Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tam Bảo là gì?

Câu hỏi có thể coi là không đáng hỏi với những ai đã từng đến chùa nghe Kinh, lễ Phật, nhưng lại rất thiết thực với những ai mới lần đầu bước chân đến chốn thiền môn.

>>Kiến thức

Hơn thế nữa, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã có được những hiểu biết về Tam bảo, thì sự hiểu biết đó của bạn đôi khi cũng có thể là chưa được hoàn toàn trọn vẹn, bởi vì trong Phật giáo có nhiều cách giải thích khác nhau – nhưng không hề mâu thuẫn nhau – về vấn đề này, tùy theo từng đối tượng tu tập.

Trước hết, Tam bảo được hiểu là “ba ngôi báu”, và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng.

Tam bảo với Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này.

Tam bảo với Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này.

Trụ thế Tam bảo

Bài liên quan

Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật đã sống cách đây hơn 25 thế kỷ. Với tên gọi là Thích Ca Mâu Ni , là thái tử con vua Tịnh Phạn, thuộc dòng họ Thích Ca. Sự ra đời của Ngài cũng chính là sự khai sinhcủa Phật giáo, bởi vì Ngài là người đầu tiên đã giác ngộ và truyền dạy những giáo pháp mà hiện nay chúng ta gọi là Pháp hay là Phật pháp.

Hàng ngàn người đã tin theo giáo pháp do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy, họ đã rời bỏ cuộc sống gia đình để theo Ngài tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già, hay Tăng đoàn.

Như vậy, chúng ta có Tam bảo với Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chính từ ý nghĩa đó mà đức Thích Ca Mâu Ni được tôn xưng là Phật, bởi danh từ này vốn là do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”. Khi Phật giáo lần đầu tiên du nhập Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ vào khoảng đầu Công nguyên, người Việt đã phiên âm danh xưng này là Bụt. Vì thế, theo cách gọi của người Việt thì Bụt cũng chính là Phật, cho dù ảnh hưởng lâu đời và rộng khắp của kinh điển chữ Hán đã làm cho danh xưng Phật ngày nay trở thành phổ biến hơn.Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Đức Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Đức Phật. Ngoài giáo pháp của Đức Phật, không còn có phương pháp nào khác có thể giúp chúng ta đạt đến sự giải thoát rốt ráo, vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.

Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Đức Phật.

Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Đức Phật.

Bài liên quan

Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư Tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư Tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa. Vì vậy, các Ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.

Tam bảo theo nghĩa như trên là rất cụ thể, có thể thấy nghe nhận biết bằng tri giác thông thường, và trong Phật học gọi khái niệm này là “Trụ thế Tam bảo”.

Tam bảo đã bắt đầu hiện diện một cách cụ thể trên trái đất từ cách đây hơn 25 thế kỷ. Nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau 49 năm hoằng hóa trên khắp nước Ấn Độ, cuối cùng cũng đã nhập Niết bàn, không còn nhìn thấy được trong cõi đời này nữa, và vì thế mà hình thức nối tiếp của Phật bảo là ngọc xá lợi Phật để lại được mọi người thờ kính, là hình tượng, tranh vẽ của Phật được tôn trí trong các chùa, hoặc được Phật tử thờ tại gia… Bởi vì khi nhìn thấy và thờ kính những biểu tượng này, chúng ta sẽ nhớ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã khai sáng và truyền dạy giáo pháp dẫn đến sự giác ngộ.

Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật , hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư Tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn.

Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của Đức Phật , hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư Tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn.

Bài liên quan

Về Pháp bảo, khi Đức Phật đã nhập Niết bàn thì không ai đảm bảo có thể lưu truyền được tất cả những lời Ngài đã truyền dạy, cho dù mỗi vị đệ tử của Ngài có thể nhớ được rất nhiều. Vì thế, sau đó một thời gian chư Tăng đã cùng nhau họp lại để ghi chép tất cả những gì Đức Phật thuyết giảng mà họ còn nhớ được. Sự ghi chép tập thể này được gọi là “kết tập kinh điển”, và là cơ sở đầu tiên để hình thành Tam tạng kinh điển của Phật giáo, thường được biết nhiều hơn với tên gọi là Đại tạng kinh, bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Như vậy, sau hơn 25 thế kỷ, cho đến nay Pháp bảo vẫn được lưu truyền với dạng cụ thể là Đại tạng kinh Phật giáo.

Về Tăng bảo, chúng ta có sự truyền thừa nối tiếp trong suốt hơn 25 thế kỷ qua giữa các thế hệ chư Tăng, và Tăng đoàn ngày nay là sự nối tiếp của Tăng đoàn từ thời Đức Phật còn tại thế, bao gồm những người xuất gia dành trọn cuộc đời cho mục đích tu tập và truyền dạy giáo pháp của Đức Phật . Đó là ý nghĩa của Trụ thế Tam bảo.

Tuy nhiên, Đức Phật từng nói Ngài không phải vị Phật duy nhất đạt đến sự giác ngộ. Trong dòng thời gian từ vô thủy đến nay, con số 25 thế kỷ mà chúng ta được biết chỉ là một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước giữa biển khơi. Và vì thế, Đức Phật dạy rằng trong quá khứ trước Ngài đã có vô số chư Phật, những người đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn như Ngài. Và trong tương lai lâu xa, chắc chắn sẽ còn có vô số những người tu tập theo đúng giáo pháp và giác ngộ thành Phật. Mặt khác, Đức Phật cũng dạy rằng không phải chỉ có riêng một cõi thế giới Ta bà này là nơi ta đang sống, mà nếu chúng ta có thể đi thật xa về phương đông, phương tây… cho đến mười phương trong không gian, chúng ta sẽ còn gặp vô số các cõi thế giới khác nữa. Những cõi thế giới ấy cũng có vô số các vị Phật đã và đang thuyết giảng giáo pháp.

Đức Phật từng nói Ngài không phải vị Phật duy nhất đạt đến sự giác ngộ. Trong dòng thời gian từ vô thủy đến nay, con số 25 thế kỷ mà chúng ta được biết chỉ là một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước giữa biển khơi.

Đức Phật từng nói Ngài không phải vị Phật duy nhất đạt đến sự giác ngộ. Trong dòng thời gian từ vô thủy đến nay, con số 25 thế kỷ mà chúng ta được biết chỉ là một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước giữa biển khơi.

Như vậy, Phật bảo không chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà chúng ta được biết, mà còn là bao gồm tất thảy chư Phật trong mười phương ba đời, những vị hoàn toàn giác ngộ và giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc của thế gian. Và tất cả những giáo pháp do chư Phật truyền dạy đều được tôn xưng là Pháp bảo, tất cả các vị tu tập theo giáo pháp xuất thế của chư Phật và đạt được sự giải thoát khỏi mọi ràng buộc của đời sống thế tục đều được tôn xưng là Tăng bảo.

Xuất thế Tam bảo
Bài liên quan

Đức Phật cũng là một con người, nhưng là một con người đã hoàn toàn giác ngộ. Và do đó, Ngài dạy rằng tất cả chúng sinh đều có thể tu tập để đạt đến sự giác ngộ như Ngài. Hay mỗi chúng sinh đều sẵn có Phật tính, chỉ vì không chịu tu tập theo đúng chánh pháp nên không thể đạt đến giác ngộ. Phật tính hay khả năng giác ngộ của mỗi chúng sinh và của chư Phật đều là bình đẳng như nhau không sai khác, nên gọi đây là Đồng thể Phật bảo. Các Pháp cũng có thể tính bình đẳng như nhau không sai khác, đều là Pháp giải thoát, chỉ do chúng sinh mê muội không nhận ra thực tính của muôn pháp nên mới phải dựng bày các phương tiện tu tập để đối trị, theo ý nghĩa này mà gọi là Đồng thể Pháp bảo. Phật và chúng sinh vốn đã đồng một thể tính giác ngộ, nên cũng đều sẵn có bản chất hòa hợp thanh tịnh như Tăng già, do đây mà gọi là Đồng thể Tăng bảo.

Đồng thể Tam bảo là nền tảng căn bản để tất cả chúng sinh đều có thể phát tâm tu tập theo chánh đạo và đạt đến sự giải thoát rốt ráo. Vì thế, người phát tâm tu tập trước hết phải tự tin vào thể tính thanh tịnh sáng suốt vốn có, hay nói khác đi là khả năng có thể tu chứng thành Phật của chính mình. Theo ý nghĩa này mà nói thì đây cũng gọi là Tự tính Phật. Quá trình tu tập luôn nhận rõ được thực tính của các pháp, thấy tất cả pháp đều là pháp giải thoát, nên gọi là Tự tính Pháp. Bản thân mình dù chưa tu chưa chứng vẫn biết là sẵn có hạt giống Bồ đề, sẵn có tự tính thanh tịnh, cũng đồng với chư tăng, nên gọi là Tự tính Tăng. Tự tính Tam bảo là nhận thức thiết yếu để xác lập niềm tin và ý chí tu tập đạt đến giải thoát.

Đồng thể Tam bảo là nền tảng căn bản để tất cả chúng sinh đều có thể phát tâm tu tập theo chánh đạo và đạt đến sự giải thoát rốt ráo. Vì thế, người phát tâm tu tập trước hết phải tự tin vào thể tính thanh tịnh sáng suốt vốn có, hay nói khác đi là khả năng có thể tu chứng thành Phật của chính mình.

Đồng thể Tam bảo là nền tảng căn bản để tất cả chúng sinh đều có thể phát tâm tu tập theo chánh đạo và đạt đến sự giải thoát rốt ráo. Vì thế, người phát tâm tu tập trước hết phải tự tin vào thể tính thanh tịnh sáng suốt vốn có, hay nói khác đi là khả năng có thể tu chứng thành Phật của chính mình.

Bài liên quan

Vì vậy, người đến chùa tìm hiểu về Tam bảo thì trước hết phải hiểu đúng và đầy đủ về Trụ thế Tam bảo. Sau đó, khi niềm tin đã vững chắc mới có thể hiểu rõ được ý nghĩa Xuất thế Tam bảo, bởi khái niệm này chỉ có thể lấy đức tin và trí tuệ mà nhận hiểu, chứ không thể dùng các giác quan thông thường để thấy nghe nhận biết. Còn khái niệm Đồng thể Tam bảo hay Tự tính Tam bảo lại chỉ có thể thực sự nhận hiểu được thông qua sự hành trì thực tế, sự thực hành, trải nghiệm các giáo pháp do Phật truyền dạy. Nếu người không có sự hành trì thực tế, khi nghe nói đến khái niệm này sẽ cảm thấy rất là trừu tượng, khó nắm bắt.

Ngày nay không ít người vì muốn tỏ rõ sự uyên bác, học nhiều hiểu rộng của mình mà nêu lên tất cả những khái niệm này, nhưng kèm theo đó lại không hiểu được rằng mỗi một khái niệm chỉ thích hợp với một mức độ hiểu biết, lòng tin và sự hành trì thực tiễn. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy là tuy có những khái niệm khác nhau nhưng lại hoàn toàn không có gì mâu thuẫn mà chỉ là sự mở rộng cho phù hợp với từng trình độ tiếp nhận khác nhau mà thôi.

Hình tượng thiêng liêng của chư Phật có thể giúp chúng ta hướng về để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn, nên chúng ta tôn xưng đó là Phật bảo.

Hình tượng thiêng liêng của chư Phật có thể giúp chúng ta hướng về để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn, nên chúng ta tôn xưng đó là Phật bảo.

Bài liên quan

Trong thực tế, mỗi chúng ta đều có thể tự mình nhận thức được ý nghĩa của Tam bảo qua sự tiếp xúc với Phật giáo. Khi chúng ta về chùa dâng hương cúng Phật, chúng ta đem hết sự thành kính trong tâm hồn để lễ lạy trước điện Phật. Sự thành tâm thành ý đó giúp cho ta cảm nhận được một sự giao cảm thiêng liêng với chư Phật, làm cho tâm hồn ta trở nên nhẹ nhàng, thư thái, và ngay trong lúc ấy được thoát khỏi mọi sự hệ lụy, trói buộc của đời sống trần tục. Hình tượng thiêng liêng của chư Phật có thể giúp chúng ta hướng về để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn, nên chúng ta tôn xưng đó là Phật bảo.

Bên cạnh đó, khi chúng ta được nghe hiểu giáo pháp của Phật, thông qua kinh điển và sự truyền dạy của chư tăng, chúng ta có thể có được một nhận thức đúng đắn hơn về đời sống, và biết được là có những phương thức để đạt đến sự an lạc, hạnh phúc chân thật trong đời sống. Khi chúng ta thực hành theo đúng những phương thức đó, chúng ta đạt được những giá trị tinh thần cao quý, làm thay đổi đời sống của chúng ta theo hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Do những kết quả quý giá này có được từ việc thực hành theo giáo pháp, nên chúng ta tôn xưng đó là Pháp bảo.

Mặt khác, ý nghĩa của kinh điển và lời dạy của chư tăng dù sao cũng chỉ mang tính chất lý thuyết, nên sự diễn giải và thực hành theo đó tất yếu phải có phần khó khăn và đôi khi có thể bị sai lệch. Vì thế mà chúng ta thường phải nhìn vào đời sống của chư tăng như một sự minh họa sống động cho những gì học được từ giáo lý. Nhờ có chư tăng, chúng ta dễ dàng phát khởi niềm tin mạnh mẽ vào giáo pháp, vì thấy rằng các vị đã thực hành theo đó và đã đạt được sự an lạc, giải thoát. Hơn thế nữa, bằng vào sự thực hành, chư tăng còn có khả năng dẫn dắt, giúp ta giải quyết những vướng mắc, những điều khó hiểu trong giáo lý. Do vai trò dẫn dắt lớn lao và đáng tôn kính như thế, chúng ta tôn xưng đó là Tăng bảo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cảnh cùng khốn

Phật giáo thường thức 09:39 31/10/2024

Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.

Lục độ: Sáu pháp vượt bờ

Phật giáo thường thức 09:00 31/10/2024

Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Phật giáo thường thức 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Hồi hướng là gửi năng lượng qua "từ trường tâm linh"

Phật giáo thường thức 06:42 31/10/2024

Hồi hướng phước và nhận phước hồi hướng hoàn toàn bằng cảm ứng qua làn sóng "từ trường tâm linh" mà khoa học gọi là "trường sinh học". Từ trường tâm linh này mạnh hơn rất nhiều so với sóng điện sử dụng trong các phương tiện truyền thông, vì nó không bị "ngoài vùng phủ sóng".

Xem thêm