Thân kim cang bất hoại của nhà sư Mông Cổ
Nhục thân bất hoại của nhà sư có niên đại khoảng 200 năm được phát hiện ở Mông Cổ. Các nhà khoa học phát hiện nhục thân kim cang bất hoại của nhà sư tại quận Songino Khairkhan ở thủ đô Mông Cổ.
Nhục thân của nhà sư Mông Cổ này còn nguyên vẹn trong tư thế thiền có niên đại khoảng 200 năm. Nhà sư ngồi ở tư thế hoa sen, như vẫn đang thực hành tư thế thiền sâu theo truyền thống Phật giáo. Qua kiểm tra ban đầu, các chuyên gia tin rằng xác ướp có thể đã có 200 năm tuổi.
Một số chuyên gia về Phật giáo nhận định nhà sư có thể đang ở tư thế "tukdam", một dạng thiền định sâu có thể vượt qua sự sống và cái chết.
Danh tính của nhà sư hiện vẫn chưa được xác định mặc dù có nhiều thông tin cho rằng nhà sư là thầy của Lama Dashi-Dorzho Itigilov.
Có thông tin cho biết một người đàn ông 45 tuổi đã bị bắt giữ vì đánh cắp di thể của nhà sư từ một hang động với ý định bán nó đi. Cũng chưa rõ là trong trường hợp nào mà nhục thân ban đầu được tìm thấy. Nhục thân của nhà sư được cho là đã chết trong thế kỷ 19.
Bí mật sau nhục thân các Thiền sư: Đỉnh cao thiền định
Trưởng nhóm nghiên cứu Ganhugiyn Purevbata, là người sáng lập và là giáo sư của Viện Nghệ thuật Phật giáo Mông Cổ tại Đại học Phật giáo Ulaanbaatar nói rằng một cấu trúc an toàn hơn sẽ được xây dựng để chống lại việc trộm cắp.
Nhục thân nhà sư 200 năm tuổi được tìm thấy đang ngồi trong tư thế liên hoa được cho là còn sống và đang trong một trạng thái thiền định sâu gọi là tukdam. Nhưng suy đoán này sau một thời gian đã được chứng minh là sai.
Nhục thân nhà sư Mông Cổ được cho là ngài Tsorzh Sanzhzhav - người đã viên tịch ở tuổi 70 - là một đệ tử của Lạt-ma Ovgon Geser, một bậc thầy Phật giáo trong khu vực. Ngài đã được chôn cất cùng với thầy của mình.
Mười đại nhục thân Bồ tát ở Trung Quốc
Các nhà nghiên cứu đã đến núi Sodnomdarzhaa, cách Tsakhir 50km thuộc huyện Arkhangai, nơi họ tìm thấy ngôi mộ với di thể của nhà sư Geser.
Nhà sư Geser sống gần Hồ Khukh Nuur tịch trong khoảng năm 1890 trong khi thiền định. Nhục thân của ngài đã được làm sạch và nơi an nghỉ của ngài đã trở thành một điện thờ. Giống như học trò của mình, ngài đã tịch trong thế kiết già và được đặt trong một chiếc hòm gỗ, sau đó được chôn cất và bao quanh bằng đá.
Mời quý Phật tử xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Hàn Quốc: Bộ sưu tập tượng Phật Chùa tháp bằng đá ở Vân Trụ Cổ tự
Quốc tế 08:00 15/10/2024Vân Trụ Cổ Tự hiện có 80 tòa kiến trúc và 80 pho tượng Phật còn sót lại từ 1.000 pho tượng Phật và 1.000 tòa kiến trúc. Mỗi bức tôn tượng Phật lại có hình dáng, kích cỡ khác nhau...
Xem thêm