Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/12/2020, 07:09 AM

Quốc sư Huệ Sinh và nhà Lý – Đại Việt

Quốc sư Huệ Sinh sinh năm Ất Dậu (985) tại làng Đông Phù Liệt, Thăng Long và Ngài hóa Thánh vào ngày mùng 9 tháng 9 năm 1063, tại chùa Vạn Tuế, Hồ Tây, Thăng Long, Ngài đã hoằng dương cống hiến cho sự tụ sinh và hưng thịnh của Phật đạo nước nhà.

Đọc bài Tăng Thống Huệ Sinh(1) trong sách Thiền Uyển Tập Anh có đoạn mô tả rất kỳ lạ. Vua Lý Thái Tông cho sứ giả đến chùa Quang Hưng, Đình Bảng, Bắc Ninh(2) mời Huệ Sinh về yết kiến. Nhà sư đã nói với sứ giả rằng: “Ngươi không thấy con vật làm cỗ tế hay sao? Khi chưa tế thì được ăn ngon, mặc đẹp, đến khi dắt vào nhà Thái Miếu thì dẫu muốn sống thêm ít ngày cũng không thể được. Vật tế còn như vậy, các vật khác có khác gì?”(3)

Nói xong, Huệ Sinh nhất quyết từ chối. Sứ giả phải quay lại lần nữa, nhà sư mới chịu lên võng để đội lính rước về. Vua Lý Thái Tông ra tận sân rồng đón và cùng hoàng hậu thiết đãi cơm chay nhà sư. Rồi nhà vua ra sắc phong chức Nội cung Phụng Tăng và mời Huệ Sinh trở lại trụ trì chùa Vạn Tuế, nay là chùa Vạn Niên bên bờ Hồ Tây.

Screenshot_3

Thiền sư Khuông Việt: Vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam

Vậy tại sao Thiền sư Huệ Sinh lại có câu trả lời viên sứ giả như thế?

1. Ta đã biết, khi Lâm Khu-Huệ Sinh từ Đông Phù xuất gia lên Cổ Pháp thụ giáo Thiền sư Vạn Hạnh, Định Huệ và Lý Khánh Văn thì từ đó Huệ Sinh và Lý Công Uẩn đã trở thành anh em.

Sau khi cho Lý Công Uẩn xuống Hoa Lư, Thiền sư Vạn Hạnh đã cử tiếp Huệ Sinh đến Hoa Lư, bên cạnh Lý Công Uẩn. Hai người đã khôn khéo tạo dựng mối quan hệ với Đào Cam Mộc và các tướng Lê Nhân Nghĩa, Nguyễn Đê… Họ đã vun xới, tác thành mối tình Lý Công Uẩn với công chúa Lê Thị Phất Ngân. Sau đám cưới, Lý Công Uẩn đã trở thành Phò mã. Chẳng bao lâu công chúa sinh hạ cho Nhà Lý cậu bé Lý Phật Mã khôi ngô, tuấn tú.(4)

2. Ta còn nhớ, sau cuộc chính biến Hoa Lư năm Kỷ Dậu (1009), lật đổ vua Lê Ngọa Triệu, quần thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế Lý Thái Tổ. Thiền sư Huệ Sinh là người ở bên cạnh Lý Công Uẩn, chăm lo việc kỹ trị, nội chính và soạn thảo các chiếu, chỉ cho nhà vua…

Khi dời đô về Thăng Long, Thiền sư Huệ Sinh được đặc phong làm Nội Cung Phụng Tăng, trụ trì chùa cung đình Vạn Tuế. Ở đây Thiền sư đã linh cảm nhìn ra toàn bộ vùng đất thiêng Hồ Tây cho tới vùng Chèm Vẽ và hợp lưu cửa sông Hồng với sông Đà, xứng đáng để xây dựng một Đại Phật Đường, là Thánh địa Phật giáo của nước Đại Việt hùng cường.

Được Lý Thái Tổ đón nhận và hết lòng ủng hộ, Huệ Sinh sung sướng mang hết tài năng về lịch sử, kiến trúc, chữ tốt, vẽ đẹp và tính toán như thần, để phác thảo công trình. Sau một năm lao động hết mình, tác phẩm kiến trúc đồ sộ Đại Phật Đường Vạn Tuế đã hoàn thành.

Vua Lý Thái Tổ vui mừng trình lên Thiền sư Vạn Hạnh xem toàn bộ công trình. Thiền sư ngạc nhiên khen hết lời. Đêm hôm đó, ông đi ra sân lầu nhìn lên trời suy ngẫm, rồi thốt lên: “Trên một bầu trời không thể có hai con rồng cùng bay lượn”. Sáng hôm sau, Vạn Hạnh cho gọi Huệ Sinh đến nói rằng: “Từ lâu chùa Quang Hưng không có người khói hương cho Pháp chủ Định Huệ. Nay đất nước đã yên, con nên về để lo hương khói cho chùa”. Huệ Sinh hiểu ý, hôm sau khăn gói trở lại Bắc Ninh.

3. Sau một năm định thần thiền luyện và thực hiện trùng tu chùa Quang Hưng. Mỗi lần Huệ Sinh vào nhập định, sư ngồi suốt năm ngày liền. Người đương thời rất khâm phục và ca ngợi sư là Nhục thân đại sỹ.(5)

Đến lúc, nhận thấy phải tăng tiến tu hành và mở mang hiểu biết, Huệ Sinh quyết định đi vân du học hỏi thiên hạ. Đầu tiên, Người đi dọc sông Dương Tử Trung Hoa. Sau đó theo con đường của thầy trò Đường Tăng, Người đã tới sứ Tây Thiên. Ở đây, Huệ sinh đã làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học nổi tiếng Na Lan Đa cho đến khi tốt nghiệp.

Khi đã đắc đạo, Thiền sư qua Xây Lan theo đường biển về nước. Sau khi về quê Đông Phù thắp hương bố mẹ, Huệ Sinh trở lại chùa Quang Hưng, Bắc Ninh. Vua Lý Thái Tông nghe tin đã lập tức cho sứ giả lên đón như đã trình bày ở phần trên.

4. Vào một hôm, trời đất Thăng Long rực rỡ tươi đẹp, vua Lý Thái Tông mở Lễ Trai Tăng trong Đại nội, Vua nói:

- “Trẫm nghĩ nguồn tâm của Phật tổ, người học thường hay chê bai. Trẫm muốn cùng các vị cao đức gần xa mỗi người đều bày tỏ ý kiến của mình để xem cái dụng tâm của từng người như thế nào?”

Sau một khoảng trầm lắng, Thiền sư Huệ Sinh đã ứng khẩu trả lời bằng một bài thơ hai khổ, làm mọi người ngạc nhiên trầm trồ thán phục.

• Chữ Hán

Bản chữ Hán.

Bản chữ Hán.

• Phiên âm

ĐÁP LÝ THÁI TÔNG TÂM NGUYỆN CHI VẤN

I

Pháp bản như vô pháp

Phi hữu diệc phi không

Nhược nhân tri thử pháp

Chúng sinh dữ Phật đồng.

II

Tịch lịch Lăng Già nguyệt

Không không độ hải chu

Tri không không giác hữu

Tam muội nhậm thông chu

• Dịch nghĩa

TRẢ LỜI THÁI TÔNG HỎI VỀ TÂM NGUYỆN

I

Thế giới hiện tượng vốn như không có

Chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không

Nếu người ta hiểu được cái nguyên lý ấy

Thì chúng sinh cũng đồng nhất với Phật.

II

Lặng lẽ như vầng trăng trên núi Lăng Giá

Hư không như con thuyền vượt biển

Biết đúng không thì cái không hóa cái có

Và sẽ mặc ý mà đi suốt và đi khắp tam muội

• Dịch thơ: Nam Trân (dịch)

I

Pháp tướng vốn như không có pháp

Mơ màng như có lại như không

Pháp này ví có người am hiểu

Thế tục, Như Lai một chữ đồng

II

Lặng như vầng nguyệt núi Lăng Già(6)

Như tựa con thuyền vượt sóng xa

Biết cả lẽ “không” và lẽ “có”Lại dùng “tam muội” hiểu sâu xa(7).

•Dịch thơ 2: Phạm Minh Khôi (dịch) (Hậu duệ tại làng Đông Phù liệt)

LÒNG MONG ƯỚC

I

Pháp tướng như không pháp

Khi có lại khi không

Hiểu được nguyên lý ấy

Chúng sinh, Phật tương đồng.

II

Lăng Già trăng lặng lẽ

Thuyền vượt biển hư không

Biết “không” hiểu lẽ “có”

"Tam muội”-cội nguồn thông!

Vua khen ngợi, ban thưởng rất trọng hậu. Sau vua phong sư giữ chức Đô tăng lục. Các vương công thời bấy giờ như: Phụng Kiền vương, Uy Vũ, Hỉ Từ, Thiện Huệ, Chiêu Khánh, Hiển Minh thái tử, thượng tướng Vương Công Tại, thái sư Lương Nhậm Văn, thái bảo Đào Xử Trung, tham chính Kiều Bồng… đều tìm đến thỉnh vấn, mời sư chủ trì các cuộc lễ.

5. Đến đời vua Lý Thánh Tông (đời thứ 3) đã đánh giá cao tài năng và công lao của Huệ Sinh với Nhà Lý và Phật đạo nước nhà, đã tấn phong Người, danh vị Quốc sư và tước hầu, nghĩa là khi vào chầu chỉ xưng Tăng Thống, không phải xưng tên như các đại thần khác.

Cuộc đời Ngài đã hoằng dương cống hiến cho sự tụ sinh và hưng thịnh của Phật đạo nước nhà.

Cuộc đời Ngài đã hoằng dương cống hiến cho sự tụ sinh và hưng thịnh của Phật đạo nước nhà.

Quốc sư Vạn Hạnh – Công đức đối với Đạo pháp và Dân tộc

Người dân làng Đông Phù và các hậu duệ tự hào, thường kể lại cho con cháu nghe câu chuyện giấc mơ của Huệ Sinh. Xin được chép lai như sau:

Gần trưa, lính hầu của hoàng gia đến chùa Vạn Tuế đọc thánh chỉ mời Quốc sư vào hầu triều. Vừa trông thấy Quốc sư, vua Lý Thánh Tông đã ra tận thềm của cung điện đón chào. Sau một tuần trò chuyện, nhà vua hỏi:

– Tăng Thống có hay nằm mơ không?

Quốc sư trả lời:

– Thưa bệ hạ, đôi khi Tăng Thống cũng nằm mơ. Giấc mơ thường là nhớ về thân mẫu. Đêm qua, Tăng Thống mơ thấy cụ về, đẹp như tiên. Cụ đánh thức Tăng Thống, ra thăm vườn ngọc lan ngoài sân chùa Vạn Tuế.

Nhà vua lắng nghe rất xúc động, rồi chuyển câu chuyện:

– Vậy, về giang sơn xã tắc, về dân tình thế thái, Tăng Thống có giấc mơ nào không?

Quốc sư thận trọng, chậm rãi trả lời:

– Bệ hạ hỏi chuyện to lớn quá, Tăng Thống đâu dám lấy bàn tay che được mặt trời.

Nhà vua nhỏ giọng, giãi bày tâm sự:

– Trẫm thấy sự tình như chững lại. Nếu chỉ an cư hưởng thái bình thì thế nào mà chẳng được. Tăng Thống có mưu kiến gì không?

Cảm nhận nhà vua có ý chân thành, Tăng Thống bộc bạch:

– Sứ ta du nhập cả Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo. Các giáo về nguyên thủy đều tốt đẹp, linh thiêng. Nhưng phải tỉnh táo, không nên đi quá vào thần tiên, ma thuật.

Thấy Tăng Thống dừng lại, im lặng suy nghĩ. Nhà vua giục:

– Tăng Thống cứ nói tiếp đi.

Quốc sư Huệ Sinh vừa nghĩ vừa nói chậm rãi:

– Một đất nước mạnh phải có học vấn. Tăng Thống đã được đi nhiều nơi trên đất nước nhà Tống. Họ có nhiều công trình đồ sộ, chứng tỏ đầu óc họ lớn. Họ chế được chữ viết, chứng tỏ họ nghĩ sâu. Họ biết xem thời tiết và làm thuốc nổ, chứng tỏ họ nghĩ xa…

Nhà vua cắt ngang hỏi:

– Tăng Thống đã ở Ấn Độ hơn mười năm, họ hơn hay kém nước Tống?

Quốc sư phấn chấn trả lời:

– Mỗi sứ lại có cái yếu, cái hay, cái giỏi khác nhau. Sứ Ấn Độ có cả một học thuật triết lý sâu rộng, trong đó có triết lý đạo Phật, mà nền tảng là kinh Tam Tạng. Họ cũng chế được chữ viết, nghĩ ra được tiên đề toán học và rất tinh thông thiên văn, địa lý. Họ còn có nhiều giống loài gia súc, gia cầm, lúa gạo quý và các cây ăn quả vừa lạ vừa ngon…

Một thoáng im lặng chìm trong suy tư, quốc sư chủ động nói:

– Thưa bệ hạ, sứ ta sinh sau đẻ muộn hơn họ, thì việc thua kém cũng là điều không lạ. Nhưng, họ đi thong thả lên dốc, thì ta phải dảo bước đi nhanh hơn.

Nhà vua quay sang:

– Vây, ta nên làm gì trước, làm gì sau?

Quốc sự trả lời như suy nghĩ từ lâu:

– Thưa bệ hạ, phải xây Tam miếu(8). Đó là Văn Miếu(9), Võ Miếu(10) và Y Miếu(11). Văn Miếu để thờ học vấn, cổ súy học hành. Võ Miếu thờ tinh thần thượng võ và tinh thần yêu nước. Y Miếu thờ thần sức khỏe và thần hạnh phúc ấm no.

Nhìn thẳng vào quốc sư, vua Lý Thánh Tông hỏi:

– Quốc sư còn ước nguyện về một Đại Phật đường không?

Quốc sư im lặng suy nghĩ. Mới đây nguyên phi Ỷ Lan tỏ ra tiếc nuối công trình Đại Phật đường Vạn Tuế. Hôm nay, Lý Thánh Tông cũng nhắc lại về Đại Phật đường. Như vậy, các đời nhà Lý đều truyền cho nhau biết đã có một phác thảo về Đại Phật đường.

Quốc sư Huệ Sinh sinh năm Ất Dậu (985) tại làng Đông Phù Liệt, Thăng Long và Ngài hóa Thánh vào ngày mùng 9 tháng 9 năm 1063, tại chùa Vạn Tuế, Hồ Tây, Thăng Long.

Quốc sư Huệ Sinh sinh năm Ất Dậu (985) tại làng Đông Phù Liệt, Thăng Long và Ngài hóa Thánh vào ngày mùng 9 tháng 9 năm 1063, tại chùa Vạn Tuế, Hồ Tây, Thăng Long.

Quốc sư Vạn Hạnh và hướng giáo dục thời hiện đại

Huệ Sinh còn nhớ sau chuyến đi thăm học hỏi thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm. Trên đường đi liên lạc từ Cổ Pháp xuống Hoa Lư, ông đã từng gợi ý Thiền sư Vạn Hạnh nhiều lần. Nhưng, thiền sư không để ý. Mặc dù vậy, Huệ Sinh vẫn lặng lẽ phác thảo trong đầu với trái tim tuổi trẻ nồng cháy của mình. Khi dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long, trụ trì chùa Vạn Tuế, một hôm, ông sung sướng thốt lên: “Đại Phật đường là đây rồi”…

Quốc sư từ từ cầm chén trà lên nhâm nhi. Vua Lý Thánh Tông mỉm cười, hỏi:

– Tăng Thống đã nghĩ điều gì mà xa xăm thế?

Quốc sư cũng mỉm cười, nói:

– Bẩm bệ hạ ý nghĩa của Đại Phật đường to lớn lắm. Đó là sức mạnh của Phật đạo và cũng là sức mạnh của xã tắc. Nhưng muốn làm được phải có “lúc” của “nó”. “lúc đó” nay đã qua rồi, và cũng chưa đến.

Vua Lý Thánh Tông trầm ngâm suy nghĩ, đắn đo thăm dò:

– Trẫm cũng thấy Tam Đảo và đồi núi Hoa Lư đẹp và thiêng. Vậy Quốc sư hãy thử phác thảo xem?

Quốc sư hóm hỉnh trả lời:

– Tăng Thống tuổi đã cao quá rồi. Ý tưởng đã chậm, chân bước đã run, đi điền dã đồi núi sao được!

Vua Lý Thánh Tông ngẩn người, cùng cười thoải mái:

– Thiện tai. Trẫm nghĩ Tăng Thống vẫn còn trẻ lắm. Vậy xin hỏi, bây giờ ước mơ lớn nhất của Tăng Thống là gì?

Quốc sư mỉm cười, nghiêm trang nói:

– Thưa bệ hạ, ước mơ hay giấc mơ cao nhất của Tăng Thống bây giờ là có một trường “đại học” cho con em vương gia và những người tài giỏi của cả nước về học, để tìm ra những bậc hiền tài, đức độ, cùng đứng ra xây dựng và trấn hưng đất nước?

Đức vua Lý Thánh Tông lặng người nể phục trước một ước mơ rất đẹp và cao cả của Quốc sư Huệ Sinh.

6. Năm 1063, Quốc sư Huệ Sinh hóa Phật. Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng. Năm 1075, mở khóa thi minh tinh bác học đầu tiên của đất nước với sự khai hoa của trạng nguyên Lê Văn Thịnh (tiến sỹ đầu tiên). Đến năm 1076, lập Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của nước ta ra đời, đánh dấu một cột mốc phát triển trong sự nghiệp giáo dục Đại Việt. Một giấc mơ suốt đời của Quốc sư Huệ Sinh đã trở thành hiện thực.

CHÚ THÍCH:

(1) Bài Tăng Thống Huệ Sinh từ trang 199 đến 202 trong sách Thiền Uyển Tập Anh, Nhà xuất bản Tôn giáo 1990

(2) Chùa Quang Hưng nằm trong quần thể chùa ở Cổ Pháp tức Đình Bảng ngày nay. Ví như chùa Dận tên chữ là chùa Cổ Pháp, chùa Giỏ tên chữ là Quang Hưng, nay là Quang Đổ, chùa Đài tên chữ là chùa Lục Tổ.

(3) Trích nguyên văn từ dòng thứ 6 đến dòng thứ 10 từ trên xuống ở trang 200 sách Thiền Uyển Tập Anh.

(4) Cậu bé Lý Phật Mã lớn lên được phong Thái Tử. Khi Lý Thái Tổ băng hà, thái tử Phật Mã lên ngôi vua Lý Thái Tông, niên hiệu Thiên Thành (1028-1033)

(5) Trích từ dòng thứ 2 đến dòng thứ 5 từ trên xuống ở trang 80 sách Hoa Bất Tử-Nhà xuất bản Hà Nội-2017*Để tìm hiểu và nghiên cứu cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Quốc sư Huệ Sinh, xin mời đọc sách Hoa Bất Tử của Nguyễn Thượng Hiền, Nhà xuất bản Hà Nội-2017

(6) Lăng Già: tên ngọn núi ở đất Srilanca, nơi đức Phật giảng đạo

(7) Tam muội (hay tam ma địa, tam ma đế…) là phiên âm tiếng Phạn Samadi, có nghĩa là tập trung tư tưởng cao độ, được coi là thiền định ở bậc cao. Theo Phật giáo đạt được Pháp tam muội thì lìa đứt được mọi tạp niệm, tà đoan, tâm linh không còn bị xao động nữa.

(8) Tam Miếu là 3 miếu thờ Thần Văn, Thần Võ, Thần sức khỏe

(9) Văn Miếu Thăng Long-Hà Nội: 58 phố Quốc Tử Giám, p.Văn Miếu, q. Đống Đa, Hà Nội

(10) Võ Miếu Thăng Long-Hà Nội; Tương truyền ở tây nam thành Thăng Long, nơi gặp nhau của phố Điện Biện Phủ và phố Hoàng Diệu, Hà Nội. Gần đây các nhà sử học đề nghị khôi phục Võ Miếu tại vị trí Đàn Xã Tắc, cuối phố Xã Đàn, q, Đống Đa, Hà Nội.

11) Y Miếu Thăng Long-Hà Nội: 12 ngõ Y Miếu, phố Ngô Sỹ Liên, p.Văn Miếu, q. Đống Đa, Hà Nội

NCPH

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Tông trưởng Thiền Tịnh đạo tràng

Tăng sĩ 10:27 06/11/2024

Trưởng lão Hòa thượng đã cống hiến trọn đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc, ngài đã đóng góp nhiều công đức trong sự phát triển, ổn định của Phật giáo TP.Hồ Chí Minh. Là bậc Tông trưởng của Thiền Tịnh đạo tràng, ngài là bậc đống lương, nương tựa của tứ chúng, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống thiền môn.

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Xem thêm