Thứ ba, 23/02/2021, 13:54 PM

Sư cô Thích Tâm Trí - Ngọn lửa nhỏ ấm áp của người xa xứ

Chia sẻ từng bữa cơm, nâng đỡ hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ đưa tro cốt của những người xấu số về nước… đã trở thành công việc thường ngày của Sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản.

Thời gian vừa qua, đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới chao đảo, và sự bất an dường như bao trùm cả thế giới. Nhưng cũng từ trong sự bất an đó, con người dường như nhận ra những chân giá trị trong hoàn cảnh khắc nghiệt mang tính toàn cầu.

Hơi ấm từ những việc làm của Sư cô Thích Tâm Trí lan tỏa rộng ra, vừa là tình người, tình đồng hương, vừa là lòng trắc ẩn, ấp ôm làm dịu những nỗi lo sợ, cơn đói của những người sống nơi đất khách quê người.

Sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản.

Sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản.

Nhật Bản hỗ trợ Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả sau lũ

Điểm tựa cho những tâm hồn

Từ những năm 2010 trở về trước, tụ điểm sinh hoạt tinh thần cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hầu như rất ít. Nhưng sau thời gian này, hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh dành cho cộng đồng người Việt tại Chùa Nisshinkustu có ở Tokyo đã bắt đầu nhen nhóm. Ngôi chùa do Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi lập nên và lúc đó Ni Cô Thích Tâm Trí vừa theo học Nghiên cứu sinh Phật học vừa giúp Hòa thượng những công việc của Chùa.

Tháng 3/2011, Nhật Bản bao trùm đau thương bởi thảm họa kép động đất và sóng thần. Trong thảm họa này, nhiều bà con người Việt cũng bị ảnh hưởng. Chùa Nisshinkustu đã giúp đỡ hơn 100 học sinh, sinh viên, tu nghiệp sinh vượt qua thảm họa, vượt qua những cú sốc về tinh thần. Từ đó, hàng loạt các hoạt động liên quan đến người Việt Nam như ủng hộ sinh viên tại Hà Nội sang Nhật Bản giao lưu văn hóa; đón tiếp các đoàn từ trong nước sang tham quan, tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản…được nở rộ.

Cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản phát triển rất mạnh mẽ trong những năm qua. Và năm 2018, để mở rộng thêm nơi sinh hoạt tinh thần cho cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi và sự đóng góp tích cực của Sư Cô Thích Tâm Trí, một ngôi chùa mang tên Đại Ân Honjo đã hình thành tại tỉnh Saitama. Thêm một nơi sinh hoạt tâm linh, một chỗ đi về cho những người con Việt đủ mọi tầng lớp, hoàn cảnh, không phân biệt địa vị quây quần quanh năm.

Theo Sư cô Thích Tâm Trí, Tết cổ truyền năm nào những ngôi chùa này đều cũng hoan hỉ đón bà con người Việt đến chùa lễ Phật cầu an đầu năm. Từ cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản và bà con người Việt khắp nơi trên Nhật Bản từ Yokohama, Saitama, Gunma, Chiba… đều tụ hội về. Có những bà con đến rất sớm giúp nhà chùa quét dọn, lau chùi tượng Phật,… để chuẩn bị đón Xuân mới. Không chỉ là nơi linh thiêng, mà đây cũng trở thành một gia đình lớn đầy đủ người thân, không khí và hồn cốt Việt. 

Bằng những việc làm của mình, hình ảnh và tên gọi Sư cô Thích Tâm Trí trở nên gần gũi không những đối với cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản, người Việt Nam trong nước, mà còn là Fan của nhiều người Nhật Bản và truyền thông.

Bằng những việc làm của mình, hình ảnh và tên gọi Sư cô Thích Tâm Trí trở nên gần gũi không những đối với cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản, người Việt Nam trong nước, mà còn là Fan của nhiều người Nhật Bản và truyền thông.

Ấm lòng ngôi chùa Nhật Bản cưu mang người Việt khó khăn vì Covid-19

Xoa dịu những đau thương, mất mát

Tính đến hết năm 2020, số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới hơn 420.000 người. Và những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã làm cộng đồng Việt tại Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những nạn nhân xấu số về với cõi tạm bởi bệnh tật, tai nạn…thì có rất nhiều du học sinh, thực tập sinh mất việc làm, không có thu nhập, chật vật với cuộc sống.

Sư cô Thích Tâm Trí đã chủ động hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, kêu gọi nhiều tổ chức, cơ quan của Nhật Bản giúp đỡ cộng đồng người Việt. Từ năm 2012 đến nay, Sư cô đã trực tiếp cầu siêu, làm lễ hỏa táng, đưa thi hài, tro cốt về Việt Nam cho hàng trăm trường hợp không may bị chết tại Nhật Bản. Tại ngôi chùa Nisshinkutsu dành cho người Việt Nam có ở Tokyo, có hơn 200 bài vị của những người Việt xấu số được bày cúng. Hàng năm, Hội cũng tổ chức cầu siêu cho hương linh các anh hùng, liệt sỹ hy sinh để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Làn sóng Covid-19 như một thảm họa càn quét khắp thế giới. Sư cô Thích Tâm Trí đã không quản ngày đêm chăm lo cơm nước cho những hoàn cảnh khó khăn, đến tặng quà cho du học sinh, thực tập sinh…và cao cả hơn nữa: “Hôm nay tiễn 4 bạn về nước mà không cần mua vé máy bay. 4 hoàn cảnh khác nhau. Em thì ở tận Hokkaido, em thì ở tận Hyogo, em thì ở Shizuoka, em thì ở Kanagawa. Vừa được về đến Chùa, các bạn đang sinh sống tại Chùa liền cấp tốc chuẩn bị cơm nước hoa quả để cúng các em.

Các bạn ở chùa rất thành tâm. Có bạn còn nói rằng hương linh em từ Hokkaido về đói và mệt lắm, nên tranh thủ đơm cơm lên cúng nhanh lên.

Thế là có đầy đủ cơm nước hoa quả cúng các em. Thế giới tâm linh là thế giới hiện hữu trong tâm thức của mỗi người con của Phật với triết lí yêu thương từ bi vô ngã và vị tha.

Từ tháng 4 đến giờ mất đến 36 bạn trẻ. Cứ mỗi lần nghe tiếng niệm Phật tiễn biệt các em, mà cảm thấy nhói đau vô hạn.

Nguyện cầu Phật lực phóng quang tiếp dẫn hương hồn các em siêu thoát sớm về quê cha đất mẹ.

Bên kia bờ Việt Nam, bao gia đình đang thắp thỏm đau xót nghẹn ngào khi nhận hũ cốt di ảnh, bài vị. Thế giới điêu linh vô vàn đau thương.”

Gạt nước mắt, Sư cô Thích Tâm Trí lại vội vàng quyên góp, nhận hỗ trợ rau, mì… từ các nơi, tổ chức, bon bon làm đồ chay bán lấy tiền… rồi lại đến tận nơi du học sinh, thực tập sinh người Việt, người Nhật Bản gặp khó khăn để trao quà, thăm hỏi, động viên. Hàng nghìn người đã có sự chia sẻ ấm áp đó.

Không chỉ tại Chùa, còn cả những nơi Sư cô vận động được, hàng trăm người Việt đã có chỗ ăn, chỗ ở trong dịch Covid-19. Nỗi sợ hãi, bất an dường như đã qua đi, và sinh lực mới cho cuộc sống mới lại được nhen nhóm từ vóc dáng bé nhỏ nhưng tràn ngập yêu thương Thích Tâm Trí.

Trong mỗi giai đoạn, đều có những con người như thế, thầm lặng chắt chiu yêu thương để chia sẻ, coi niềm vui, hạnh phúc của người khác là của mình.

Trong mỗi giai đoạn, đều có những con người như thế, thầm lặng chắt chiu yêu thương để chia sẻ, coi niềm vui, hạnh phúc của người khác là của mình.

Nhật Bản hỗ trợ Thừa Thiên - Huế khắc phục hậu quả sau lũ

Ngọn lửa nhỏ ấm áp

Bằng những việc làm của mình, hình ảnh và tên gọi Sư cô Thích Tâm Trí trở nên gần gũi không những đối với cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản, người Việt Nam trong nước, mà còn là Fan của nhiều người Nhật Bản và truyền thông.

Anh Seiichi Kuriki, công tác tại Đài NHK, Nhật Bản có rất nhiều cảm xúc khi nói về Nhà sư Thích Tâm Trí: “Tôi đánh giá những hoạt động của Nhà sư Thích Tâm Trí rất cao. Nhờ những hoạt động tích cực của Nhà sư, các bạn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản có thể có được hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết. Không chỉ đối với những người đã và đang gặp khó khăn, mà còn đối với những người vẫn chưa gặp khó khăn gì, sự tồn tại của Nhà sư Thích Tâm Trí ở Nhật Bản là một điều may mắn đối với những người xa xứ. Với khuôn mặt lúc nào cũng dịu dàng, Nhà sư thực là chỗ dựa tinh thần không chỉ đối với tín đồ Phật giáo, mà còn có thể an ủi mọi người bớt lo lắng về cuộc sống ở Nhật.”

Câu chuyện về Sư cô Thích Tâm Trí phủ sóng liên tục trên NHK, truyền hình TBS, Radio TBS, báo Asahi, Mainichi… như một nét văn hóa, tích cách đầy yêu thương của dân tộc Việt, con người Việt. Nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy bao dung, ít quốc gia, khu vực nào có được.

“Một người mẹ hiền với trái tim vô cùng ấm áp đã và đang sưởi ấm biết bao nhiêu người con xứ Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản, đó chính là sư cô Thích Tâm Trí.

Người mang lòng từ bi, nhân ái, vị tha để cứu tất cả chúng sinh, không phận biệt ai cả. Tất cả mọi người chúng ta dù đang sống ở nơi đâu cũng vậy, hãy yêu thương mình và yêu thương mọi người, cùng nhau cứu độ tất cả chúng sanh để rồi cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống, đau khổ của đời trần này.”

Không chỉ Nguyễn Vũ Hạnh Duyên, một người Việt Nam sống lâu năm ở Nhật, có tâm sự như trên, mà còn có rất nhiều người khác, trong đó có cả những lãnh đạo người Việt Nam, người Nhật Bản đều dành những lời tốt đẹp về những hoạt động của Sư cô đóng góp cho tăng cường quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, cho cộng đồng Việt…

Trong mỗi giai đoạn, đều có những con người như thế, thầm lặng chắt chiu yêu thương để chia sẻ, coi niềm vui, hạnh phúc của người khác là của mình. Sư cô Thích Tâm Trí sẽ đồng hành và chia sẻ với nhiều người, trong mọi khoảnh khắc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm