Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ giới?
Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sinh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sinh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện.
Bồ tát Quán Thế Âm - Cảm ứng nhiệm màu của người mẹ hiền
Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ Tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa Pháp tướng, hình tượng, hình tướng của tôn tượng.
Phật tử khắp nơi đã quá quen với hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người phụ nữ đoan trang, xinh đẹp. Có nơi còn gọi Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là Phật Bà Quán Âm. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng Quán Thế Âm Bồ Tát là nam chứ không phải nữ.
Vậy thực hư chuyện giới tính của Quán Thế Âm Bồ Tát là thế nào và vì sao lại có những tranh luận dị thường như vậy?
Dựa vào lịch sử tôn giáo, và dân gian dật sử, hoặc Linh ứng truyện ký và lịch sử của Trung Quốc từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương tới cận đại và tới Việt Nam từ đầu Thế kỷ thứ III tới nay, thì đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã từng hiện hóa vào những thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sinh. Nhờ sự tướng của thế đạo để chỉ hướng dân gian quay về chính đạo và loại bỏ cái xấu ra khỏi cơ thể. Giống Quán Âm Diệu Thiện về đời vua Vương Trang. Quán Âm cầm giỏ cá thời vua Tôn Huyền nhà Đường, Quán Âm Thị kính thời nhà Minh, Quán Âm linh thiêng thời nhà Nguyễn,… Như vậy, không nhất thiết Ngài chỉ thị hiện nữ thân mà là vô số thân. Nhưng do niềm tịnh tín của các dân tộc vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì hình ảnh người Mẹ hiền, thương chúng sinh như con đỏ, thường che chở, gia hộ và tưới mát những tâm hồn khổ đau của Ngài, rất được quần chúng nhân dân ngưỡng mộ và tôn thờ. Vì vậy, tượng Ngài được thờ phụng khắp nơi đa phần là thân nữ. Tuy nhiên, một vài ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc, tôn tượng của Ngài được thờ phụng là thân nam.
32 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm từ Bắc đến Nam
Vì vậy, Phật giáo quan niệm mười phương chư Phật thì không hề có nữ nhân. Bồ Tát Quán Thế Âm là nam hay nữ? Chư vị Bồ Tát không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt có sinh có tử, mà các ngài thị hiện ở đời dưới nhiều hình tướng: nam, nữ, già, trẻ, người, thú vật, núi sông… tùy tâm niệm của chúng sinh chiêu cảm mà ứng thân thị hiện.
Tại Trung Quốc, đến Thế kỷ thứ X, Quán Âm còn được giữ dưới dạng nam giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ mười thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân. Có lẽ điều này xuất phát từ sự trộn lẫn giữa Phật giáo và Lão giáo trong thời này. Một cách giải thích khác là ảnh hưởng của Mật Tông trong thời kỳ này: đó là hai yếu tố Từ bi và Trí tuệ được thể hiện thành hai dạng nam nữ, mỗi vị Phật hay Bồ Tát trong Mật tông đều có một “quyến thuộc” nữ nhân. Vị quyến thuộc của Quán Thế Âm được xem là vị nữ thần áo trắng Đa La và Bạch Y Quán Âm là tên dịch nghĩa của danh từ đó. Kể từ đó, Phật tử Trung Quốc khoác cho Quán Âm áo trắng và xem như là vị Bồ Tát giúp phụ nữ hiếm muộn. Đức Quán Thế Âm xuất hiện dưới hình dạng phụ nữ chỉ mới được thịnh hành từ đời Đường bên Trung Hoa. Còn người Tây Tạng lại hay tạc tượng đức Quán Thế Âm theo hình người nam, tượng trưng cho sức mạnh kiên cố, oai dũng để trấn áp tà ma, quỷ dữ. Người Tây Tạng tu theo Mật tông, miệng đọc thần chú, tay bắt ấn quyết để nhiếp phục thân tâm đến chỗ đắc định, phát huy trí huệ. Đến nay, hầu như ở khắp các cơ sở thờ tự Á Đông đều quen thuộc với hình ảnh Bồ Tát dưới hình dạng là phụ nữ.
Cho nên người đời xem lòng từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm như tình mẹ thương con vô bờ bến, cho nên kính ngưỡng Ngài thông qua một ứng hóa thân là hình tượng một người phụ nữ và thường gọi là “Mẹ Quán Âm”, đồng thời cũng xem Ngài là một vị Phật với tên gọi “Phật Bà Quán Âm”. Tôn xưng Bồ Tát Quán Thế Âm như một vị Phật, điều đó cũng đúng với những gì kinh điển cho biết về Bồ Tát Quán Thế Âm. Bởi theo kinh Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm Đà la ni, trong đời quá khứ vô lượng kiếp về trước, Ngài đã thành Phật hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai,nhưng vì bi nguyện độ sinh mà Ngài hiện thân làm Bồ Tát.
Thế sự xuất hiện người nữ với mục đích chuyển đổi tâm tà ác và hạn chế các xa hoa trụy lạc, đó là mục đích tùy duyên hóa độ của Quán Thế Âm Bồ Tát, và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Người trở thành diện mạo nữ trong một vài nước châu Á. Tuy nhiên, điều căn bản là con người cần hiểu rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật Thân của Người. Vì thế, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là người mẹ của thiên hạ, luôn bao che và giúp đỡ các con nhân gian của mình vượt qua những trở ngại trong cuộc sống để thành người tốt và có ích.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm