Sự đáng sợ của vòng luân hồi
Vòng luân hồi (saṃsāra) thật đáng sợ.
Một chúng sanh, sanh ra rồi chết đi, cứ như thế sanh rồi chết liên tục từ cõi này đến cõi khác không ngừng nghỉ. Không thể biết khi nào nó kết thúc, vì luân hồi không có khởi đầu cũng không có kết thúc. Sau khi sanh ra, người ta lớn lên, có được kiến thức, kinh nghiệm, rồi họ lại chết đi và tái sanh trong thai bào của người mẹ.
Nhìn vào tiền kiếp của một người, người mẹ trong tương lai có thể chỉ bằng tuổi cháu của họ. Nhưng nghiệp thật kỳ lạ! Khi thụ thai, chúng sanh trong bụng mẹ không sở hữu trí tuệ hay khả năng nào trong tiền kiếp, ít nhất là cho đến khi họ thấy được được sáng và sống sót được qua những năm đầu đời. Dần dần, họ lớn lên và phải chăm chỉ làm việc để kiếm sống.
Trong khi đang kiếm sống, người ta có thể bị bịnh bất kỳ lúc nào. Đây là cái khổ. Hoặc trong cuộc sống sinh tồn, người ta có thể bị đối thủ hãm hại. Đây lại là một cái khổ khác. Đau khổ đè nặng lên chúng sanh bất cứ khi nào người ta không có được những gì họ muốn, và cuối cùng, cái già sẽ ập đến. Sau đó, bịnh tật sẽ chấm dứt sanh mạng của chúng sanh ấy. Đây là cách cái khổ cuối cùng diễn ra trong một kiếp nhân sinh.

Đau khổ trong cõi thú còn rõ ràng hơn. Các con thú hiếm khi chết tự nhiên. Gà, vịt, gia súc, heo, v.v… bị giết để làm thực phẩm cho người. Cuộc sống của loài thú còn khổ hơn rất nhiều. Đầu tiên, chúng là vật chở đồ, phục vụ cho con người, và sau đó, chúng lại bị giết để làm thức ăn. Cuộc sống trong rừng cũng bất an không kém, vì ở đó, kẻ yếu sẽ trở thành thức ăn cho kẻ mạnh.
Bên cạnh cõi thú, còn có những chúng sanh trong đọa xứ (apāya), địa ngục (naraka). Các loài ngạ quỷ (peta) và A-tu-la (asura) cũng phải chịu nhiều đau khổ. Những chúng sanh nhờ thiện nghiệp tái sanh trong cõi người cho rằng, họ không liên quan gì tới những chúng sanh trong khổ cảnh. Những hãy suy nghĩ điều đó một cách có trí tuệ. Nếu người nào không tin vào nhân quả của hành động thiện (kusala) và bất thiện (akusala), họ sẽ tự do làm bất cứ điều gì mà mình muốn. Đó là những người đang chờ đợi rơi vào khổ cảnh.
Người ta có thể nói rằng, mình sẽ tìm thấy hạnh phúc trên cõi trời. Tuy nhiên, những vị trời cũng cảm thấy buồn chán khi không thể có được những điều mà mình mong muốn. Khi một vị trời (deva) chết với những mong cầu chưa được đáp ứng, vị ấy có thể sanh khởi những tâm bất thiện, và chính tâm bất thiện đó sẽ kéo vị trời ấy xuống đọa xứ.
Còn nếu thiện nghiệp cho quả, vị trời ấy có thể tái sanh trong cõi người, và người ấy cũng không thể nào thoát khỏi đau khổ của già, bịnh, chết. Họ sẽ chịu cảnh khổ như vậy trong vô số kiếp, lang thang vô tận trong vòng luân hồi. Sự suy nghĩ này không phải do đức tin mù quáng vào thuyết tái sanh, mà là để tôn trọng luật nhân quả được trình bày trong pháp Duyên Khởi.
Nếu ai thực sự nghiên cứu về luật nghiệp báo, họ có thể nhận ra rằng, vòng luân hồi thực sự là rất thống khổ. Chính vì thấy được như vậy, mà một thiện tín mới xuất gia để thực hành pháp giải thoát khỏi những đau khổ của sự hiện hữu.
Giảng giải Kinh Giữ Giới (Sīlavantasutta)
Dhana Pālak (soạn dịch)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Sự đáng sợ của vòng luân hồi
Phật giáo thường thức
Vòng luân hồi (saṃsāra) thật đáng sợ.

Nói dối do tâm tham và nói dối do tâm sân khác nhau như thế nào?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Nói dối do tâm tham tạo và nói dối do tâm sân tạo khác như thế nào?

Vì sao “oan ức không cần biện bạch”?
Phật giáo thường thức
Mẹ con bị người thân mắng oan nhưng vì đó là người bề trên nên mẹ con không cãi lại mà nhẫn nhịn nhưng cái nhịn đó trở thành một tảng đá lớn trong lòng vô cùng khó chịu và đau khổ không thôi suốt một thời gian...

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất
Phật giáo thường thức
Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.
Xem thêm