Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/05/2023, 17:03 PM

Sự khác biệt giữa hai chữ Phật và chữ Bụt

Như chúng ta đã biết đạo Phật là đạo giác ngộ. Đức Phật ngồi thiền định dưới cội bồ-đề mà được giác ngộ. Ngài đi giáo hóa khắp nơi để truyền đạo giác ngộ này. Nhưng sao chúng ta không gọi là đạo giác ngộ mà gọi là đạo Phật. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác, dha là người.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Người giác ngộ đi truyền bá đạo giác ngộ. Nhưng nếu giải nghĩa chữ Phật là giác ngộ thì sợ người ta hiểu lầm. Bởi có những người làm ăn bất chánh không lương thiện, khi có ai nhắc nhở dạy bảo, họ bỏ điều bất chánh trở thành người lương thiện thì người ta sẽ nói anh ấy đã giác ngộ rồi. Giác ngộ đó chỉ có nghĩa là bỏ cái xấu, cái dở để trở thành người tốt thôi. Nếu hiểu đạo Phật theo nghĩa giác ngộ như vậy thìđánh giá quá thấp đạo Phật, làm mất giá trị siêu thoát của đạo Phật. Bởi vậy trong nhà Phật để nguyên từ "Phật".

Nói Phật chắc quí vị sẽ có nghi. Tại sao bây giờ chúng ta nói đức Phật mà hồi xưa ông bà tổ tiên chúng ta lại nói là Bụt. Như vậy nói Bụt trúng hay nói Phật trúng? Từ Bụt cho chúng ta thấy đạo Phật được trực tiếp truyền vào Việt Nam từ những vị Sư Ấn Độ. Ngày xưa ở miền Bắc vùng Luy Lâu rất phồn thịnh, các sư người Ấn theo tàu buôn đến đó truyền bá. Các ngài trực tiếp dạy người dân biết đạo Phật, và đức Phật được gọi là Bụt. Bụt nguyên là Bud, đọc trại đi một tí thành Bụt. Đọc Bụt nghe gần hơn, còn đọc Phật nghe xa quá. Vậy đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam gốc từ người Ấn truyền sang, chớ không phải từ Trung Hoa truyền sang buổi đầu.

Tại sao bây giờ chúng ta đọc là Phật? Ở Trung Hoa từ đời Tống đến đời Minh có in những Tạng kinh dịch từ chữ Phạn, chữ Pali ra chữ Hán rồi tặng cho Việt Nam. Đời Trần được tặng một Tạng kinh và sau này chúng ta cũng có thỉnh thêm những Tạng kinh từ Trung Hoa. Chữ Buddha người Trung Hoa dịch gồm một bên chữ nhân đứng, một bên chữ phất. Như vậy Phật là phát sanh từ chữ Hán mà ta đọc theo âm Việt Nam là Phật hay Phật-đà.

Nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ viên mãn tuyệt cùng, chớ không phải sự giác ngộ thông thường của thế gian, vì e người ta hiểu lầm nên để nguyên âm là Phật, chớ không nói là giác ngộ. Giờ đây chúng ta học Phật phải dùng những từ gần thời hiện tại (chữ Phật) như giác ngộ, trí tuệ để dễ thâm nhập hơn.

Vì vậy chúng ta phải hiểu tường tận gốc của đạo Phật là giác ngộ viên mãn. Nên người tu Phật lúc nào cũng phải thuộc lòng Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Nói đến Phật là nói đến sự giác ngộ viên mãn, tức giác ngộ tròn đầy không thiếu khuyết một góc cạnh nào.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niệm Phật noi gương Phật

Kiến thức 20:35 08/05/2024

Khi chúng ta niệm Phật/ Phải quán đức hạnh Ngài/ Phật là người tỉnh thức/ Trí sáng như mặt nhựt;

Bảy tình trạng của cuộc sống

Kiến thức 20:28 08/05/2024

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi tình trạng riêng, nhưng khi quán sát, Đức Phật nhìn thấy cuộc sống của con người không nằm ngoài bảy tình trạng được ví như một người rơi xuống nước (Kinh Trung A-hàm, số 4, kinh Thủy dụ).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 11:26 08/05/2024

Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Ý nghĩa Phật đản sanh (Phật đản PL.2568 - DL.2024)

Kiến thức 10:20 08/05/2024

Cách đây 2648 năm, vào ngày trăng tròn tỏ rạng của tháng Vesak thiêng liêng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ấn Độ xưa, nay là Nepal.

Xem thêm