Quan hệ giữa Vương quốc Phật giáo Campuchia-Ấn Độ mạnh mẽ hơn nữa
Theo phóng viên tờ Khmer Times, bà HE Manika Jain, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Vương quốc Campuhchia, người phụ nữ tuyệt vời chịu trách nhiệm về những nỗ lực khác nhau tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia Campuchia và Ấn Độ, coi Ấn Độ là đối tác song phương mạnh mẽ nhất.
Được chỉ định làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Vương quốc Campuhchia vào năm 2017, bà HE Manika Jain quy kết mối quan hệ bền vững giữa Campuchia và Ấn Độ, đặc biệt trong những năm gần đây, về số lượng các chuyến công du viếng thăm của quan chức cấp cao giữa hai quốc gia
Nguồn tin cho hay, bao gồm chuyến công du viếng thăm của Thủ tướng Vương quốc Campuchia đến đất Phật Ấn Độ vào tháng 01 năm ngoái, tiếp theo là chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Hàng không Dân dụng Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ đến viếng thăm Vương quốc Phật giáo Campuchia.
Trong cùng năm đó, Bộ trưởng Bộ Du lịch Ấn Độ, và Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) cũng đã đến viếng thăm Vương quốc Phật giáo Campuchia.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của phóng viên tờ Khmer Times bà Đaị sứ Ấn Độ, HE Manika Jain nói rằng, một điều không thể tin được là rất nhiều chuyến viếng thăm cấp cao của Chính phủ đã được thực hiên giữa hai quốc gia trong một năm. Điều này thực sự đã tạo ra mối quan hệ của chúng ta và chắc chắn chúng ta có kết nối trực tiếp, và tốt hơn nữa giữa hai quốc gia trong tương lai.
Các chuyến viếng thăm cấp cao của Chính phủ này đã tăng tốc trong thành công mối quan hệ giữa hai quốc gia, như là kết quả rõ ràng trong kết quả tương ứng của họ.
Bằng chứng cho thấy như bà Đaị sứ Ấn Độ, HE Manika Jain nói rằng, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi đã đồng ý tăng gấp đôi số dự án để tài trợ cho Vương quốc Phật giáo Campuchia sau khi gặp người đồng cấp Campuchia vào năm ngoái.
Từ năm 2015, chương trình viện trợ quan trọng của Ấn Độ, là các dự ấn tác động nhanh của trực tuyến, thuộc sự hợp tác của Mekong-Ganga. Trong kế hoạch này, Ấn Độ đã từng tài trợ cho 5 dự án mỗi năm cho đến năm 2018. Tuy nhiên, trong chuyến công du viếng thăm của Cư sĩ Husen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ đã công bố 10 dự án mỗi năm từ năm 2018 trở đi.
Bà Đại sứ Ấn Độ, HE Manika Jain nói thêm rằng, Vương quốc Phật giáo Campuchia có thể chọn các dự án trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, trao quyền cho nữ giới và trẻ em, phát triển nông thân và bất kỳ lĩnh vực nào khác, phù hợp với Các mục tiên phát triển bền vững (SDGs).
Về chủ đề trao đổi văn hóa, bà Đại sứ Ấn Độ, HE Manika Jain cho biết, đã có một loạt các cam kết liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ và di sản, trong số những người khác. Hiện tại, Viện Nghiên cứu Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đang nỗ lực để tiếp tục bảo tồn Di tích Phật giáo Ta Prohm, tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor (Campuchia), được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII, ban đầu được gọi là Rajavihara.
Tọa lạc cánh Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi già lam cổ tự này đã được kiến tạo bởi vua Khmer Jayavarman II làm một tu viện trưởng và trường Phật học Đại thừa.
Và bắt đầu công việc tại một phần của ngôi già lam cổ tự Preah Viget. Di tích Phật giáo tọa lạc trên một chỏm núi Dângrêk ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi già lam cổ tự này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi ngôi cổ tự tọa lạc. Năm 2008, ngôi già lam cổ tự Preah Viget được tổ chức UNESCO liệt kê vào danh sách di sản thế giới.
Bà Đại sứ Ấn Độ, HE Manika Jain khôi hài nói rằng, tôi vừa viếng thăm địa điểm Restora-tion tại Di tích Phật giáo Ta Prohm tuần trước và nơi đây tuyệt vời. Đây là giai đoạn thứ ba của công trình và mọi thứ đang diễn ra theo kế hoạch.
Ấn Độ với tư cách là đồng Chủ tịch Ủy ban điều phối Quốc tế về vấn đề Preah Vihear (ICC) sẽ đảm bảo rằng ngôi già lam cổ tự Preah Vihear, Di sản thế giới và sự phát triển của các địa điểm Ko Khair được khôi phục theo tiêu chuẩn quốc tế và cho các thế hệ tương lai không bị mất di sản Campuchia.
Bà Đại sứ Ấn Độ, HE Manika Jain cũng chỉ ra một số sáng kiến khác để thúc đẩy giao lưu văn hóa như Chủ tịch Nghiên cứu Phật học và Phạn ngữ tại Đại học PSRB, một bài học điệu múa cổ điển Ấn Độ tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh, các lớp Yoga miễn phí nhiều điểm khác nhau và nhiều nơi khác cho người dân ở Campuchia.
Vân Tuyền
(Nguồn: Cambodia News)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm