Chủ nhật, 04/09/2022, 19:35 PM

Số phận bi thảm ngoài đời của "Bạch Long Mã" trong phim Tây Du Ký bản 1986

Nói đến bộ phim Tây Du Ký, hầu hết các nhân vật trong phim mọi người đều hiểu rất rõ, nhưng nhắc đến Bạch Long Mã, ấn tượng của nhiều người là một chú tuấn mã oai phong, ôn hòa, nhưng ít ai biết về số phận của chú bạch mã.

Đã 36 năm kể từ khi Tây Du Ký ra đời. Cho đến nay, bộ phim này vẫn giữ được sức hút lớn khi năm nào cũng được góp mặt trên sóng truyền hình. Dù kĩ xảo thô sơ hay đã có những bản mới hấp dẫn hơn, nhưng rõ ràng trong lòng của khán giả, vị trí của bộ phim kinh điển ra đời năm 1986 này mãi không thay đổi.

Thành công của bộ phim được gây dựng nên không chỉ bởi tài năng của đạo diễn Dương Khiết, bởi khả năng diễn xuất tuyệt với của 4 thầy trò Đường Tăng mà còn bởi sự góp sức của cả một ê-kip và các nhận vật phụ khác nữa. Trong đó, có một "nhân vật đặc biệt" được coi như vị công thần mà ít người nhắc đến, đó là chú ngựa Bạch Long.

Ngoài Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Tăng thì ngựa Bạch Long là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong "Tây Du Ký 1986". Cũng lăn lộn, vào sinh ra tử như các diễn viên thực thụ khác, chú ngựa thủ vai Bạch Long Mã đã phải nhiều lần đương đầu với nguy hiểm khi thực hiện các cảnh quay.

Sau 5 năm cống hiến cho Tây Du Ký, vị công thần đặc biệt bị đối xử như một đồ chơi bị vứt bỏ, già cỗi héo hon và gầy gò.

Sau 5 năm cống hiến cho Tây Du Ký, vị công thần đặc biệt bị đối xử như một đồ chơi bị vứt bỏ, già cỗi héo hon và gầy gò.

Được biết để tìm được một chú ngựa trắng hoàn toàn đạo diễn Dương Khiết đã vô cùng vất vả. Cuối cùng, ở tận Xilin Gol của Nội Mông, bà đã tìm được một con ngựa trắng, nó từng thuộc sở hữu của đội trưởng đội kỵ binh, đã sống cùng với đội trưởng một thời gian dài.

Thế nhưng cũng từ khi chú ngựa đến đoàn làm phim thì số phận của con vật đã rẽ sang một hướng khác, cũng là khởi đầu của những tháng ngày đau khổ mà nó phải hứng chịu cho tới cuối đời.

Trong quá trình làm phim, Bạch Long Mã phải chịu rất nhiều khổ cực, nhiều lần suýt mất mạng. Nó thường hay bị ngã lộn ngược khi leo trèo trên các con đường núi khúc khuỷu, bị trượt chân khi đi trên băng, giẫm phải đá nhọn,… Tuy nhiên, nó không chỉ phải gánh vác trách nhiệm của bản thân mình, mà còn phải đảm nhận nhiệm vụ của một diễn viên chuyên nghiệp.

so-phan-the-tham-it-nguoi-biet-cua-bach-long-ma-hau-tay-du-ky-20191019-015542

Chú ngựa này tính tình vô cùng ôn hòa và thuần tính. Diễn viên đặc biệt này cũng phải trải qua nhiều cam go như các diễn viên Tây Du Ký mà điển hình là 3 lần trọng thương.

Lần thứ nhất là ở Hàng Châu, trong một lần di chuyển địa điểm quay Bạch Long Mã đã bị ngã xuống suối.

Trong khi ngựa cố gắng vùng dậy, yên cương lại bị vướng vào nắp cống khiến nó vùng vẫy thế nào cũng không đứng lên nổi.

Đạo diễn Dương Khiết lại gần vỗ về hỏi Bạch Long Mã: ‘Con có đau không? Sao lại đi đứng không cẩn thận vậy? Đừng vội nhé, chúng ta sẽ vực con dậy ngay đây’, chú ngựa lúc đó đã khóc khiến Dương Khiết cảm động.

Sau đó, may nhờ mọi người trong đoàn kịp mang vật dụng đến, cùng hò reo lấy sức, mỗi người một tay vực ngựa dậy.

Lần hai là trong cảnh quay ngay đầu mỗi tập phim, đoàn phim ở Cửu Trại Câu, tỉnh Vân Nam, Thầy trò Đường Tăng cùng nhau dắt ngựa đi trên đỉnh một thác nước thể hiện hành trình thỉnh kinh gian nan, vất vả hẳn phần lớn khán giả vẫn còn nhớ.

Đây là một cảnh quay rất nguy hiểm bởi thời 20 năm trước các dụng cụ vã kĩ xảo còn đơn giản và thô sơ.

4 diễn viên chính và Bạch Long Mã đã thực sự phải lội qua đỉnh thác nước. Bạch Long Mã lúc đó đã không may giẫm phải một hòn đá trơn và trượt chân nằm sõng soài trên những vách đá nước đang chảy xiết.

Mọi người thấy vậy đều cuống cuồng, ‘ba chân bốn cẳng’ đến định vực ngựa thoát khỏi làn nước chảy xiết. Thế nhưng lần này không dễ dàng như khi ngựa bị ngã ở cạnh cống nước lần trước.

Những khe nước ở đây khá sâu, nước lại chảy mạnh và xiết, không cẩn thận sẽ cuốn phăng ngựa xuống phía dưới. Những rãnh nước có độ uốn nên mọi người có thể đứng trụ ở vách đá nhưng dù cố thế nào cũng không đỡ nổi ngựa dậy.

so-phan-bi-tham-cua-chu-ngua-bach-long-trong-tay-du-ky-606395

Đoàn làm phim những tưởng đã mất đi chú ngựa trung thành Bạch Long Mã nhưng may sao, với sự giúp đỡ của một người dân địa phương tộc Tạng vốn là một người thuần ngựa chuyên nghiệp nên đoàn làm phim đã cứu được chú ngựa thành công.

Sau khi bạch mã đã được kéo vực dậy, bốn thầy trò mới bắt tay thực hiện cho cảnh quay trên đầu con thác theo như yêu cầu của Dương Khiết.

so-phan-bi-tham-cua-chu-ngua-bach-long-trong-tay-du-ky-37d646

Chỉ đến khi mọi người trong ê-kíp làm phim thấy mọi người trở xuống và kể lại sự tình thì đạo diễn mới hay biết chuyện, bà cảm thấy mình đã quá tàn nhẫn với chú ngựa.

Lần thứ ba là một cảnh quay trên núi. Con đường lên núi khó khăn trắc trở, Bạch Long Mã lại một lần nữa bị ngã xuống khe nước sâu, một chân bị lọt xuống lòng khe và một bên cận kề với vách đá.

Khi này Từ Đình Lôi vẫn ở bên cạnh chú ngựa liền ra sức ôm chặt lấy chân của ngựa. Trong khi những người khác cũng nỗ lực hết mình, người thì tóm đuôi, người kéo dây cương. Ai nấy đều cố gắng kéo ngựa lên cho khỏi tuột xuống dưới, mỗi người kéo theo một góc.

Kiếp nạn cuối cùng này của Bạch Long Mã phải nhờ đến toàn bộ đoàn phim từ diễn viên chính đến nhân viên cùng lao xuống khe nước kéo chú lên mới có thể qua khỏi và lên bờ an toàn.

Hành động của tất cả thành viên đoàn lúc đó khiến đạo diễn Dương hết sức xúc động.

Năm đó tiền cát xê của diễn viên rất ít. Những ‘diễn viên’ vô danh như Bạch Long Mã lại càng chịu nhiều khổ cực. Nhưng chú ngựa trung thành vẫn âm thầm chịu đựng và trở thành một thành viên không thể thiếu trong đoàn.

Bạch Long Mã trở thành một thành viên thân thuộc trong đại gia đình Tây Du Ký

Bạch Long Mã trở thành một thành viên thân thuộc trong đại gia đình Tây Du Ký

Khi bộ phim Tây Du Ký được hoàn thành, số phận của Bạch Long Mã lại trở thành một câu hỏi khó. Đoàn làm phim không thể mang nó về nuôi được, cho nên đạo diễn để nó và các đạo cụ làm phim ở lại phim trường Vô Tích (Giang Tô, Trung Quốc).

Tại đây, Bạch Long Mã bị biến thành một con thú mua vui, mọi người thường đến đây để ngắm nhìn rồi cưỡi lên lưng nó. Mỗi ngày, nó phải chở hàng trăm người, gần như không có thời gian nghỉ ngơi.

Năm 1995, khi đạo diễn Dương Khiết quay trở lại phim trường thăm Bạch Long Mã, nó đã gầy gò ốm yếu đến trơ xương. Tuy nhiên, điều khiến bà càng thêm đau lòng đó là, năm 1997, khi một lần nữa nghe được tin tức từ Bạch Long Mã, nó đã không còn tồn tại trên cõi đời này, thậm chí không ai biết nó được chôn cất ở đâu, ra đi lúc nào.

Bức ảnh cuối đạo diễn Dương Khiết chụp cũng Bạch Long Mã.

Bức ảnh cuối đạo diễn Dương Khiết chụp cũng Bạch Long Mã.

Dù đau lòng nhưng lực bất tòng tâm, bà không có quyền để yêu cầu người ta đối xử tốt hơn với chú ngựa Bạch Long.

Bà chỉ có thể giận dữ: “Các anh có biết nó là con Bạch Long Mã của đoàn Tây Du Ký năm xưa hay không? Làm ơn có thể cải thiện tình trạng cho nó được không? Chẳng nhẽ không ai để ý thấy những con ngựa to khỏe khác lúc nào cũng xô đẩy, chen lấn và tranh giành miếng ăn với nó hay sao? Các anh có thể cho nó một chỗ ăn riêng có được không?”.

Chú ngựa đã cống hiến cả đời cho bộ phim Tây Du Ký, một mình sống cô độc đến lúc chết không nơi nương tựa, có lẽ nó đã sớm bị người đời quên lãng. 

Đi khắp bốn phương cùng đoàn phim Tây Du Ký nhưng chú bạch mã này mãi không biết rằng, bộ phim có sự tham gia của mình lại được khán giả yêu mến và đón nhận nhiều nhường nào.

Và khi các diễn viên khác đều có được danh tiếng, vinh hoa nhờ thành công của bộ phim thì Bạch Long Mã lại phải chịu kết cục quá thê thảm. Đây là một điều đáng tiếc khiến ai nấy trong chúng ta không khỏi đau lòng.

>> Đón đọc bài viết chọn lọc về bộ phim Tây du ký và ý nghĩa tại đây!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm