Sư bà Hải Triều Âm khai thị về quán thân bất tịnh
Chúng ta tự cho mình là cao quý và thường còn nên mới tạo các ác nghiệp để bồi dưỡng và bảo vệ danh giá. Đức Phật khuyên chúng ta tập quan sát sự thật để trở về sống với sự thật, một khi đã có trí tuệ tức là không ngu si nữa, thì hai độc tham sân tiêu mất.
Từ hạt giống đầu tiên là nghiệp dâm dục, thọ tinh cha huyết mẹ làm thai, ở trong tử cung uống máu tanh, góp mãi chín tháng mười ngày, đủ sáu căn tứ chi gọi là thân. Nằm trong dạ con, xung quanh mấy thước ruột toàn phân thối. Sát cạnh là bọng đái khai nồng, tất cả các bộ phận ấy khắm khú trong nước nhớp. Rồi từ chỗ hạ tiện nhất mà ra. Thân này khởi thủy như vậy còn có gì đáng kiêu mạn, vênh váo nữa.
Hiện tại 9 lỗ hằng chảy. Nếu là nước hoa thì mở nút ra mọi người chung quanh được hưởng mùi thơm, nếu là thùng phân thì vừa mở nắp mọi người vội bịt mũi. Thân chúng ta nếu là thứ thơm tho, thì tại sao 9 khiếu lại chảy ra toàn thứ không sạch, hai mắt thường có ghèn, hai tai thường có ráy, hai lỗ mũi thòng lòng màu xanh, miệng khạc những cục đờm trắng, mỗi ngày bao nhiêu phân tiểu chảy ra, cả vạn lỗ chân lông, hơi ra cũng hôi, nước ra cũng hôi, chất đặc ra cũng hôi.
Pháp ngữ của Sư bà Hải Triều Âm
Kinh nói: Dù lấy nước biển cả mà rửa cũng không thể sạch, bởi vì thân này là cái máy chuyên sản xuất những vật nhơ. Bao nhiêu món ăn, sơn hào hải vị, cái gì quý nhất cũng đổ vào miệng, để rồi cách một đêm, biến thành các thứ nhơ bẩn. Cứ như thế trọn đời, chỉ khi nào tan vỡ mới hết.
Lúc cuối cùng, khi tắt hơi thở, máu không có dưỡng khí biến thành màu đen, cho nên làn da xanh xám rồi tím bầm. Hơi ấm trong người hết thì thần thức không hiện hành, không có sức chấp trì của thần thức, các tế bào vỡ tung, nước không có sức ép, bật ra, toàn thân sưng phù, mất tướng mạo.
Khi ấy hai mắt chảy nước sọp lại, khắp cả nứt loét, các thứ nước xanh, vàng, trắng, đen chảy ra. Cái bụng vỡ tung, phân tiểu lẫn lộn, xú khí bốc lên lừng trời lừng đất, người ta sợ hãi, phải gói ghém thật kỹ, bỏ vào hòm đóng thật chặt, chôn sâu ba thước đất, bởi vì những hơi khí này rất độc. Dòi bọ hóa sanh lúc nhúc, ăn hết thịt tan đi, còn lại bộ xương phủ bụi, lâu ngày gân đứt rụng long, dần dần mủn tàn trả về cho đất.
Đây là thân phận chung của chúng ta dù già hay trẻ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, đẹp hay xấu ai cũng phải đến giai đoạn hoại diệt và chỉ có một mùi giống nhau là mùi hôi, một chất giống nhau là chất thối. Vậy mà chúng ta thường quên, tự cho mình là cao quý và thường còn nên mới tạo các ác nghiệp để bồi dưỡng và bảo vệ danh giá. Đức Phật khuyên chúng ta tập quan sát sự thật để trở về sống với sự thật, một khi đã có trí tuệ tức là không ngu si nữa, thì hai độc tham sân tiêu. Hạnh phúc của con người ở ngay chỗ giác tỉnh.
Người học Phật, không tự giác, cứ để tham sân đầy lòng, che lấp tánh linh, cả ngày dùng Phật tánh tịch chiếu của mình, như chiếc hồ nước đục kia, hão huyền hư vọng phân biệt cảnh ngoài, luống qua kiếp người vô ích, thật đáng xót thương!
Trích thư gửi chúng Viên Thông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm