng tang trùng có thật không và nguyên nhân vì sao? Gia chủ nên làm như thế nào để giải nghiệp này?

Hiện tượng trùng tang liên táng

Hòa thượng Thích Giác Quang trả lời về vấn đề này như sau: Tại gia, khi có người thân qua đời chúng ta cũng không cần phải giở lịch ra xem coi “người ra đi” tốt hay xấu, chỉ lo niệm Phật trợ duyên cho người thân, nên chẳng có gì phải lo nghĩ phiền muộn, sợ sệt. 

Ông mất, chú qua đời, chị họ chết, đó là hiện tượng tử sinh, thân người là vô thường, khổ không và vô ngã, người qua đời như người thay áo cũ mặc vào áo mới, tiếp tục một hành trình khác và đi trong vô tận của cuộc đời, chẳng có gì phải nao núng, làm cho bàng quan thiên hạ động lòng trắc ẩn, nói ra, nói vào rốt rồi cũng bàn đến chuyện có hay không bị “trùng tang”, thật là khổ đau khi gia đình có người thân qua đời? Áp đặt việc “trùng tang liên táng”, được xem như là một “bản án” vô tình kết tội người mới qua đời!

Phỏng vấn TS Vũ Thế Khanh về ‘trùng tang liên táng’

Chúng ta không nên quan trọng quá về ngày “trùng tang liên táng”, áp đặt cho người thân qua đời, vì như thế tức là “lên án kết tội” người chết.

Chúng ta không nên quan trọng quá về ngày “trùng tang liên táng”, áp đặt cho người thân qua đời, vì như thế tức là “lên án kết tội” người chết.

Trùng tang liên táng là một hiện tượng ngẫu nhiên trong cuộc sống, có sống có chết của con người. Nói cho đầy đủ là: “Trùng nhựt, trùng thời, trùng tang, liên táng” thuộc tín ngưỡng dân gian có từ xưa, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ít có tài liệu lưu bản.

Theo nhà Phật là hiện tượng thì không có thật, vì không có thật nên Phật tử không phải lo âu. Xưa nay không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền miệng với nhau những trường hợp chết phạm vào “trùng tang liên táng” hết sức đau thương, thậm chí có nhà người đông đúc, thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự?

Trùng nhựt, trùng thời là người cùng huyết thống qua đời bất kỳ năm tháng nào, nhưng đến ngày người trực hệ trước qua đời thì có người trực hệ khác tiếp tục qua đời cùng thời gian đó.

Trùng tang có nghĩa là người thân trong họ tộc trực hệ, có cùng huyết thống qua đời, gia đình đang thọ tang 03 năm (thực chất có 24 tháng), trong thời gian còn tang chế lại có người trực hệ cùng huyết thống kế tiếp qua đời, gia đình tiếp tục thọ tang…

Liên táng là gia đình có người thân qua đời vừa chôn cất xong, lại tiếp tục có người qua đời… và như thế! Những cái chết xảy ra liên tục, làm cho gia đình hoảng hốt đi coi Thầy, Thầy nói có thần trùng lai vãng trong nhà?

Trùng tang là gì dưới phân tích của nhà khoa học

Theo nhà Phật là hiện tượng thì không có thật, vì không có thật nên Phật tử không phải lo âu. Ảnh minh họa.

Theo nhà Phật là hiện tượng thì không có thật, vì không có thật nên Phật tử không phải lo âu. Ảnh minh họa.

Cách hóa giải trùng tang liên táng

Theo Phật giáo thì con người sau khi qua đời, thân ngũ uẩn đều được trả về với đất nước lửa gió, thức đại, không đại, không có gì tồn tại trong thế gian, mà chỉ còn lại nghiệp thức, khi sanh tiền tạo nhân nào, lâm chung tái sanh vào thế giới đó.

Ví dụ: sanh tiền người biết tu nhơn phóng sanh, làm phước, bố thí thì tái sanh vào nhà hiền đức quý phái, trường thọ; ngược lại tái sanh vào thế giới khổ đau, nghèo nàn; làm đồ tể tái sanh vào loài thượng cầm hạ thú, hay loài người nhưng phải gặp những khổ đau, luôn gặp nhiều cảnh khổ đau đớn, sống giở chết giở…

Do vậy theo Phật giáo thì không kiêng cử ngày giờ, nếu người thân qua đời là người tu hay Phật tử thì chỉ lo tang chay, thỉnh chư Tăng tụng kinh niệm Phật, hoặc gia đình tự tụng kinh niệm Phật thật nhiều và có tâm quyết, làm phước, phóng sanh, bố thí giúp cho hương linh người thân nghe kinh mau siêu thoát, siêu thoát thì không còn bị nhân quả xấu, trả vay vay trả trong 6 nẻo luân hồi sinh tử nữa, làm gì có những hiện tượng xấu đến với người còn sinh tiền.

Theo tín ngưỡng dân gian: “Trùng tang” là chết trùng vào năm tháng ngày giờ, do mấy Thầy xem phong thủy, hay nhờ Thầy xem trong lịch số, thông báo cho tang chủ biết là người thân chết ngày trùng mà thôi, chứ không do người qua đời chết vào “ngày trùng”.

Truyền thuyết về chùa Liên Phái và bùa trùng tang nổi tiếng tại Hà Nội

Theo Phật giáo thì con người sau khi qua đời, thân ngũ uẩn đều được trả về với đất nước lửa gió, thức đại, không đại, không có gì tồn tại trong thế gian, mà chỉ còn lại nghiệp thức, khi sanh tiền tạo nhân nào, lâm chung tái sanh vào thế giới đó.

Theo Phật giáo thì con người sau khi qua đời, thân ngũ uẩn đều được trả về với đất nước lửa gió, thức đại, không đại, không có gì tồn tại trong thế gian, mà chỉ còn lại nghiệp thức, khi sanh tiền tạo nhân nào, lâm chung tái sanh vào thế giới đó.

Tại gia, khi có người thân qua đời chúng ta cũng không cần phải giở lịch ra xem coi “người ra đi” tốt hay xấu, chỉ lo niệm Phật trợ duyên cho người thân, nên chẳng có gì phải lo nghĩ phiền muộn, sợ sệt. Lại còn một điều này nữa, khi hữu sự nếu chúng ta mãi dựa vào lịch số phát hành ngày nay e sẽ không còn chuẩn mực, lý do sách xưa vẫn một mực, một bài vỡ, không thay đổi lý số vận mệnh, nhưng môi trường vũ trụ như: Hiệu ứng nhà kính, chiến tranh, núi lữa, động đất, sóng thần… làm cho không gian luôn thay đổi, nội dung sách tính theo thời gian, xem ngày giờ không còn chuẩn mực nữa!

Làm Phật tử quy y Tam Bảo, nhất nhất tin tưởng Phật pháp, tin Thầy Tổ hướng dẫn đạo, không tin vào những học phái không phải của Phật. Chúng ta có quyền nghiên cứu sâu, học hỏi các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng không nghe theo, sẽ làm rối rắm thêm cho gia đình và tâm tư Phật tử

Theo Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương: Khi gia đình có người thân trực hệ qua đời, đi coi Thầy báo người qua đời nhằm vào ngày “trùng”, thì gia đình nên rước chư Tăng đến tụng kinh, niệm Phật, sau khi chôn cất xong, đem vong linh vào chùa phụng thờ, giúp cho vong linh gần Phật pháp, nghe kinh mà siêu thoát.

Thầy xin nhắc lại lần nữa: “Chúng ta không nên quan trọng quá về ngày “trùng tang liên táng”, áp đặt cho người thân qua đời, vì như thế tức là “lên án kết tội” người chết. Chẳng lẽ chúng ta “kết tội lên án” người thân của mình hay sau? Rất là phản lại những tình cảm thiêng liêng đối với người chết…”

Làm Phật tử quy y Tam Bảo, nhất nhất tin tưởng Phật pháp, tin Thầy Tổ hướng dẫn đạo, không tin vào những học phái không phải của Phật. Chúng ta có quyền nghiên cứu sâu, học hỏi các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng không nghe theo, sẽ làm rối rắm thêm cho gia đình và tâm tư Phật tử.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm