Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự mầu nhiệm của việc quán niệm nhân - duyên - quả

Mỗi con người đều sinh ra với một tài năng và cá tính khác biệt. Tài năng và cá tính đó sẽ biến đổi theo thời gian và không gian mà con người đó lớn lên.

Audio

Sự biến đổi của tài năng và cá tính theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ quyết định tương lai của người đó trên mặt đất cũng như trong tâm hồn. Tài năng và cá tính là NHÂN, qua điều kiện phát triển là DUYÊN, sẽ hình thành một tương lai tương ứng gọi là QUẢ.

Số phận con người, dù quý hay tiện, giàu hay nghèo, lạc hay khổ, không gì khác hơn là kết quả của một quá trình NHÂN-DUYÊN-QUẢ. Nhân không đủ duyên, nhân sẽ không cho quả. Duyên không có nhân, duyên cũng trở về không.

Mọi biểu hiện đều thuận quy luật nhân-duyên-quả

Mọi biểu hiện đều thuận quy luật nhân-duyên-quả

Ngồi yên, nhìn lại những kết quả cuộc đời mình mà mình trải nghiệm, có kết quả nào mà không có nhân duyên đâu. Có khi mình là nhân; có khi người là duyên. Có khi người là nhân; có khi mình là duyên. Đủ nhân duyên, mình trải nghiệm kết quả. Chỉ là thế. Người cũng vậy. Mình, người và muôn nghìn sinh thể khác đều hiện hữu và trải nghiệm chính kết quả mà tự thân đã mang nhân. Không có ai cho mình kết quả. Mọi điều kiện chỉ là duyên. Mà chỉ có duyên không thì làm sao có kết quả. Ai đó hay môi trường nào đó có hơn cả tuyệt vời đi chăng nữa thì cũng sẽ chẳng kết quả gì, nếu mình không có làm gì tương ứng.

Mình cũng giống như một thân cây trong một rừng cây. Rừng cây cùng nhau tạo nên độ mầu mỡ cho đất. Rừng cây che nắng, giữ nước và giúp nhau đứng thẳng và vững trước gió. Nhưng mỗi thân cây phải có bộ rễ đủ khoẻ để nuôi chính mình. Rừng cây sẽ làm những gì có thể làm cho từng thân cây. Nhưng mỗi thân cây phải tự làm công việc lớn lên của mình là hấp thu dinh dưỡng nuôi mình qua bộ rễ mình có.

Vì thế, nếu có một trải nghiệm nào đó chưa trọn vẹn, chưa như ý đi qua đời mình, mình đừng có quá bi quan và tự khổ. Mình cần bình tĩnh thấy mình trong kết quả mà mình trải nghiệm. Thấy NHÂN, DUYÊN và QUẢ của nó. Mình tập khách quan nhìn lại để sáng suốt và có trách nhiệm. Khi mình thấy được cái nhân tương ứng từ tâm thức và thân xác mình trong kết quả mà mình trải nghiệm, mình sẽ bắt đầu có lối ra. Mình có thể thiết kế lại cuộc đời mình dựa trên bài học mà mình trải nghiệm. Mình sẽ không khổ thêm khổ bởi đỗ lỗi, tự trách và oán hận. Mình biết kết quả như trải nghiệm là tất yếu và sớm muộn gì cũng đến vì đã đủ NHÂN-DUYÊN. Mình chấp nhận, xin lỗi mình một cách có ý thức và bắt đầu làm mới mình cho một tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sự mầu nhiệm của việc quán niệm nhân - duyên - quả

Phật giáo thường thức 09:48 17/06/2024

Mỗi con người đều sinh ra với một tài năng và cá tính khác biệt. Tài năng và cá tính đó sẽ biến đổi theo thời gian và không gian mà con người đó lớn lên.

Phật cho thiền định, giải thoát, Niết-bàn

Phật giáo thường thức 08:32 17/06/2024

Cốt lõi của kinh Pháp hoa mà Tổ Phước Huệ đã nhận ra rằng trên bước đường tu hành của chúng ta, dù xuất thân từ giai cấp nào của xã hội, cũng phải thực dạ tu hành và được Phật công nhận hộ niệm thì chúng ta cũng trở thành bạn của các vị Hiền thánh, La-hán, Bồ-tát.

Cực lạc và Niết-bàn trong hiện tại

Phật giáo thường thức 08:18 17/06/2024

Một trong những đặc tính quan trọng của giáo pháp Đức Phật là giúp người hành trì có được an lạc trong hiện tại. Những người không hiểu Phật pháp thường cho rằng tu theo đạo Phật là hướng đến một thế giới khác, đó là cõi Cực lạc hay Niết-bàn.

Có nên phân biệt khi bố thí và cúng dường?

Phật giáo thường thức 17:30 16/06/2024

Vừa qua, tôi gặp một người hành khất liền bố thí và nghĩ rằng làm phước thì việc nào cũng tốt. Tuy nhiên, bạn tôi nói rằng “từ bi phải có trí tuệ”, phải biết cái nào phước lớn, biết người nào nên và không nên cho, để tránh người khác lợi dụng lòng tốt của mình.

Xem thêm