Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/11/2019, 10:29 AM

Quán huyễn trong Phật giáo Việt Nam

Đời người chỉ là cuộc dời xoay thành trụ hoại không, và vội vã chạy theo nó thì thật đáng thương. Nếu biết cuộc “sắc không ẩn hiện” này là như huyễn thì người ta ở trong cuộc dời xoay ấy mà vẫn vượt khỏi sự ẩn hiện vô thường.

 >>Nghiên cứu 

Bài liên quan

Nền tảng của Phật giáo là tánh Không. Trí huệ tánh Không (Bát-nhã Ba-la-mật) là chung cho cả ba thừa: Thanh văn, Độc giác, và Bồ- tát. Kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật nói:

“Những thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn học bậc Thanh văn phải nghe Bát-nhã Ba-la-mật để thọ trì đọc tụng ghi nhớ thực hành. Người muốn học bậc Độc giác Phật cũng phải nghe Bát-nhã để thọ trì đọc tụng ghi nhớ thực hành. Người muốn học bậc Bồ-tát cũng phải nghe Bát-nhã Ba-la-mật để thọ trì đọc tụng ghi nhớ thực hành.

Tại sao thế? Vì trong Trí huệ Ba-la-mật nói rộng về ba thừa, nên Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát đều phải học”.

 (Phẩm Khuyến học)

Nhờ tu Không, tu huyễn (“đạm nhiên tự giữ, chỉ đức là vụ”) mà chứng được như huyễn (“không hình, như bóng như vang, không dấu, không ngày đêm lên xuống, không dấu vết”). Những che chướng do chấp thật đã hết (“bụi mù đã dứt”), và do đó giải thoát: không có bốn tướng ta, người, chúng sanh, thọ giả; thậm chí không có sanh tử ở đây và Niết-bàn ở kia (“tâm không đây kia”).

Nhờ tu Không, tu huyễn (“đạm nhiên tự giữ, chỉ đức là vụ”) mà chứng được như huyễn (“không hình, như bóng như vang, không dấu, không ngày đêm lên xuống, không dấu vết”). Những che chướng do chấp thật đã hết (“bụi mù đã dứt”), và do đó giải thoát: không có bốn tướng ta, người, chúng sanh, thọ giả; thậm chí không có sanh tử ở đây và Niết-bàn ở kia (“tâm không đây kia”).

Bài liên quan

Như huyễn là một phương diện của tánh Không, thậm chí đồng nghĩa với tánh Không. Chỉ tính các Thiền sư trong Thiền uyển tập anh, từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XIII, của hai dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông, có 68 Thiền sư thì 24 vị nói về như huyễn. Đây là con số khá nhiều so với Trung Hoa và Nhật Bản. Như huyễn có thể là một đặc tính của Phật giáo Việt Nam chăng? Sau đây, chúng ta trích ra một ít bài kệ để tìm hiểu.

Hai vị Thiền sư mở đầu cho hai phái Thiền là Tỳ-ni- đa-lưu-chi (?-602) và Vô Ngôn Thông (?-826) đều dạy “Tâm ấn chư Phật” và “Tâm tông thanh tịnh bổn nhiên”, tức là cái tâm vốn là tánh Không. Tánh Không trong sự biểu lộ của nó là như huyễn. Như bài Bát-nhã tâm kinh trong mỗi khóa tụng hàng ngày: “Sắc tức là Không, Không tức là sắc”, như vậy, sắc là như huyễn.Trưởng lão Định Hương (?-1050) thế hệ thứ 6 dòng Vô Ngôn Thông nói kệ:

Bổn lai không xứ sở

Xứ sở tức chân tông

Chân tông như vậy huyễn

Huyễn có tức không không.

“Không xứ sở” là tánh Không, nhưng tánh Không chẳng phải là không có gì cả. Sắc thanh hương vị xúc pháp có thấy, có nghe được, nhưng là “huyễn có”: “chân tông như vậy huyễn”. “Huyễn có tức không không”: có mà huyễn, nên có tức là không.

Đại thừa thường nói “chân không diệu hữu” thì diệu hữu chính là “huyễn hữu” vậy.

Đời người chỉ là cuộc dời xoay thành trụ hoại không, và vội vã chạy theo nó thì thật đáng thương. Nếu biết cuộc “sắc không ẩn hiện” này là như huyễn thì người ta ở trong cuộc dời xoay ấy mà vẫn vượt khỏi sự ẩn hiện vô thường.

Đời người chỉ là cuộc dời xoay thành trụ hoại không, và vội vã chạy theo nó thì thật đáng thương. Nếu biết cuộc “sắc không ẩn hiện” này là như huyễn thì người ta ở trong cuộc dời xoay ấy mà vẫn vượt khỏi sự ẩn hiện vô thường.

Thiền sư Trí (thế hệ thứ 16, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi) năm 27 tuổi nghe Thiền sư Giới Không giảng kinh Kim Cương, đến câu “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bọt bóng, như sương như điện chớp, hãy quán thấy như vậy” thì bỗng nhiên cảm ngộ, bèn xuống tóc xuất gia. Sư có bài kệ thị tịch:

Đạm nhiên tự giữ

Chỉ đức là (nhiệm) vụ

Lời lành tha thiết một câu:

Tâm không đây, kia

Bụi mù đã dứt

Ngày đêm lên xuống

Không hình để trụ

Như bóng như vang

Không dấu để đến.

Nhờ tu Không, tu huyễn (“đạm nhiên tự giữ, chỉ đức là vụ”) mà chứng được như huyễn (“không hình, như bóng như vang, không dấu, không ngày đêm lên xuống, không dấu vết”). Những che chướng do chấp thật đã hết (“bụi mù đã dứt”), và do đó giải thoát: không có bốn tướng ta, người, chúng sanh, thọ giả; thậm chí không có sanh tử ở đây và Niết-bàn ở kia (“tâm không đây kia”).

Thiền sư Viên Chiếu (999-1090) có bài kệ thị tịch:

Thân như tường vách đã lung lay

Thế gian vội vã đáng thương thay

Nếu rõ tâm không, không sắc tướng

Sắc không ẩn hiện mặc dời xoay.

Đời người chỉ là cuộc dời xoay thành trụ hoại không, và vội vã chạy theo nó thì thật đáng thương. Nếu biết cuộc “sắc không ẩn hiện” này là như huyễn thì người ta ở trong cuộc dời xoay ấy mà vẫn vượt khỏi sự ẩn hiện vô thường.

Lịch sử là sự thịnh suy vô thường, nhưng ngài đã chứng đắc, ở trong vô công dụng (“nhậm vận”) nên không lo sợ trước sự thịnh suy vô thường nhưng như huyễn của lịch sử. Làm lịch sử nhưng không dính dấp, bị lôi kéo vì đã chứng như huyễn tam-muội, vô công dụng địa là như vậy.

Lịch sử là sự thịnh suy vô thường, nhưng ngài đã chứng đắc, ở trong vô công dụng (“nhậm vận”) nên không lo sợ trước sự thịnh suy vô thường nhưng như huyễn của lịch sử. Làm lịch sử nhưng không dính dấp, bị lôi kéo vì đã chứng như huyễn tam-muội, vô công dụng địa là như vậy.

Sau đây, chúng ta tìm hiểu hai Thiền sư đã làm nên lịch sử, một vị là Vạn Hạnh (?-1025) người gián tiếp lập nên đời Lý, và một vị là Trần Thái Tông (1218-1277), người trực tiếp lập nên đời Trần, để tìm hiểu thái độ của hai vị đối với lịch sử như thế nào.

Bài liên quan

Việc lập ra đời Lý đã được Thiền sư Định Không (?- 808) báo trước qua việc đổi tên làng mình thành Cổ Pháp, làng này là nơi Vạn Hạnh sinh ra và Lý Công Uẩn cũng là người làng này. Thiền sư Định Không là đời thứ 8 dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Lời căn dặn của Thiền sư Định Không được truyền qua Trưởng lão La Quý, đời thứ 10. Đời thứ 11 là Thiền Ông Đạo Giả cũng người làng Cổ Pháp và xuất gia với Trưởng lão La Quý. Đến Thiền sư Vạn Hạnh đời thứ 12 thì lời báo trước ấy được Vạn Hạnh biến thành hiện thực, khuyên Lý Công Uẩn lên làm vua mở đầu đời Lý. Điểm qua như thế để thấy việc tạo dựng đời Lý là do các Thiền sư dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi trải qua mấy đời.

Thiền sư Vạn Hạnh làm nên lịch sử, bài kệ thị tịch của ngài như thế này:

Thân như bóng chớp có lại không

Cây cỏ xuân tươi, thu héo hon

Nhậm vận thịnh suy không sợ hãi

Thịnh suy đầu cỏ hạt sương tan.

Trong bài kệ, chúng ta thấy có ba chữ “bóng, chớp. sương” nằm trong bảy chữ của bài kệ cuối cùng của kinh Kim Cương để nói ý như huyễn như mộng. Lịch sử là sự thịnh suy vô thường, nhưng ngài đã chứng đắc, ở trong vô công dụng (“nhậm vận”) nên không lo sợ trước sự thịnh suy vô thường nhưng như huyễn của lịch sử. Làm lịch sử nhưng không dính dấp, bị lôi kéo vì đã chứng như huyễn tam-muội, vô công dụng địa là như vậy.

Vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của đời Trần, đã ngộ khi đọc kinh Kim Cương lúc đang làm vua. Ngài là một người hoạt động, trực tiếp đánh thắng quân Mông Cổ ở lần xâm lược thứ nhất. Nói theo chữ của Nho giáo, ngài đã làm tròn đạo “nội thánh, ngoại vương”. Với cuộc đời thành công hiển hách như vậy, ngài vẫn xem đó là như mộng như huyễn.Khuyên nhủ người khác, vua bảo, chẳng hạn, “Rõ ràng thay, bóng sáng trăm năm toàn trong một sát-na, huyễn thân bốn đại há được lâu dài. Mỗi ngày càng chìm đắm trần lao, mỗi lúc nghiệp thức mênh mông không dứt. Chẳng biết một tánh viên minh, chỉ buông theo tham dục của sáu căn. Công danh trùm đời, không gì chẳng phải là một trường đại mộng. Phú quý làm người phải sợ, khó khỏi hai chữ vô thường. Tranh ta tranh người, rốt cục thành không; khoe giỏi khoe hay, cuối cùng không có gì thật”.

 (Phổ khuyến phát Bồ-đề tâm)

Kinh nói, “làm mà thật ra là không làm”, “người huyễn làm việc huyễn”. Đó là cái làm của tánh Không vậy.

Kinh nói, “làm mà thật ra là không làm”, “người huyễn làm việc huyễn”. Đó là cái làm của tánh Không vậy.

Dạy bảo người khác, ngài nói như huyễn như mộng. Cho đến chính ngài, ngài cũng tu chứng như huyễn như mộng:

“Nguyên phàm bốn đại vốn không có, năm uẩn chẳng có. Do Không mà khởi vọng tưởng, vọng thành sắc, sắc tự là Chân Không. Vọng ấy từ Không, trong Không mà hiện vọng, vọng sanh các sắc. Đã trái với sự thật không có sanh không có hóa, mà mãi là có hóa có sanh”.

(Phổ thuyết Tứ sơn)

Trong Lục thời Sám hối Khoa nghi, ngài viết:

“Thứ chín, nguyện khi nhìn xem thì trừ bệnh mắt thấy huyễn”.

Và:

“Trống pháp đánh tan phù thế mộng”.

Trong bài kệ họa lại Tuệ Trung Thượng sĩ, ngài viết:

Sáng ngời thường tự tại

Cũng nheo mắt làm quái

Thấy quái (mà) chẳng thấy quái

Quái ấy ắt tự hoại.

Ngài phải sống ở đời, trong một mưu kế của Trần Thủ Độ bị ép buộc làm vua, lại thêm tham gia chiến tranh giữ nước, phải sống trong thế giới sắc tướng: “cũng nheo mắt làm quái”. Nhưng vì tu chứng như huyễn như mộng, nên “thấy quái (mà) chẳng thấy quái” vì biết đó là như huyễn như mộng, nên quái ấy chẳng ảnh hưởng gì đến ngài, “quái ấy ắt tự hoại”.

Hai Thiền sư làm lịch sử đều thấy lịch sử như trò huyễn hóa mộng mị. Do đó, sống cuộc đời hành động, tạo nghiệp (hành động) vì người khác, nhưng hành động ấy là như huyễn như mộng nên tâm vẫn “sáng ngời thường tự tại”.

Kinh nói, “làm mà thật ra là không làm”, “người huyễn làm việc huyễn”. Đó là cái làm của tánh Không vậy.

Theo: http://vncphathoc.com

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm