Sự bất biến của luật nhân quả
Mọi sự vật trên thời gian đều phải chịu sự chi phối của luật nhân quả. Vạn vật đều giả ảo và vô thường, nhưng luật nhân quả thì lại là một chân lý vĩnh cửu và bất biến.
Nhân và quả có mối liên hệ mật thiết với nhau vì chúng hiện hữu cùng với nhau. Nhân trở thành quả, và quả này lại trở thành một nhân khác. Từ chuỗi nhân quả bất tận này chúng ta có thể thấy một hành động nguyên nhân không thể kết thúc trọn vẹn, và một nghiệp quả không phải là quả độc nhất. Sự phối hợp của nhân và quả tạo ra một chu trình tàn nhẫn, đó là vòng luân hồi sinh tử.
Một Bồ Tát là một người đã giác ngộ, và do đó hiểu rõ rằng mọi hành động đều sinh ra hậu quả. Các vị Bồ Tát rất thận trọng trong mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói và mỗi hành vi, để không gây ra nghiệp quả xấu trong tương lai cho chính mình.
Không giống như các Bồ Tát, chúng ta không hiểu những quy luật và những chân lý cuûa đời sống. Chúng ta chỉ có thể có một chút tri thức giới hạn và mơ hồ. Vì vậy mà chúng ta đã vô ý tạo ra nhiều nghiệp xấu nhưng lại không chịu hiểu tại sao mình lại phải chịu nhiều quả xấu, và đa số chúng ta không bieát hối hận mà lại còn đổ lỗi cho người khác đã gây ra tai họa cho mình. Sự không hiểu biết này lại tạo thêm nhiều nghiệp quả xấu nữa. Như vậy nhân và quả liên tục xuất hiện xung quanh chúng ta. Nếu không hiểu luật nhân quả chúng ta sẽ không nhận ra sự liên quan giữa những hành vi và những hậu quả.
Pháp môn niệm Phật giúp ta được tái sinh vào Tịnh Độ Tây Phương phù hợp với luật nhân quả. Khi thực hành pháp môn này, vì lợi ích của mình, chúng ta sẽ tránh tạo thêm nghiệp xấu, chỉ có những hành vi tốt đối với người khác, và đó chính là điều mà các Thầy Tổ cùng các Hiền Thánh đã khuyến khích chúng ta làm.
Với pháp môn Tịnh Độ, chúng ta có thể mang nghiệp hiện hành của mình tới cõi tịnh Tây Phương. Có một điều chúng ta cần phải hiểu là nghiệp hiện hành ở đây là nghiệp "cũ" chứ không muốn nói nghiệp "mới". Những nghiệp "mới" được tạo trong hiện tại thì không thể mang tới Tịnh Độ Tây Phương được. Nghiệp mới tạo lại là những chướng ngại cản trở chúng ta vãng sinh Tịnh Độ. Nghiệp cũ là những nghiệp xấu mà chúng ta đã tạo trước khi học và thực hành Phật giáo.
Khi hiểu như vậy, chúng ta phải quyết định không tạo thêm nghiệp xấu nữa để có thể hoàn toàn giải thoát. Còn nếu nghĩ rằng chỉ cần niệm Phật là sẽ được tái sinh trong cõi tịnh chứ không phải tránh tạo nghiệp xấu thì như vậy là sai lầm. Người ta nói rằng trong mười ngàn người thực hành pháp môn niệm Phật chỉ có vài người được sinh vào Tịnh Độ Tây Phương. Tại sao vậy? Tại vì đa số người ta không chịu ngừng tạo nghiệp xấu trong kiếp hiện tại. Rốt cuộc, dù có tụng kinh niệm Phật bao nhiêu họ cũng không thể tái sinh vào cõi tịnh được. Họ vẫn còn phải chịu nghiệp quả trong sáu cõi luân hồi. Đây là một điều quan trọng mà chúng ta cần phải khắc cốt ghi tâm.
Để tu theo Phật giáo, chúng ta cần phải phát Bồ Đề tâm (Bodhi mind), hiểu rõ những quy luật và chân lý của cuộc đời, là tâm đại từ bi, nguyện đạt giải thoát để có thể giúp chúng sinh cũng được giải thoát. Khi phát Bồ Đề tâm, chúng ta quyết định không tạo mọi nghiệp ác chỉ tạo thiện nghiệp và thực hành mọi đức hạnh.
Bồ Đề tâm đại bi tâm và thành thực tâm là tâm vô vị kỷ, hoạt động vì lợi ích của chúng sinh, không mong cầu được đền ơn đáp nghĩa. Với Bồ Đề tâm, chúng ta sẽ có thể phụng sự chúng sinh cũng như nghĩ tới lợi ích của bản thân hay của gia đình mình. Khi thực hành tu tập với Bồ Đề tâm, chúng ta sẽ hóa giải được những nghiệp quả xấu.
Sự thật thì chúng ta không xóa bỏ được những món nợ nhân quả của mình, mà chỉ có thể chuyển nghiệp quả xấu thành phúc lợi trong cõi người và cõi trời, và do đó chỉ có tính cách tạm thời, vẫn còn phải chịu luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, việc chuyển hoùa này có thể tương đương với sự giải trừ nghiệp xấu khi chúng ta chuyển hóa, phiền não thành bồ đề tâm, hay chuyển luân hồi thành niết bàn (transformation is equivalent to elimination to transform our afflictions into the Bodhi mind. It is transform the cycle of birth and death into the state of Nirvana). Trong tiến trình chuyển hóa này, đức hạnh của chúng ta trở thành tinh truyền và hoàn hảo khi chúng ta đắc Phật Quả viên mãn.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật nói rằng chúng sinh đều có những đức tính và trí huệ của chư Phật. Nói cách khác, chúng sinh đều có Phật tánh tức chân tính nguyên thủy vốn có của chúng ta, tạm thời bị che phủ bởi vô minh, vọng tưởng phân biệt, và ái dục. Đắc Phật Quả có nghĩa là làm cho chân tính hiển lộ, là đạt trạng thái trí huệ hoàn hảo. Khi đó, đức hạnh, tài năng và phúc lợi cũng sẽ hoàn hảo. Vậy, khi mọi phương diện đều hoàn hảo, chúng ta sẽ thành Phật.
Nhưng tại sao trong hiện tại đời sống của chúng ta lại khó khăn như vậy? Tại vì chúng ta vẫn còn phiền não, tức những vọng niệm phân biệt và những chấp thủ. Phiền não gây ra đau khổ cho thân thể và tâm trí. Chấp thủ là sự bám giữ vào những đối tượng hay những ý tưởng nào đó, và do đó gây ra ái dục, ý tưởng vị kỷ và ganh tị, muốn điều khiển và sở hữu người khác. Vì những điều này mà chúng ta bám giữ vào những ý nghĩ về những gì đã xaûy ra, những gì mình nhớ, những gì mình đã tưởng tượng. Chúng ta bị những ý nghĩ này lôi cuốn mà không thể ngừng lại được.
Chúng ta cần phải chấm dứt những sự chấp thủ này vốn đã làm cho mình đau khổ hay sân hận, đã gây ra những cảm xúc mạnh, không để cho tâm mình được an lạc. Vậy chúng ta phải làm sao? Là những người bình thường, hay phàm phu, chúng ta vẫn còn lệ thuộc những ý nghĩ và những cảm xúc có tính cách chấp thủ, vậy ngay khi nhưõng ý nghĩ này phát khởi, chúng ta hãy thay thế chúng bằng câu niệm "A Di Đà Phật". Chúng còn xuất hiện chúng ta còn niệm "A Di Đà Phật". Chúng ta có thể thực hành phương pháp giải trừ vọng niệm này ở bất nơi đâu và bất kỳ lúc nào.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm