Thứ bảy, 23/11/2019, 07:25 AM

Quay về nương tựa ba ngôi báu

Những hình thức bên ngoài của Phật, Pháp và Tăng là cách thức để chúng ta nhận ra Tam Bảo đã và đang có trong tự tâm của mình, mà nuôi lớn (trưởng dưỡng) tuệ giác – thiền định – đạo hạnh của người con Phật.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Quay về nương tựa ba ngôi báu 1

Những hình thức bên ngoài của Phật, Pháp và Tăng là cách thức để chúng ta nhận ra Tam Bảo đã và đang có trong tự tâm của mình, mà nuôi lớn. Ảnh: Internet

Những hình thức bên ngoài của Phật, Pháp và Tăng là cách thức để chúng ta nhận ra Tam Bảo đã và đang có trong tự tâm của mình, mà nuôi lớn (trưởng dưỡng) tuệ giác – thiền định – đạo hạnh của người con Phật (dù xuất sĩ hay thế nhân) để đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát – mục đích chính của bao công phu hành trì, tu tập (cultivate). 

Bài liên quan

Trong nhạc phẩm Hải đảo tự thân, câu đầu tiên là: “Quay về nương tựa, hải đảo tự thân, chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần”. Trong Kinh Hải đảo tự thân [1] (Nguồn: Kinh Trường A-hàm 02, Kinh Du hành [2]), Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác.”

Ý nghĩa chính của cả 2 câu mà tác giả bài viết này muốn đề cập đến, đó là nhận ra Tam Bảo đã có sẵn trong mình. Nếu viết như vậy thì tấm thân tứ đại này, chứa bao nhiêu bất tịnh lại có Ba ngôi báu (Tam Bảo) chăng! “Nương tựa” được hiểu là kề vai chăng! Thực ra, Tam Bảo không phải là hình thức, mà là bản tính giác ngộ sẵn có, chỉ vì bị che lấp bởi tham, sân và si.

Quay về nương tựa ba ngôi báu 2

“Nương tựa vào hải đảo chánh pháp” tức tìm hiểu, nghiền ngẫm và ứng dụng lời Phật dạy (văn – tư – tu) trong Kinh điển (S= Sūtra, P = Sutta, C = 經藏), nói vắn tắt là nương tựa Pháp. Ảnh: Internet

Nếu nói rằng Tam Bảo đã có sẵn trong tâm mỗi người như vừa nêu, vậy cần gì nương tựa Tam Bảo qua hình thức bên ngoài? (Tôn tượng, tôn ảnh Phật; kinh, sách, pháp môn hành trì; học tập và ứng dụng lời Phật dạy qua sự hướng dẫn của quý Thầy, quý Sư cô).

Bài liên quan

Những hình thức bên ngoài của Phật, Pháp và Tăng là cách thức để chúng ta nhận ra Tam Bảo đã và đang có trong tự tâm của mình, mà nuôi lớn (trưởng dưỡng) tuệ giác – thiền định – đạo hạnh của người con Phật (dù xuất sĩ hay thế nhân) để đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát – mục đích chính của bao công phu hành trì, tu tập (cultivate). Giác ngộ và giải thoát không phải là một “khung trời mơ ước”, một “giấc mơ tự tại” nào đó, bởi vì đó chỉ là tưởng tượng của con người.

“Nương tựa vào hải đảo chánh pháp” tức tìm hiểu, nghiền ngẫm và ứng dụng lời Phật dạy (văn – tư – tu) trong Kinh điển (S= Sūtra, P = Sutta, C = 經藏), nói vắn tắt là nương tựa Pháp. Sau này, khi Tam tạng giáo điển (Tipitaka) được truyền qua Trung Hoa thì nương tựa chánh pháp ngoài việc nương tựa kinh, còn có thêm nương tựa Luật (S = P = Vinaya, C = 律藏), tức giới luật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Tích lũy công đức trong mùa Phật đản - Những việc làm đơn giản mà lợi lạc

Góc nhìn Phật tử 08:03 31/03/2025

Phật Đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy tăng trưởng công đức.

Phụ nữ làm gì để mang lại phúc báo cho gia đình?

Góc nhìn Phật tử 08:08 08/03/2025

Ngoài các thiện hạnh bố thí, phóng sinh, người phụ nữ có thể bắt đầu tích lũy công đức cho mình và gia đình từ việc tụng kinh, niệm Phật. Tụng đọc kinh Phật chính là khởi đầu đúng đắn trong cuộc đời, giúp người phụ nữ học cách làm người mẹ tốt, con dâu tốt, người vợ tốt.

Lên chùa ‘sám hối’ dịp cuối năm

Góc nhìn Phật tử 15:09 23/01/2025

Cuối năm, khi nhịp sống dần chậm lại và cái rét se sắt của mùa đông len lỏi qua từng ngõ nhỏ, lòng người bỗng xốn xang những suy tư. Đâu đó trong ký ức, những chuyện đã qua của một năm hiện lên như một cuốn phim tua chậm.

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo