Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 24/07/2022, 13:51 PM

Quán niệm để sống an vui, chết nhẹ nhàng

Quán niệm về cái chết là một trong 40 đề mục thiền định, đề mục này giúp hành giả nỗ lực tinh tấn tu tập, dứt trừ sự tham ái, dính mắc vào bản thân và cuộc sống, không tầm cầu tài sản một cách bất hợp pháp; xa hơn giúp hành giả đối diện với cái chết một cách thanh thản, an lạc.

Như các bậc Tổ sư thường nói: “Sống như đắp chăn đông, chết như cởi áo hạ”, hành giả cảm thấy rất thong dong tự tại dù là đang sống hay đang cận kề bên bờ sanh tử! Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy: “Quán niệm về cái chết nếu được tu tập và phát triển sẽ mang đến lợi ích lớn, kết quả lớn, vượt thoát sanh tử, đưa đến trạng thái bất tử. Do vậy, quán niệm về cái chết nên được tu tập, nên được phát triển”[1].

Cũng trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy đệ tử Phật muốn được sống an vui, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai, có hai việc cần phải làm mỗi ngày. Thứ nhất, mỗi sáng sớm thức dậy chúng ta nên nghĩ rằng từ sáng cho đến tối có rất nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta phải chết như đi lỡ té trúng chỗ nhược cũng có thể chết, xe tông cũng chết, ăn trúng thực cũng có thể chết, cây rớt trúng cũng chết… Thứ hai, mỗi tối lên giường trước khi ngủ chúng ta cũng nên suy niệm từ tối cho đến sáng có rất nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta phải chết, lỡ trúng gió cũng chết, lạnh quá cũng chết, huyết áp lên cao cũng chết v.v…[2] Những điều này được Đức Phật nói hơn 26 thế kỷ qua nhưng hiện tại ngày nay không phải là không có. Ngày nọ, một sinh viên đang theo học tại một trường đại học quốc tế, tháp tùng thầy cô đến tham quan một thiền viện; trong lúc đang đi bộ trong khuôn viên thiền viện cùng mấy huynh đệ thì một nhánh cây gãy và rớt ngay đầu của sinh viên ấy, người đó đã ngã xuống và té xỉu, may mắn là nhánh cây không quá lớn nên không đưa đến tử vong. Do vậy, nên biết chuyện gì cũng có thể xảy ra, nếu đủ nhân đủ duyên thì tự nhiên quả sẽ trổ và có thể trổ bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống của chúng ta.

‘Muôn pháp không thường còn, người sanh ắt có diệt’, chết là một điều chắc chắn sẽ xảy ra với mọi người, không ai có thể tránh khỏi.

‘Muôn pháp không thường còn, người sanh ắt có diệt’, chết là một điều chắc chắn sẽ xảy ra với mọi người, không ai có thể tránh khỏi.

Trong Thanh Tịnh Đạo, Ngài Buddhaghosa diễn giải, những ai muốn thực hành pháp quán niệm về cái chết trước tiên nên tìm một nơi thích hợp, ngồi yên tịnh, lưng thẳng và quán niệm như sau: “Mạng sống của con người không bền vững, chết là một điều chắc chắn” hoặc đơn giản chỉ ghi nhận “chết, chết”[3]. Thực hành như vậy với sự tinh tấn và chánh niệm liên tục, các phiền não sẽ dần dần được chuyển hóa, tâm an trú và chứng đạt các tầng thiền. Ngài Buddhaghosa khẳng định: “Những ai thường quán niệm về cái chết có thể sống sáng suốt, an vui và rất từ tâm, thương người, thương vật; họ không bao giờ bị mê mờ bởi sự giàu có, trái lại biết dùng tài sản vật chất có được phân phát cho những người cơ nhỡ, làm cho đời sống càng thêm thăng hoa, hiện tại họ có thể sống an vui và tương lai không sợ hãi khi đối diện với cái chết”[4].

Suy niệm về cái chết không phải là hành động bi quan yếm thế. Nếu chúng ta nghĩ về cái chết rồi buồn rầu, chán nản, không muốn làm gì hết, lúc nào cũng lo chết, cũng sợ chết, đó mới là bi quan; nhưng nếu nghĩ đến cái chết để nỗ lực tinh tấn tu tập hơn, như vậy suy niệm về cái chết là một hành động lạc quan, giúp người con Phật sống một đời sống có ý nghĩa, một đời sống thánh thiện lợi mình, lợi người. Nếu cho rằng nói hay suy niệm về cái chết là một điều bi quan thì Đức Phật – bậc được xem là toàn trí, toàn giác, ngay trong bài pháp đầu tiên sau khi giác ngộ đâu cần đề cập đến cái chết. Thực tế là khoảng 2 tháng sau ngày thành tựu Phật quả trong bài pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Thế Tôn đã nhấn mạnh chết là một sự thật (khổ đế), một điều hiển nhiên, mọi người cần phải biết. Hòa thượng Thích Nhất Hạnh dạy rằng: “Nếu ai không biết chết thế nào sẽ không biết sống ra sao, bởi vì chết là một phần của sự sống”[5]. Thật vậy, nếu ai không biết rằng cuộc sống này rất mong manh, ngắn ngủi, cứ lo làm giàu, lo hưởng thụ, mãi nuôi lớn bản ngã của mình mà không bao giờ biết nghĩ đến người khác, không bao giờ biết làm một việc thiện lành nào, và cũng không bao giờ biết rằng có một ngày nào đó mình sẽ từ bỏ tất cả để ra đi; chính vì không hiểu, không biết rõ về cái chết nên người đó đã sống một đời sống vô nghĩa, không lợi ích cho tự thân và tha nhân. Trái lại, nếu ai biết rằng cái chết là một điều chắc chắn, đời sống này rất ngắn ngủi mong manh, “thác bền sống không bền; đời người ai cũng chết”, chính nhờ sự suy niệm này giúp chúng ta tinh tấn tu học, cố gắng làm các việc thiện lành có ích cho mình, có lợi cho người, sống một đời sống thánh thiện, đạo đức, và không sợ hãi khi nói về cái chết hay ngay khi đối diện với cái chết.

Vào thời Đức Phật, một số cư sĩ tại gia muốn có được hạnh phúc thần tiên sau khi chết nên đã tìm đến gặp Đức Phật và thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, chúng con là những Phật tử tại gia, còn bị tài sắc lợi danh trói buộc nên cảm thấy rất khó khăn trong việc thực hành đời sống phạm hạnh. Là người tại gia, chúng con chỉ mong sau khi chết được sanh về cõi trời, được hưởng thụ hạnh phúc ở cõi trời, bạch Đức Phật hãy từ bi chỉ dạy cho chúng con phải làm thế nào để có được hạnh phúc sau khi chết mà không cần phải sống đời xuất gia phạm hạnh”. Khi ấy, Đức Phật hỏi các Phật tử: Tại sao lại phải chờ đến sau khi chết mới có hạnh phúc, mọi người có thể thọ hưởng hạnh phúc, có thể sống an vui, chết nhẹ nhàng ngay tại thế gian này, ngay trong kiếp sống hiện tại này nếu như người ấy biết cách chuyển đổi nhận thức và cách sống của mình.

Chú thích:

[1] Bhikkhu Nyanaponika, Numerical Discourses of the Buddha, tr. 224.

[2] E.M. Hare dịch, The Book of Gradual Sayings, Vol. III, tr. 305-306.

[3] Bhikkhu Ñāṇamoli (dịch), The Path of Purification, tr. 248.

[4] Bhikkhu Ñāṇamoli, The Path of Purification, tr. 259.

[5] Venerable Thich Nhat Hanh, The Miracle of Mindfulness, tr. 50.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm