Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/08/2020, 14:58 PM

Sống an nhiên và tùy duyên

Sống an nhiên là trong lòng yên định và tùy duyên là trong tâm không khởi chấp nơi pháp mà tùy pháp để có cách ứng xử cho phù hợp với cuộc sống nhằm đưa tâm mình hòa với cuộc sống xung quanh mà không đáng mất bản tâm chân thật của mình.

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Để cuộc sống an nhiên thì tâm phải an nhiên, mà tâm an nhiên thì thân hành, khẩu ngữ hợp chánh đúng pháp mới thuận lành. Ảnh minh họa.

Để cuộc sống an nhiên thì tâm phải an nhiên, mà tâm an nhiên thì thân hành, khẩu ngữ hợp chánh đúng pháp mới thuận lành. Ảnh minh họa.

Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau. Nhưng chung quy có một sự không thay đổi từ xưa đến nay, từ trước tới giờ đó là tâm. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, tâm uyên nguyên không tịch, tâm không sinh không diệt. Thể của tâm trước nay vẫn như vậy, cùng một bản tánh tâm.

Tâm là thước đo của đức hạnh và điềm đạm, tâm là chuẩn mực của công đức và phước đức, tâm là nơi chất chứa của hạt giống tâm hồn, của bao ước vọng và hoài bão, bao nhiêu niệm suy và tư lương, bao nhiêu dự định và kế hoạch, bao mưu tính cho hiện tại hay tương lai.

Và cũng là nơi nhân giống ước mơ, chăm sóc tâm hồn, ươm mầm hi vọng, vun vén hạnh phúc, bảo vệ bình an. Đó là những dụng của tâm, tuy nói dụng của tâm có nhiều tướng trạng nhưng chung quy lại chỉ có hai thứ tâm là tâm trong sạch và tâm ô nhiễm hay nói cách khác là tâm thiện và tâm ác, hay tâm Phật và tâm chúng sinh. Tuy diễn đạt ngữ nghĩa có khác mà ý lại đồng. Đồng ở đây là đồng quy chân tánh thì tâm thiện lương, còn đồng quy hư vọng che lấp chân như là tâm bất lương gây ác nghiệp.

Cuộc sống là chuỗi quá trình tạo tác, trong quá trình tạo tác có nghiệp lành nghiệp dữ. Nghiệp lành làm cho cuộc sống trong hiện tại hay quả tương lai có tốt đẹp hạnh phúc, còn nghiệp ác làm cho cuộc sống trong hiện tại hay quả tương lai khổ não ưu phiền hay đau khổ.

Để cuộc sống an nhiên thì tâm phải an nhiên, mà tâm an nhiên thì thân hành, khẩu ngữ hợp chánh đúng pháp mới thuận lành. Đối với người thì kính trọng nhân ái, đối với vật thì yêu thương chở che, đối với đời vì làm thiện sống tốt, đối với đạo thì tinh tấn hành trì đạo pháp, hoằng hóa giáo lý, đem công đức nhỏ bé của mình làm xoa dịu nỗi đau nhân thế là phiền não trong lòng và bi lụy trong tâm chúng sinh.

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Bằng cái tâm và dẫn đường chiếu soi bởi cái trí thì cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp sẽ tới không những là cho bản thân mà giúp cho mọi người xung quanh được tốt lành theo. Ảnh minh họa.

Bằng cái tâm và dẫn đường chiếu soi bởi cái trí thì cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp sẽ tới không những là cho bản thân mà giúp cho mọi người xung quanh được tốt lành theo. Ảnh minh họa.

Sống yêu thương và tha thứ là liều thuốc hạnh phúc và an vui mà mỗi người đều có trong bản thân, chỉ là có thể nhận biết và cho đi người khác hay không mà thôi. Đừng nhìn đời bằng ánh mắt bi quan vì như vậy tâm sẽ bị trói buộc và tâm dần tới sự bi quan, mà tâm bi quan cũng là nguồn gốc của ưu phiền và khổ não. Hãy nhìn đời bằng con mắt chánh niệm, chánh niệm là trong mỗi niệm nghĩ suy đều hướng tới đều tích cực, tốt lành thì bản thân sẽ sinh ra một năng lượng tích cực an lành và nguồn năng lượng đó lan tỏa gần thì người thân sẽ an lành mà xa thì nơi nơi sẽ yên vui.

Hãy tùy duyên sống vì khi tùy duyên theo pháp, sống đúng với chánh pháp, làm đúng với chánh pháp, tùy thuận theo pháp mà bên trong tâm không khởi tâm động niệm thì tâm yên bình và tĩnh lặng với tất cả pháp, khi tâm không khởi động niệm thì ngay lúc đó pháp là chánh pháp, còn tâm mà khởi tâm động niệm thì pháp lại là tà pháp.

Lòng thành bố thí ắt thoát khỏi tai ác

Ví như hành thiện giúp đời, khi làm việc thiện phóng sanh hay bố thí thì làm việc đó với tâm hoan hỷ và tâm thiện lành làm không mong cầu, làm vì điều đó là điều thiện nên làm, chứ nếu làm thiện mà khởi tâm là làm cho có, làm cho người khác xem, làm để mong nhận lại phước báu thì việc làm thiện hóa thành pháp bất thiện do tâm bất chính mà ra. Vậy làm bất cứ việc gì cũng nên cần có cái tâm, tâm chánh trực không hư ngụy, tâm thiện lành tốt đẹp, tâm an định bình yên, tâm thanh tịnh giải thoát.

Vậy sống là an nhiên và tùy duyên mặc cuộc đời có gấp khúc, trắc trở. Bằng cái tâm và dẫn đường chiếu soi bởi cái trí thì cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp sẽ tới không những là cho bản thân mà giúp cho mọi người xung quanh được tốt lành theo.

Sống tùy duyên không giận không hờn oán

Sống vui vẻ không tham không sân si

Sống an nhiên không chen không tranh đua

Sống thảnh thơi không buồn không não phiền

Sống yêu thương không khép không vị kỷ

Sống cho đi không giữ không mong cầu

Sống thiện lành không ác không bất chánh

Sống biết đủ không cầu không đắm chấp

Sống thanh tịnh không chấp không niệm suy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm