Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 07/09/2020, 10:31 AM

Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của Từ Bi, ngài phát Đại Nguyện thực hiện từ bi cứu khổ cứu nạn tất cả chúng sanh trong 6 nẻo luân hồi. Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào cũng phải niệm hồng danh Ngài...

Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là như thế nào? 

Nói ngắn gọn, Quán Thế Âm nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian" (giải nghĩa tiếng Hán), là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật.

Bồ Tát Quán Thế Âm không dong ruổi theo âm thanh động tịnh bên ngoài như phàm phu, trái lại Ngài dùng trí tuệ thanh tịnh quán sát cái tự tánh bên trong mà chứng được bản thể vũ trụ.

Bồ Tát Quán Thế Âm không dong ruổi theo âm thanh động tịnh bên ngoài như phàm phu, trái lại Ngài dùng trí tuệ thanh tịnh quán sát cái tự tánh bên trong mà chứng được bản thể vũ trụ.

Quán Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.

Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là gì

Danh hiệu “Đại Bi Quán Thế Âm” là danh hiệu của một vị Bồ Tát hằng cứu khổ, danh hiệu này do nghiệp nhân tu hành và hạnh nguyện độ sanh mà thành tựu.

Đại bi: là lòng thương cứu khổ rộng lớn, không bờ bến: thương người như thương mình, cứu người như cứu mình một cách bình đẳng, vô tư, sang suốt, không bị thời gian chi phối, không bị không gian ngăn cách, không phân biệt giống nòi, người hay vật, không phân biệt giàu sang hay nghèo hèn, không phân biệt trí tuệ hay ngu si, không phân biệt người ân hay kẻ oán.

Quán: nghĩa là quán sát, xem xét.

Thế Âm: nghĩa là tiếng tăm trong thế gian. Bồ Tát nói cho đủ là Bồ Đề Tát Đỏa tức là giác hữu tình, nghĩa là bậc hữu tình đã giác ngộ và trở lại giác ngộ các loài hữu tình.

Vậy Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là vị đại Bồ Tát có lòng thương rộng lớn, thường quán sát tiếng kêu cầu đau khổ của chúng sanh trong thế gian mà thị hiện cứu độ.

Bồ Tát Quán Thế Âm là ai trong kinh điển Phật giáo

Bồ Tát Quán Thế Âm không dong ruổi theo âm thanh động tịnh bên ngoài như phàm phu, trái lại Ngài dùng trí tuệ thanh tịnh quán sát cái tự tánh bên trong mà chứng được bản thể vũ trụ. Do đó Ngài chứng nhập “Nhĩ căn viên thông” nên nơi nào, lúc nào trong mười phương thế giới có tiếng đau khổ kêu cầu thì Ngài liền ứng hiện cứu giúp một cách mầu nhiệm, tự tại.

Nhờ “nhĩ căn viên thông” mà khắp trong hoàn vũ, không có âm thanh nào mà Ngài không nghe, không có tiếng tăm gì không hiểu, không có tâm niệm nào Ngài không thông.

Kinh Ngũ Bách Danh cho biết đức Quán Thế Âm Bồ Tát có tất cả 500 danh hiệu đều là hóa thân của Ngài. Vì chứng được “Lục căn hỗ dụng” (nghĩa là 6 căn có thể trợ giúp thay thế lẫn nhau, như mắt có thể nghe, tai có thể thấy, lưỡi có thể ngửi...) cho nên Bồ Tát được tự do, tự tại trong việc hiện thân độ thoát chúng sanh không bị gì ngăn cản trở ngại. Vì thế nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại như bài kệ sau này tán dương vậy.

Phổ Đà lạc già thường nhập định

Tùy duyên phổ cảm mỵ bất châu

Tầm thanh cứu khổ độ quần mê

Thị đắc danh vi Quán Tự Tại

Tạm dịch nghĩa:

Trên núi Phổ Đà thường nhập định

Tùy duyên ứng hiện khắp gần xa

Tầm thanh cứu độ kẻ lầm mê

Vậy nên gọi là Quán Tự Tại

Mỗi năm, Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo Âm lịch.

- Ngày 19/2 là vía Quán Thế Âm đản sanh.

- Ngày 19/6 là vía Quán Thế Âm thành đạo. 

- Ngày 19/9 là vía Quán Thế Âm xuất gia. 

Hạnh nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát 

Thông điệp mà Quán Thế Âm Bồ Tát mang đến cho đời chính là chất liệu của tình thương, lòng nhẫn nãi và sự tỉnh thức tự nội để quay về với con người thật của chính mình.

Thông điệp mà Quán Thế Âm Bồ Tát mang đến cho đời chính là chất liệu của tình thương, lòng nhẫn nãi và sự tỉnh thức tự nội để quay về với con người thật của chính mình.

Hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm được đề cập rất nhiều trong các kinh điển Đại Thừa. Các kinh điển hình mà Phật tử chúng ta thường đọc tụng là Chư Kinh Nhật Tụng, trong đó có ghi lại 12 lời thệ nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, kế đó là kinh Ngũ Bách Danh với hạnh nguyện ứng hiện ra 500 hóa thân để tùy duyên tế độ. Kinh Lương Hoằng Sám, Vô Lượng Thọ… đều có đề cập đến hạnh nguyện Quán Âm. Đặc biệt nhất vẫn là kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn, Đức Phật Bổn Sư ca ngợi hạnh nguyện riêng của Bồ Tát Quán Thế Âm như là một nguồn năng lượng chói sáng, siêu việt những đối đãi để lắng nghe và hóa giải những thanh âm thống thiết của cuộc đời. Câu kệ thâu súc tích nhất có thể nói lên hạnh nguyện của Ngài là:

“Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc,

Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ”.

Nguyện thứ nhất Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện)

Danh hiệu tôi tự tại quán âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ hai Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện)

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ ba Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện)

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ tư Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện)

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm ko hề nhiễu nhương

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ năm Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện)

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ sáu Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện)

Lòng từ bi thương sót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ bảy Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện)

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ tám giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện)

Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ chín làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện)

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ mười tây phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện)

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ mười một Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhất nguyện)

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống mien trường

Quán âm nhớ niệm tây phương mau về

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nguyện thứ mười hai Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện)

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mưới hai câu nguyện độ sanh đời đời.

Thông điệp mà đức Quán Thế Âm mang đến cho đời chính là chất liệu của tình thương, lòng nhẫn nãi và sự tỉnh thức tự nội để quay về với con người thật của chính mình. Nếu cuộc đời không có những chúng sinh đau khổ, không còn những tâm hồn chơ vơ thì có lẽ Bồ Tát cũng không cần dùng đến nghìn tay nghìn mắt. tâm từ, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và một trái tim đồng cảm không chỉ có ở đức Quán Thế Âm mà nó còn tiềm ẩn trong tim của mỗi người. Nếu một người nào đó luôn thọ trì danh hiệu hoặc quy ngưỡng về vị Bồ Tát ấy mà không biết nuôi lớn hạt giống thuần thiện đó thì ước nguyện về sự giao cảm khó có thể được thành tựu.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ giới?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm