Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/07/2022, 11:17 AM

Quan điểm về Từ bi Phật giáo trong tạp chí Từ Quang của cư sĩ Chánh Trí

Từ bi là chất liệu, là phẩm tính chính yếu trong Phật giáo. Yêu thương, tôn trọng sự sống hết thảy chúng sanh, lìa bỏ ích kỷ bản ngã lấy vô ngã vị tha làm phương châm cho mọi hành động thanh cao.

 Từ bi đi đôi Trí tuệ, Từ bi thiếu Trí tuệ là dễ dẫn đến việc làm mù quáng, Trí tuệ vắng bóng của lòng thương sẽ trở nên khô khan. Do đó, để xây dựng lại tinh thần Từ bi đúng nghĩa của Đạo Phật, tránh các mê lầm cho những ai đồng chí hướng hay thiện tâm tín ngưỡng. Cư sĩ Chánh Trí nói lên quan điểm bản thân qua việc hiểu và hành đạo Từ bi theo tinh thần Phật giáo.

ĐÔI NÉT VỀ CƯ SĨ CHÁNH TRÍ – MAI THỌ TRUYỀN 

Chánh Trí – Mai Thọ Truyền (1905-1973) ở làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, thông minh, tinh thông cả Hán học lẫn Tây học, tính hiền lành, giàu lòng trắc ẩn. Sau đó thi đậu Tri huyện, Ông được mời làm việc các địa điểm Sài Gòn, Trà Vinh, Sa Đéc… Đặc biệt, khi công tác Sa Đéc, cư sĩ Chánh Trí thường đến bái kiến, tham vấn với Hòa thượng Hành Trụ. Ông cảm phục đức hạnh và trí tuệ nơi Ngài nên xin quy y. Từ đây, Ông để tâm nghiên cứu triết lý kinh Phật, hầu mong xiển dương Phật pháp ngày một lớn mạnh và lan tỏa khắp chốn.

Cư sĩ Chánh Trí là người có chức quyền quan trường, sống đạo đức thanh liêm chính trực. Ông được xem như một nhân vật điển hình tích cực cho phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo ở miền Nam nước ta. Ông thường nhấn mạnh đến việc nhận rõ bản chất chân tướng sự vật, chú trọng lời nói gắn liền với việc làm tương ứng, cũng thế, Từ bi song hành Trí tuệ sẽ giúp cuộc sống thêm tươi sáng và linh hoạt hơn.

QUAN ĐIỂM HIỂU VÀ HÀNH ĐẠO TỪ BI CỦA CƯ SĨ CHÁNH TRÍ  

Cư sĩ Chánh Trí phát biểu rằng: “Giáo pháp của Phật là một kho tàng kinh điển nhiều vô tận”. Nếu rút ngắn lại, vẫn nằm trong hai câu “Từ bi vi bổn, phương tiện vi môn” [1]. Lấy Từ bi làm gốc, lấy phương tiện làm cửa tùy duyên độ sanh. Cư sĩ Chánh Trí hiểu “Từ” là ban bố cho tất cả chúng sanh đều vui vẻ, còn “Bi” là dứt trừ cho tất cả chúng sanh những điều thống khổ. Cư sĩ xác định Từ bi chẳng phải thụ động ngồi yên mặc ai hủy báng chánh pháp, làm trò yêu thuật quyến rũ, xô đẩy người khác vào hố thẳm mê tín… Chúng ta thẳng thắn vạch rõ các lối tà tư duy, nhằm thức tỉnh các thành phần nhẹ dạ yếu lòng bị người ta đánh lừa phỉnh gạt. Điều này, chắc chắn được một số người có tâm đạo ủng hộ khuyến khích. Đồng thời, không tránh khỏi sự gièm pha bài bác của thế sự, là ai đó bị quyền lợi hay tình cảm chi phối, hoặc do sai lầm nào khác làm lu mờ tánh sáng suốt.

12-1

Đối với những người chống đối Phật giáo, theo cư sĩ Chánh Trí, ta hãy đem tâm thành thật, kêu gọi đối với những ai hằng hướng Phật pháp, kính tin Tam bảo nhưng chưa đủ duyên nghiên tầm tránh để bị sa vào tà kiến và thố giải. Tà kiến là cái thấy không đúng đắn, trí thức kém, không lập trường và không nhận biết vững vàng. Nghe người ta khoe đạo này tốt, vào nơi đó sẽ được lợi quà cáp hay tự do ăn mặc, trang phục trong buổi làm lễ liền vội tin theo. Vì thế, tiếng là Phật tử mà lại tin tà thần quỷ vật, xem bói, mê tín dị đoan… quên hẳn chân lý không sai chạy nhân nào quả nấy của nhà Phật là rơi vào tà kiến. Nếu hiểu luật nhân quả là người có chánh kiến, còn chuyên cúng mâm cao cổ đầy cứ tưởng trời Phật sẽ gia hộ cầu gì đặng ấy, dù ăn ở thất nhơn thất đức cũng không quan tâm, đây là tà kiến. Như thế là ác nghiệp sát sanh hại người, một khi quả báo đến bất ngờ lại kêu than trách trời đất tại sao thờ Phật mà vẫn gặp chuyện rủi ro tai nạn. Mỗi người không vội đổ lỗi cho ai, mà hãy kiểm nghiệm lại mình sống đúng chưa, chỗ nào sai lập tức cần cầu bậc minh Sư chỉ dạy, biết lỗi trước, chừa lỗi sau, sửa đổi sao cho hoàn thiện hơn.

Cư sĩ Chánh Trí giải thích: “Trong ngũ giới, sát sanh là giới cấm đầu tiên dành cho cả tại gia và xuất gia. Tại gia duyên chưa đủ, điều kiện khó có thể trường trai như xuất gia. Nhưng giảm thiểu sát sanh hại vật giết gà, vịt, heo, chó thì tốt biết bao. Trái lại, mặc sống chết chúng sanh đang đau khổ kêu gào thảm thiết, cứ nghe theo ông này bà kia mổ bụng động vật, đập đầu, cắt cổ, thân nó thì bâm chém ra thành từng đoạn khúc, đặt lò quay nướng. Tất cả là để phục vụ vái lạy tế lễ thần linh đền miếu, mua chuộc sự phò hộ ơn trên, mà không biết mình đang tạo nghiệp xấu, trái lời Phật, vậy mà gọi tu hành ở đâu ư?”. Đối với người có tòa án lương tâm không thể bỏ mặc chúng sanh “nên vì thể theo lòng từ bi của Phật, không nỡ thấy cầm thú thác oan, không nỡ trông người tạo tội. Đó mới thật là từ bi” [2]. Từ bi mà thờ ơ nghĩ mình không có trách nhiệm, khi thấy người khác làm sai mà dửng dưng không góp ý, chỉ bảo thì tâm quá hiểm độc.

Cư sĩ Chánh Trí phát biểu rằng: “Giáo pháp của Phật là một kho tàng kinh điển nhiều vô tận”. Nếu rút ngắn lại, vẫn nằm trong hai câu “Từ bi vi bổn, phương tiện vi môn”. Lấy từ bi làm gốc, lấy phương tiện làm cửa tùy duyên độ sanh. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Cư sĩ Chánh Trí phát biểu rằng: “Giáo pháp của Phật là một kho tàng kinh điển nhiều vô tận”. Nếu rút ngắn lại, vẫn nằm trong hai câu “Từ bi vi bổn, phương tiện vi môn”. Lấy từ bi làm gốc, lấy phương tiện làm cửa tùy duyên độ sanh. (Ảnh: phatgiao.org.vn)

Còn thố giải là hiểu sai lầm thấy nông cạn, tư duy hẹp hòi, đọc kinh Phật thì cứ chữ nào nghĩa đó, không tìm triết lý ẩn sâu hoặc nghe người ta giảng sao thì làm vậy, thiếu vận động trí óc. Đó là kết quả của việc lười biếng, là nô lệ thành kiến muôn đời. Những lỗi giải thích sai về kinh Phật, theo cư sĩ Chánh Trí nêu vài ví dụ đơn cử như: “Trong kinh sách nói chiếc “Thuyền Bát nhã” con người lầm cho là thuyền thật dùng đưa người qua sông mà ta thường thấy. Không hề biết cách nói bóng, ví thuyền Bát nhã tức là cái đại trí tuệ như thuyền đưa người sang sông từ bờ sanh tử đến bến giác”. Cho tới câu chuyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân đã dựng nên bộ phim về bốn thầy trò Đường Tăng là để nói về tâm thức của một con người. Cứ ngỡ tưởng có Tề Thiên Đại Thánh thật, rồi vẽ tranh lập bàn thờ, xem các vị này đồng giá trị như lời kinh Phật.

Từ bi không hẳn không đụng chạm đến bản ngã của kẻ sai lầm, nếu buông xuôi thì chẳng phải đạo chuyển mê khai ngộ của Phật. Nếu chấp rằng hễ còn để ý công kích và nói lỗi của người khác thì chưa phải từ bi. Phàm làm cha mẹ phải có lập trường kiên định, thường cố vấn, giáo dục cho trẻ phát triển theo hướng lành mạnh, vững niềm tin với đạo chơn chánh. Hơn nữa, từ bi phải bước vào cuộc, có thể lấy sự la rầy ấy mà cho là cha mẹ không hiền lành, không thương con được không? Nếu biết cha mẹ vì thương con, sợ con hư đốn sau khổ thân mới nhắc nhở. Tình thương của Phật đối với chúng sanh cũng thế, một tình yêu mênh mông quảng đại vô bờ bến. Lòng từ của Phật như thế, những người đứng trên cương vị hoằng pháp phải thể theo ý nghĩa từ bi ấy phá trừ mê lầm của chúng sanh, hướng dẫn đúng pháp để làm phương châm vững chắc dắt người lên đường giải thoát.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Trong Tam Ma địa tâm thích thần thông và các loại biến hóa, nên nghiên cứu căn nguyên các phép ấy, tham cầu có thần lực. Lúc ấy thiên ma có được cơ hội thuận tiện, phóng tinh thần đến gá vào người khác, dùng miệng người ấy giảng nói Kinh pháp. Người ấy không biết bị ma gá vào, còn bảo mình đã được vô thượng Niết bàn… Nó tán thán tham dục, không từ bỏ những việc thô tục, làm những hạnh bất tịnh, cho đó là truyền pháp” [3]. Lời chỉ bày của Đức Phật đối với chỗ mê lầm của chúng sanh và sự dối phỉnh của ma thuyết thì còn rất nhiều, không thể nói hết. Ở đây, chỉ lược vài điều để thấy rõ Đức Phật từ bi thương chúng sanh không ngằn mé, chỉ bày đường chánh để tránh nẻo tà. Nhằm giúp cho người đời tỉnh thức hồn mê, bỏ tà quy chánh, đúng với nguyện xuất thế độ sanh của Phật chứ chẳng phải công kích hay rao bày lỗi người khác.

14-1 (1)

Để làm tròn nghĩa của hai chữ từ bi rốt ráo, theo cư sĩ Chánh Trí, khi chỉ lỗi người thì phải có tâm niệm và cử chỉ như sau: Đừng dụng tâm rêu bày lỗi người với thái độ vạch lá tìm sâu, hống hách ra vẻ cống cao cho mình là tốt đẹp, người khác là xấu. Không làm tổn hại danh giá của người, tức khởi tâm tốt khuyên bảo người với cử chỉ ôn tồn hòa ái, phân tích giải thích sao cho họ hiểu đúng, không nên khinh bỉ họ.

Thật ra, bản thân người chỉ lỗi chẳng muốn can thiệp vào đời tư, chí hướng riêng của kẻ khác. Nhưng nếu là người bạn thân, thì hãy lấy tâm từ bi thanh tịnh giảng giải cho họ thức tỉnh đối với việc gì quá thiên vào vật chất, hoặc mê tín dị đoan. Bổn phận chúng ta chỉ như thế, còn nghe hay không tùy họ quyết định. Đối với bạn đồng đạo, vẫn để cho họ tự do trong ý chí, nghĩ suy của mình. Khi và chỉ khi thấy họ có những hành xử trái lời Phật dạy, ảnh hưởng tiếng bất lành đến Phật giáo, làm mê hoặc lòng người để đạt lợi riêng. Khi ấy chúng ta mới chính thức dùng lòng Từ lên tiếng vạch trần cho mọi người cùng thấy để tránh cho những ai yếu dạ, hời hợt, sa hầm sụp hố của cạm bẫy. Nhưng phải ghi nhớ giữ tâm thanh tịnh, không vì lợi dụng thời cơ mà buông ác tâm nói xấu kẻ bất hảo.

KẾT LUẬN 

15-1 (1)

Qua một số điều trình bày trên đã cho thấy quan điểm Từ bi của Phật giáo thể hiện rõ ở những nội dung mà cư sĩ Chánh Trí trình bày trong Tạp chí Từ Quang tập 30, 1954. Có thể nói, đức tính Từ bi vốn là bổn hoài của ba đời chư Phật, Từ bi không thay đổi, mai một hay bị cuốn trôi bởi những làn gió thị phi của hàng ngoại đạo. Tính cách hành đạo từ bi của cư sĩ Chánh Trí thời bấy giờ đại diện tiếng nói của Hội Phật học Nam Việt, nói lên ý của mình trong việc thực thi lời Phật dạy. Nhằm xây dựng lại chánh tín cho những ai còn lầm lạc, tà kiến, nhận định sai một cách oan uổng về Phật giáo. Đây là bài học soi sáng để đời cho những ai non lòng, sớm có tri kiến nhìn ra từ bi nguyên chất của Đạo Phật. Cư sĩ Chánh Trí luôn nhấn mạnh Từ bi không phải tiêu cực thụ động, mà thường siêng năng lưu động nhiều nơi, tìm hiểu nỗi khổ của chúng sanh mắc kẹt, nhanh chóng dùng gươm trí tuệ tháo gỡ cho lưu thông, dứt tuyệt những tâm hồn còn đang xao xuyến lãng lơ theo hàng phi đạo dối lừa, quay về nẻo chánh nguồn chơn, Phật tánh hằng hữu trong tâm mỗi người.

Chú thích và tài liệu tham khảo:

*Tỳ-kheo ni Thích Nữ Như Nguyện, Học viên Thạc sĩ khóa 3 Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1] Tonsutrongdao.edu.vn/Ubload/pdf/Phat-giao-tu-bi-vi-bon/pdf.

[2] Chánh Trí Mai Thọ Truyền, “Trình tự cư sĩ học Phật” (trích tạp chí Từ Quang, tập 30, 1954), Nxb. Tôn giáo, 2011, tr.278.

[3] Hạnh Cơ (dịch Việt), “Kinh Lăng Nghiêm” quyển 9, Nxb. Tôn giáo, 2011, tr.168.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm