Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/01/2017, 10:59 AM

Sách sử thi về đức Phật được công nhận là quốc bảo ở Hàn Quốc

Ngày 03/01/2017, chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định Wolincheongangjigok là quốc bảo quốc gia. Đây là cuốn sách in bằng tiếng Cao Ly đầu tiên, được in vào năm 1449 bằng chữ kim loại.

Cục Di sản văn hóa (CHA) thông báo rằng Wolincheongangjigok (tập đầu tiên trong 3 tập Wolincheongangjigok) đã được chỉ định là quốc bảo số 320, và một bức tượng Phật tư thế ngồi bằng đá tại ngôi già lam cổ tự chùa Woljeongsa ở Pyeongchang, tỉnh Gangwon, quốc bảo số 48-2.

Ngoài ra, Cục Di sản văn hóa định sáu kho báu gồm cả con dấu của quốc gia từ cuối triều đại Joseon (1392-1910), trở về từ Hoa Kỳ vào năm 2014.

Wolincheongangjigok là một sử thi về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni được viết bởi vị minh quân Cư sĩ Sejong (Thế Tông 1418-1450) của triều đại Josen (Triều Tiên). Wolincheongangjigok gồm có 3 tập và là một trong số những bài ca cổ xưa nhất tại Hàn Quốc.

Trong suốt triều đại minh quân Cư sĩ Sejong (Thế Tông 1418-1450), đất nước Hàn Quốc phát triển văn hóa nghệ thuật đến đỉnh cao, thời đó không thể ngờ được. Đức vua là người sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul. Lại quan tâm đến thiên văn học và đã để lại cho hậu thế những báu vật như đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, địa cầu và bản đồ thiên văn... Bộ phận thống trị của triều đại Joseon với một hệ thống chính trị cân bằng. Triều đình mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài ra làm quan giúp nước. Các cuộc thi cử được xem là cơ sở cho sự thống nhất của xã hội và hoạt động mang tính trí thức nhất trong suốt thời kỳ này.

Năm Quý Hợi (1443), vì nguyện vọng ý thức độc lập chủ quyền bền vững, minh quân cư sĩ Sejong đã quyết định sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul, mặc dù lúc đó các phe phái trong triều đình phản đối kịch liệt. Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1443 và ấn bản năm 1446. Chí nguyện kiên cường bao năm tháng tâm quyết, kết quả mục đích của việc làm ra chữ viết Hangeul đã được thực hiện một cách chi tiết qua tác phẩm: Hunminjeongeum Haerye (Huấn dân chính âm giải lệ).

Trong tác phẩm này, vua Sejong (Thế Tông) đã giải thích rõ lý do vì sao đã sử dụng chữ Hán của người Trung Quốc mà cần phải phát minh ra chữ viết riêng của dân tộc (chữ Quốc ngữ). Tác phẩm này có đoạn: “Tiếng nói của nước ta khác với tiếng nói của Trung Quốc nên chữ viết không giống nhau. Vì thế mà bàn dân thiên hạ nói được nhưng lại không hiểu hết được con chữ. Lòng ta cảm thấy đau xót lắm! Ta làm ra 28 con chữ cho tất thảy mọi người dễ làm quen, dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày.”
 

Vua Sejong (Thế Tông) đã thể hiện quan điểm lập trường của mình trong việc sáng tạo ra chữ viết Hangeul. Chữ viết đơn giản và dễ học hơn chữ Hán của Trung Quốc, bách tính trăm họ trong xã hội đều có thể học đọc, học viết một cách dễ dàng. Vì ý thức Độc lập tự cường và yêu tổ quốc, thương dân tộc cho nên mãi đến nay dân Hàn Quốc vẫn tôn phong vị vua là Sejong đại đế và ca ngợi là “vị minh quân thánh triết vĩ đại nhất”.

Cuốn sách này được phát hiện tại một Phật tự vào năm 1914 và NXB sách giáo khoa Miraen đã tặng cho Học viện Nghiên cứu Hàn Quốc. Sách được chỉ định là bảo vật số 398 vào năm 1963 và công bố là quốc bảo vào ngày 03/01/2017.

Vân Tuyền (Nguồn: The Korea Times)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Phần Lan: Chùa Đại Thọ tổ chức lễ dâng y Kaṭhina

Quốc tế 11:58 11/11/2024

Sáng 10/11, chùa Đại Thọ (Kerava, Phần Lan) đã trang nghiêm tổ chức lễ dâng y Kaṭhina PL. 2568 đến chư Tăng đã hoàn mãn ba tháng an cư mùa mưa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời chúc mừng ông Donald Trump

Quốc tế 11:20 11/11/2024

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ: “Tôi chúc Ngài thành công trong việc vượt qua nhiều thách thức phía trước, để thực hiện những hy vọng và ước mơ của người dân Hoa Kỳ, đóng góp cho hòa bình thế giới.”

Châu Nhuận Phát không chơi mạng xã hội, học cách “lắng nghe âm thanh trong tâm hồn”

Quốc tế 16:30 06/11/2024

Tài tử Hong Kong Châu Nhuận Phát nói không đăng ảnh lên mạng xã hội vì dùng điện thoại đời cũ.

Xem thêm