Sư bà 136 tuổi niệm Phật lưu thân kim cang bất hoại
“Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa”. Đó là lời răn nhắc tu hành cho nữ chúng tại gia cũng như xuất gia của sư bà Chiếu Pháp ở Phật Hóa Thiền Tự, là một trong 5 ngôi chùa cổ lớn nhất tại núi Cửu Hoa, huyện Thanh Dương, tỉnh Anh Huy, Trung Quốc.
Sư bà Chiếu Pháp sinh vào ngày 12, tháng 3, năm Đồng Trị thứ 11 đời nhà Thanh (1866). Tháng 2, năm 1994, vì tuổi cao sinh bệnh, sư bà đến nương náu ở Phật Hóa Thiền Tự, lễ pháp sư Tịch Vân làm thầy. Pháp sư Tịch Vân trị bệnh cho sư bà trong 4 tháng thì hoàn toàn bình phục. Từ khi xuất gia đến lúc viên tịch, sư bà chưa từng nói một lời thừa, miệng luôn niệm A Di Đà Phật; có người hỏi chuyện, nếu liên quan đến việc tu hành thì trực tiếp khai thị, chỉ dạy; nếu không liên quan đến việc tu hành thì im lặng không nói một câu. Sư bà sống vô cùng giản dị, tất cả mọi việc ăn, ở, đi lại đều tự mình lo liệu, chưa từng nhờ người khác giúp đỡ. Tấm lòng của sư bà rất từ bi, thiện nam tín nữ nào đến thăm, sư bà đều vỗ lên đỉnh đầu gia trì cho họ; với những người bị bệnh khổ dày vò, sư bà thường xoa bóp, vỗ về giúp họ bớt đau nhức; sư bà luôn hành Bồ-tát đạo cứu thế gian đầy đau khổ. Ngày 20-11-2002, sư bà viên tịch, hưởng thọ 136 tuổi. Năm năm sau, ngày 08-12-2007, pháp sư Tịch Vân kiểm tra thấy nhục thân của sư bà vẫn không bị thối rữa, bèn lấy vàng dát lên, lập điện để thờ phụng.
Sư bà từng dạy rằng: “Nữ chúng dù là tu hành tại gia hay xuất gia, nếu có thể giữ được khẩu nghiệp là đã thành Phật một nửa. Nên biết:
– Khẩu nghiệp là nghiệp lực khó chế phục nhất của nữ chúng.
– Khẩu nghiệp là trở lực lớn nhất ngăn cản nữ chúng chứng đạo.
– Khẩu nghiệp là đòn sát thương chí mạng nhất đối với công phu tu hành của nữ chúng.
– Khẩu nghiệp là nghiệp nhân chủ yếu khiến nữ chúng đọa vào các đường ác.
– Khẩu nghiệp là phản lực lớn nhất đối với việc vãng sanh Tây Phương của nữ chúng.
– Khẩu nghiệp làm cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi liên miên.
– Khẩu nghiệp làm cho Tăng đoàn không được hòa hợp, đạo pháp suy vi.
– Khẩu nghiệp làm cho chúng sinh thối thất tâm đạo, chặt đứt căn lành của người khác.
Tội của khẩu nghiệp vô cùng nặng nề, nữ chúng tu hành nếu không dứt trừ 4 loại khẩu nghiệp: nói gian dối, nói lời ác, nói đôi chiều, nói thêu dệt, thì chịu vô lượng khổ nơi 3 đường ác trong nhiều đời nhiều kiếp, không biết ngày nào được thoát ra. Vì vậy nữ chúng đồng tu khi đối nhân xử thế phải nên cẩn thận giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình mới có thể không bị đọa lạc trong luân hồi, chịu khổ nơi đường ác.
Tịnh Nguyên tổng hợp từ:
http://www.xuefo.net/nr/article5/52341.html
http://fo.ifeng.com/news/detail_2011_11/21/10794481_0.shtml
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm