Rác thải nhựa có thể chế biến thành... đồ ăn?
Có thể trong tương lai, chúng ta sẽ ăn những món ăn có nguồn gốc từ rác thải nhựa sinh hoạt do chính con người đã thải ra trước đó.
Thế giới ngày nay đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, bao gồm tình trạng thiếu lương thực toàn cầu cùng nạn rác thải nhựa ngày càng gia tăng.
Để góp phần giải quyết vấn đề kép nghiêm trọng này, một tổ chức có tên là DARPA trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ vừa công bố thông tin về một sáng kiến mới của mình: Phát triển các loại thực phẩm giàu protein được chế biến từ… rác thải nhựa.
Theo đó, một nhóm nghiên cứu đa ngành gồm các nhà hóa học, sinh học và kỹ sư thực phẩm từ Đại học Kỹ thuật Michigan đang thực hiện một dự án có tên BioPROTEIN với sự tài trợ của DARPA.
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc ước tính rằng, có khoảng 400 triệu tấn nhựa được tạo ra hàng năm, tạo nên một lượng rác thải nhựa khổng lồ trên quy mô toàn cầu.
Phần lớn lượng chất thải đó được thu gom và tập kết ở các bãi chôn lấp. Trong khi chỉ có thể tái chế khoảng 9% tổng lượng rác thải thì phần còn lại không thể phân hủy sinh học tạo nên áp lực lớn cho con người.
Đây chính là điều mà các nhà khoa học phải tìm cách giải quyết, và Giáo sư Stephen Techtmann, một nhà sinh vật học tại Đại học Kỹ thuật Michigan, đang nghiên cứu khả năng sử dụng các loại vi khuẩn khác nhau để thử giải quyết các vấn đề môi trường.
“Chúng ta đang gặp vấn đề lớn với rác thải nhựa, và sẽ cần rất nhiều kiến thức chuyên môn, nguồn lực và cả nỗ lực để tìm ra các giải pháp. Và thực phẩm chế biến từ nhựa là một trong những giải pháp khả thi”, Giáo sư Techtmann cho biết.
Theo các nhà khoa học đang thực hiện dự án thì về mặt kỹ thuật, sản phẩm cuối cùng đưa đến bàn ăn của con người không phải là nhựa mà là một loại thực phẩm được tạo ra bởi vi khuẩn ăn nhựa.
“Có rất nhiều protein trong đó, bao gồm lipid, chất béo và vitamin. Sản phẩm cuối cùng mà chúng tôi đang sản xuất rất giống bột protein đã trải qua các công đoạn xử lý. Vì vậy, về cơ bản thì con người sẽ tiêu thụ các tế bào vi sinh vật được tạo ra từ rác thải nhựa”, Giáo sư Techtmann giải thích.
Hiện vẫn còn quá sớm để xác định tính thực tế của loại thực phẩm được cho là “táo bạo” trong ý tưởng này bởi dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì họ đã đạt được nhiều tiến bộ “đáng phấn khởi”.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được một lượng nhỏ bột protein có mùi thơm của men rượu. Vấn đề là, liệu con người có thể tiêu thụ loại bột này vào cơ thể mình một cách an toàn hay không?
Chưa kể là loại thực phẩm này còn phải trải qua một quá trình xem xét, thẩm định khắt khe của các cơ quan quản lý, chẳng hạn như Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) trước khi có thể tung ra thị trường phục vụ người tiêu dùng đại chúng.
Nguồn: phunuonline.com.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm