Sắc và không trong bản kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa
Mỗi dạng vật chất mà ta nhìn thấy “Sắc”, chỉ là hình tướng của vô vàn vật chất khác tạo thành mà ta không nhìn thấy “Không” (Không là trống rỗng khác với không và có) nên nói “Sắc” cũng là không.
Nhưng ngược lại vô vàn những vật chất mà ta không nhìn thấy “Không” nhưng lại là “Sắc”, hiện hình dưới dạng một hình Tướng (Tướng hiểu theo tục đế là dấu hiệu bề ngoài, biểu lộ ra bên ngoài, giác quan có thể nhận ra.) vật chất đó “Không” nhưng lại là “Sắc”. Hiểu được “Có” cũng là “Không” “Không” cũng là “Có” không có sinh, không có diệt, vì vậy không còn thấy khổ đau tức là được giải thoát đạt tới Niết Bàn.
Tôi và Mẹ tôi đến chùa tụng kinh niệm Phật và hay thường xuyên nghe các bài Pháp thoại được các thầy giảng giải các bài kinh theo chủ đề, là phương pháp giảng dạy giáo lý xoa dịu những tâm thức rối ren, sợ hãi, giải thoát tham sân si...Kho tàng giáo pháp của Đức Phật chỉ có thể được bảo tồn thông qua việc nghe giảng và thực hành Phật pháp.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Sau khi nghe giảng bài kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, mẹ tôi thường hỏi tôi về câu kinh “...sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc...” (chuyển ngữ Phạn - Việt của Milam Sudhana, Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải hiệu đính hoàn thiện ngày 8/8/2019). Tôi liền thuyết giảng lại cho Mẹ tôi rất ngắn gọn.
“Mỗi hiện tiền đều là như, mỗi hiện tiền đều là sự thật cho nên sự thật đó không có bóng dáng của sắc và không. Vì vậy nói sắc cũng là hiện tiền nhất như, nói không cũng là nhất như hiện tiền, cho nên sắc không khác Không, sắc chính là Như, không chính là Như, vì vậy mà nói sắc chẳng khác Không Không chẳng khác sắc”. (Theo lược giảng tinh tú Bát Nhã Ba La Mật Đa của tỳ kheo Thích Tuệ Hải PL.2563-2019 NXBTG Trg 77. chú giải: tinh tú Bát Nhã Ba La Mật Đa là nói về trí tuệ thâm sâu đã vượt thoát đến giác ngộ, Như là không tăng không giảm, không cấu, không tịnh, không già không chết... tức là không có gì hết)
Như vậy nói có sắc là với người lầm, chứ không có sắc là người thấu hiểu. Hiện tiền này (Hiện tiền đang nói ở đây là hiện hữu, hiện thực, ngay hiện tiền này, chúng ta đừng có riêng tư, đừng có chấp thủ, đừng có nương tựa, đừng có y tựa vào bất cứ cái gì, thì chúng ta sẽ trở lại hiện thực hiện tiền này một cách thực tế. Theo tinh túy Bát Nhã Ba La Mật Đa (trg 20-21 Tỳ kheo Thích Tuệ Hải- NXB Tôn Giáo 2019) mọi cái đều hiện bày, thực thể là như vậy chứ nó không có khác được. Nó không thành sắc không thành không ngay nơi hiện tiền này, ai nhận ra được sự thật đó chính là hiện hữu không sắc không không là người đó thật sự hiểu, nhưng tại sao chúng ta không nhận ra điều này.
Hiện thực mà cái mình không thể chối bỏ được, ta không chối bỏ cái hiện tiền này. Ngay hiện tiền này không có khoảnh khắc không gian thời gian. Thực tế mỗi cái hiện hữu trong tam giới này cũng chưa từng có khái niệm không gian thời gian. Có nên không có, bóng giáng “Sắc” và “Không”, “Không chính là Sắc”, nghĩa là từ không tướng này nó hiện tất cả hình sắc, và không tướng này chính là hình sắc, vì vậy Không chính là Sắc.
Sắc uẩn trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật nói “Ông vốn chẳng biết trong Như Lai tạng tâm, tính sắc là chân không, tính không là chân sắc, thanh tịnh bản nhiên trùm khắp pháp giới tùy tâm của chúng sinh, theo nghiệp mà phát hiện”.
Trong Đạo Phật từ “Sắc” dùng để chỉ vật chất và có gì có hình tướng màu sắc. Chữ không được nhắc trong Đạo Phật không phải là “ngoan không” (theo Phật giáo.org. vn).
Sắc thực thể của nó là rỗng lặng thanh tịnh, Không cũng là rỗng lặng thanh tịnh, còn lầm thì mới có sắc và không.
Không có sắc thì Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng là không, không có vui, không có sinh tử, không có Niết Bàn, nó chỉ là hiện thực hiện hữu.
Vậy Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức trong ngũ uẩn là gì? đây là gốc của các khổ đau, là năm uẩn trùm phủ thân tâm chúng ta, làm cho trí tuệ chân thật không hiển lộ ra được.
Mẹ tôi nghe một hồi à lên là như vậy.
Này con, Mẹ tôi nói: Mẹ nghe pháp thoaị, Mẹ chưa hiểu năm uẩn là như thế nào, làm thế nào để hành pháp? ( Pháp nghĩa là chân lý, hiện hữu, Pháp là Chân như, nghĩa của Chân như là bề ngoài khách quan của hiện tượng thế gian, Hành pháp nghĩa là sau khi nắm được kiến thức cơ bản là dành cả ngày “4h” cho việc thực hành, công phu là chính niệm hay tỉnh thức và tỉnh giác. Ta thực hành là để cho tâm có trí huệ và thoát khỏi sức mạnh của ô nhiễm và ham muốn... )
Mẹ nghe tiếp đây.
Ngũ uẩn còn gọi là ngũ ấm (Ấm nghĩa là ngăn che, ngăn lại che đậy cái thực cái sự thực làm cho chúng sinh không thấy rõ thực của Pháp hoặc có thể hiểu ẩm là tụ tập, tích tập theo từng loại từng nhóm, tiếng phạn là khandha), không chỉ nói về thân xác mà còn bao gồm phần tinh thần chúng ta, thiếu một uẩn không được phải đủ mới hình thành chúng sinh.
Trong ngũ uẩn thì Sắc uẩn là thân xác vật chất của chúng ta, còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc về lĩnh vực tinh thần, tâm linh.
Vậy
- Sắc uẩn nghĩa là nói về thân xác chúng ta do đất, nước, gió, lửa hợp thành.
Thọ uẩn là: cảm xúc, cảm giác nếu sung sướng thì là Thọ lạc, đau khổ là Thọ khổ, trung tính là Thọ xả (không khổ không sướng). Ví dụ có đại hỷ là Thọ lạc, nếu bỗng dưng mình bị bệnh là Thọ khổ, còn trong ngày không có gì vui buồn, cảm giác thực ở trạng thái bình thường Cảm thọ, hay Xả thọ.
Tưởng uẩn là: Tri giác, tư tưởng, suy nghĩ chúng ta nhớ gì, nghĩ gì, tưởng tượng điều gì.Hành uẩn là: Nhận biết, phân biệt, bằng các giác quan mắt, tai mũi, lưỡi, thân và ý (có người đặc biệt khác nhận biết hơn người đó là số ít) đều có khả năng nhận biết, phân biệt được hiện tiền (hiện tiền này là hiện hữu, hiện thực).Thức uẩn là: Nền tảng của tâm lý, có khả năng nhận biết, phản ánh thế giới hiện thực.
Ngũ uẩn là vô ngã, Đức Phật dạy “Năm uẩn là vô ngã”, nghĩa là năm ấm hợp thành thân tâm này và không có ngã (Vô là không, Ngã là tôi, ta, tao, tớ, mình).
Nhưng tại sao Đức Phật lại khẳng định năm uẩn này không phải là tôi, không thuộc tôi.
Ví dụ: Đối với Sắc uẩn ta tưởng thân này của mình là có thật, nhưng sự thật thân xác ta là sự duyên hợp của các yếu tố vật chất (đã nói ở trên) đất, nước, gió, lửa. Khi các yếu tố này tan hoại, thân xác tan hoại theo, vì thân xác không phải là của tôi, vì tôi không làm chủ được. Vậy trong kinh Bát Nhã nói “Cái gì là sắc cái đó chính là không”.
Chúng ta nghĩ rằng có cái tôi trong cơ thể này, nhưng thực chất khi chúng ta tìm kỹ, phân tích kỹ phân tích rõ mới thấy không có một cái tôi nào trong cơ thể mình, Nếu chúng ta thực hành Pháp, chúng ta sẽ thấy điều này là đúng, không có cái tôi nào nơi thân xác này như vậy hiểu rõ lý vô ngã sẽ mang lại lợi ích to lớn là chúng ta sống an lạc hơn, bởi chúng ta không còn chấp cái tôi, cái ngã của mình, ta hiểu rằng, những chuyện đau khổ trên đời xảy ra đều do chúng ta mê lầm ảo tưởng rằng thân tâm này có cái tôi.
Trong vũ trụ này Ngài còn chỉ ra cho nhân loại thấy giữa thân xác Sắc và phần tâm linh (Thọ,Tưởng, Hành, Thức), chỉ là một tổ hợp duyên mà thành, chịu sự chi phối của luật vô thường chứ không có gì thật là tôi trong đó cả.
Quả thật chúng ta sống một đời làm điều gì cũng vì cái tôi nhưng cái tôi là không hề có thật. Khi một người đạt được, chứng ngộ sự vô ngã thì người đó không còn tâm ích kỷ tức là không còn bản ngã mà chỉ còn vị tha, từ bi, yêu thương, an lạc, hạnh phúc.
Để điều trị bệnh khổ đó là cái nhìn đúng sự vật, hiện tượng đang xẩy ra, đang có, đang hiện tiền. Nhưng bản thể của cái nhìn đúng cũng là trống không, cái ta là huyễn có, cái ta là giả danh, có mà thay đổi không trường tồn. Năm uẩn này thay đổi luôn luôn từng giờ, từng phút, từng giây không có gì là cố định để gọi cái ta là thường hằng. Nhận ra điều này và chấp nhận điều này đó là chính kiến, chính trí (tư duy). Hiểu rõ điều này rồi ta thấy không còn cái gì để đau khổ.
Mỗi Pháp tu cần phải đạt đến tâm rỗng lặng, đến tâm không, đến vô ngã đó là làm thay đổi thực sự con đường tu hành. Còn tất nhiên người Phật tử như Mẹ, như tôi và các bạn, hành Pháp để sao cho đạt đến sự nâng tầm trí tuệ, thay đổi đạo đức, tính tình, thay đổi cái tâm, hiểu rõ lý nhân duyên, luật nhân quả, hiểu rõ thân người là hiếm quí, cuộc đời là vô thường để không chấp ngã, hiểu rõ được khổ đau trong luân hồi, thực hành được mười điều lành tức thập thiện, thể hiện trong cuộc sống ở đời thường.
Trong chi tiết bộ kinh 10 điều lành (thập thiện) giúp con người muốn thoát khỏi bệnh tật, không bị tai nạn, và cầu mong cho gia đình được đầm ấm, yên vui, con cái hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, sống trong tình nghĩa yêu thương tràn đầy hạnh phúc thì hãy sống trong 10 điều lành (nghiệp lành thì thoát khỏi phiền não chướng ngại, sống không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sinh).
Đó là: Thân có 3 việc làm lành, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm. Khẩu có 4 việc làm lành, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lật lọng, không nói lời hung ác. Ý có 3 việc làm lành, không tham lam, không sân hận, không si mê.
Hạnh phúc thay cho những ai hay ra sự thật, sự thật thanh tịnh tuyệt đối, là cứu cánh giải thoát, Mẹ ạ, mong Phật tử chúng ta hiển hiện An Nhiên.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Ngô Văn Bình; địa chỉ: 65, Ngô Quyền, Sơn Tây, Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm